ĐBQH nói về dịch vụ đòi nợ thuê: nên quản chặt chứ không cấm

Ngày 15/11, trong phiên thảo luận về Luật Đầu tư sửa đổi, các ĐBQH đã đưa ý kiến về việc đưa ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh (Ảnh: quochoi.vn)

Trước một số ý kiến cho rằng dịch vụ đòi nợ thuê nên bị cấm vì có biến tướng phức tạp, hoạt động theo kiểu xã hội đen, có hậu quả xã hội lớn; thì phần nhiều các ĐBQH không muốn cấm hẳn dịch vụ này, thay vào đó nên có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên thời gian qua do chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ về các yêu cầu, điều kiện phải tuân thủ đối với hoạt động này nên đã nảy sinh một số trường hợp biến tướng, lạm dụng, có dấu hiệu vi phạm trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. 

Vì vậy, ông Thanh đề nghị không nên cấm đối với hoạt động kinh doanh này, thay vào đó, cần bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này. 

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với quan điểm trên, cho rằng đòi nợ cũng là dịch vụ của cơ chế thị trường, thông qua tổ chức hợp pháp để đòi là văn minh, và không nên thấy vài vụ việc tiêu cực xảy ra mà chuyển từ cực này sang cực khác.

“Luật phải quy định cụ thể ai được làm và làm thì cần tuân thủ cái gì, vi phạm thì xử lý ra sao chứ cấm là không hợp lý”, ông Hiển phát biểu.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Lê Công Nhường – Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bình Định khẳng định dịch vụ đòi nợ là nhu cầu có thực của xã hội, vì vậy nếu cấm thì sẽ biến tướng, ví dụ như hoạt động tín dụng đen. Do vậy, ông cho rằng nên xây dựng pháp luật đủ để quản lý chứ không nên cấm.

Ông Nguyễn Phi Long – Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế đề nghị cần có đánh giá tác động nhiều chiều trước khi quy định cấm hay không. Nếu do quản lý nhà nước chưa tốt thì phải bổ sung quy định để đảm bảo hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP HCM cũng cho rằng dẹp bỏ vì quản không được, vì có biến tướng trong khi mà nhu cầu xã hội vẫn có thì về mặt quản lý nhà nước là không được.

Thanh Thuỷ

Xem thêm:

Thanh Thuỷ

Published by
Thanh Thuỷ

Recent Posts

IAEA rút thanh tra viên hạt nhân khỏi Iran do lo ngại vấn đề an toàn

Một nhóm thanh tra viên của IAEA đã rời Iran an toàn và đang trên…

5 phút ago

Nga giải thích lý do công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan

Ông Zamir Kabulov tuyên bố rằng việc Nga chính thức công nhận chính quyền Taliban…

14 phút ago

Hà Nội phân làn đường Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công

Từ ngày 4/7, TP. Hà Nội tổ chức phân làn trên đường Phạm Văn Đồng.…

29 phút ago

Trái tim và khối óc ghi dấu mọi giây phút nóng giận của chúng ta

John Hunter (1728–1793) là một trong những bác sĩ phẫu thuật lỗi lạc và có…

1 giờ ago

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 về thực trạng đàn áp xuyên quốc gia

Vào ngày 17 tháng 6, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố chung…

2 giờ ago

[VIDEO] 4 điều cổ huấn giúp nội tâm thông suốt

Khi gặp những trắc trở trên đường đời, hãy suy ngẫm bốn điều dưới đây,…

2 giờ ago