Theo Sawaco, để kéo giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống dưới 10% vào năm 2020 thì giá nước phải tăng trên 11% để bù chi phí đầu tư.
Sáng 24/10, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM và Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) có buổi làm việc về tình hình hoạt động của đơn vị này trong 9 tháng đầu năm 2017.
Trưởng phòng Kinh doanh-Dịch vụ khách hàng của Sawaco – ông Lê Hữu Quang cho biết theo quy hoạch cấp nước, hiện mỗi ngày Sawaco mua sỉ 1,15 triệu m3 nước sạch từ năm đơn vị đối tác, gồm BOO Bình An, Thủ Đức 2, Kênh Đông, Thủ Đức 3 và Tân Hiệp. Số nước này chiếm 70% nhu cầu nước sạch hòa mạng lưới cấp nước của TP.
Theo Sawaco, giá nước mua từ các đối tác bên ngoài luôn cao hơn giá thành từ các nhà máy nước của Sawaco và tăng theo hàng năm do biến động, trượt giá. Trong khi đó, giá nước bán ra lại chưa được điều chỉnh khiến Sawaco gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, theo Sawaco, hóa đơn kỳ 9-2017, có 8% khách hàng được gắn đồng hồ nhưng không sử dụng (109.000 khách hàng) và 11% khách hàng (khoảng 150.000 khách hàng) sử dụng ít (dưới 4 m3/tháng). Những khách hàng sử dụng ít và không sử dụng nước sạch do được khai thác nước ngầm. Do đó, lượng nước sản xuất ra nhiều nhưng không được tiêu thụ buộc Sawaco giảm công suất nhà máy nước thuộc tổng công ty để đảm bảo sản lượng bao tiêu của các nhà đầu tư bên ngoài trong khi giá lại rẻ hơn.
Ông Quang cho hay tỷ lệ thất thoát nước hiện nay là 26,3%. Theo chỉ đạo của Thành ủy cần kéo giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống còn 10% vào năm 2020. Để làm được việc này, khối lượng, giá trị đầu tư sẽ đặc biệt lớn. Nếu đưa những khoản chi phí này vào giá thành thì giá nước phải tăng trên 11%.
Nếu giảm tỷ lệ thất thoát đến năm 2020 còn 23% thì giá trị đầu tư không quá lớn, giá nước sẽ “mềm” đi – đại diện Phòng Kinh doanh-Dịch vụ khách hàng của Sawaco cho hay.
Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Thị Dung không đồng tình với cách đưa lượng nước thất thoát vào lộ trình tính giá nước, vì đây là lỗi quản lý, điều hành.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP nhận định việc tăng giá nước theo lộ trình cần phải tính đúng, tính đủ trong khi tỷ lệ thất thoát nước vẫn cao (26,3%) thì người dân chưa hài lòng. Ông Tuyến cho rằng cần phải có những vùng cấm khai thác nước ngầm nếu ảnh hưởng đến môi trường, khí hậu chứ không thể vì lo ngại ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng. Nếu không làm nghiêm túc thì đầu tư tốn công tốn của mà người dân vẫn không sử dụng nước sạch.
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…