Theo nghiên cứu, người sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện đóng góp 6-8% tổng số vụ tai nạn giao thông.
Ngày 16/1, Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức tổ chức Hội thảo công bố nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Tại Hội thảo, Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, trưởng nhóm nhóm nghiên cứu cho biết nhóm đã thực hiện quan sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe tại 9 địa điểm thuộc khu vực TP.HCM và Bình Dương.
Kết quả cho thấy trong những người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện, khoảng 6% người dừng hẳn xe vào lề đường, 33% chuyển vào làn giáp lề và đi chậm lại, còn khoảng 61% vẫn giữ tốc độ xe chạy như các xe khác trên đường.
Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện cao nhất rơi vào nhóm lái xe tải (50%), tiếp đến là nhóm lái xe con (39%), nhóm lái xe khách/xe buýt (37%) và thấp nhất là nhóm lái xe máy (8%). Người điều khiển xe đạp điện sử dụng điện thoại cao gấp khoảng 32-38 lần so với người đi xe máy và xe đạp.
Ngoài ra, rất ít người gọi điện thoại dạng rảnh tay (handsfree) mà phổ biến là gọi điện thoại dạng cầm tay và nhắn tin. Trong vụ tại nạn giao thông, người sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện đóng góp 6-8% tổng số vụ.
Cũng theo một nghiên cứu thực nghiệm trên sa hình ô tô, việc sử dụng điện thoại khi đang lái ô tô có thể làm xác suất xảy ra tai nạn giao thông tăng cao gấp gần 3 lần so với trường hợp không sử dụng điện thoại.
Từ các kết quả trên, nhóm nghiên cứu đề xuất cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại di động cầm tay khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thông tin tại Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành không cấm sử dụng điện thoại trên ô tô mà mới chỉ cấm với người đi xe máy.
Tuy nhiên, ông Hùng nhìn nhận, việc sử dụng điện thoại cầm tay khi điều khiển phương tiện cơ giới là việc làm bị cấm trong Công ước quốc tế về Giao thông đường bộ mà Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện bởi sử dụng điện thoại cầm tay trên ô tô hay xe máy đều là hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
Theo đó, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ chuyển kết quả nghiên cứu tới các cơ quan có liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu các giải pháp phù hợp bao gồm hoàn thiện quy định pháp luật, hạ tầng kỹ thuật, kiểm tra giám sát thực thi.
Văn Duy
Xem thêm:
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…