Nhà máy nước sạch Hưng Thông (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) được đầu tư 25,8 tỷ đồng, hoàn thành nhiều hạng mục từ 4 năm trước, song vẫn “bỏ hoang” vì thiếu nguồn cung cấp nước thô…
UBND tỉnh Nghệ An hồi năm 2009 đã có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Quần thể lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông (huyện Hưng Nguyên) với tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng, gồm 13 hạng mục, trong đó có hạng mục xây dựng Nhà máy nước sạch Hưng Thông đặt tại xóm Hồng Hà, xã Hưng Thông.
Công trình nhà máy nước sạch Hưng Thông có tổng vốn đầu tư hơn 25,8 tỷ đồng, được giao cho UBND huyện Hưng Nguyên làm chủ đầu tư.
Ngày 31/12/2014, UBND huyện Hưng Nguyên có quyết định số 300 phê duyệt hồ sơ thiết kế và bản vẽ thi công Dự án xây dựng nhà máy nước sạch Hưng Thông.
Theo thiết kế được phê duyệt, nhà máy nước Hưng Thông có tổng mức đầu tư 25,8 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Cụm đầu mối (trạm bơm cấp I, II; hồ chứa nước thô, bể lắng; bể lọc; bể chứa nước sạch; nhà điều hành…); Mạng lưới đường ống cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (lắp đặt cho các hộ dân và các nơi tiêu thụ nước với tổng chiều dài dự kiến là 10.000m bằng ống nhựa).
Dự án có công suất 1.000m3/ngày/đêm, sau khi hoàn thành, nhà máy nước sạch Hưng Thông đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hơn 1.300 gia đình.
Năm 2018, dự án cơ bản hoàn thành với hệ thống nhà làm việc; hai hồ chứa; khu xử lý và đường ống dẫn nước (mạng lưới cấp nước cấp III)… Tuy nhiên từ đó đến nay, nhà máy chưa một lần vận hành.
Hiện cổng vào luôn khóa, phía trong im lìm, xung quanh cỏ mọc um tùm. Một số hạng mục có dấu hiệu xuống cấp, hoen gỉ, bể lắng trơ đáy, rêu mốc…
Nhiều người dân địa phương bức xúc bởi công trình hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang nhiều năm, trong khi họ chưa có nước sạch. Hiện họ phải sử dụng giếng khơi gần cánh đồng để sinh hoạt, trong khi đó nguy cơ ô nhiễm từ thuốc trừ sâu, nước bẩn từ chăn nuôi ngấm xuống giếng rất cao.
Ông Nguyễn Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Hưng Thông, cho biết nhà máy nước sạch Hưng Thông là công trình do huyện Hưng Nguyên làm chủ đầu tư, địa phương chỉ là đơn vị hưởng lợi.
Ông Phúc cho hay UBND xã từng nhiều lần có văn bản kiến nghị lên huyện tiếp tục đầu tư, hoàn thiện để nhà máy có thể đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, song chưa có kết quả.
Theo ông Phúc, Hưng Thông là địa phương thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, thậm chí là nước sản xuất nông nghiệp. Trước đây, khi khảo sát nhà máy, sông Hoàng Cần (nơi cung cấp nguồn nước thô của nhà máy) rất nhiều nước, tuy nhiên, những năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu nên có những thời điểm lòng sông khô cạn.
Còn theo người dân địa phương, sông Hoàng Cần rất ô nhiễm. “Nước ở đây quá bẩn, họ lấy nước này sản xuất ra, có cho không dân cũng không dùng”, một người dân nói.
Ông Thái Huy Dũng, Trưởng Ban quản lý Dự án đầu tư và Xây dựng huyện Hưng Nguyên, nói nguyên nhân việc nhà máy chưa thể đi vào hoạt động là do thiếu nguồn nước thô đầu vào để sản xuất.
Ngoài ra, đường ống cấp nước hiện tại mới chỉ là mạng lưới cấp nước cấp III, chưa vào tận nhà các hộ dân. Bên cạnh đó, tại địa phương vẫn chưa có đơn vị nhà nước nào đủ chuyên môn để quản lý vận hành nhà máy.
Hiện UBND huyện đang kêu gọi một số đơn vị vào để đầu tư, hợp tác vận hành nhà máy…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…