Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có diện tích khoảng 30.130 ha, gồm 37 xã và 3 thị trấn, quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 110.000 – 115.000 người.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có quyết định số 794 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040.
Về phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu, KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có diện tích khoảng 30.130 ha, gồm 37 xã và 3 thị trấn (một phần hoặc toàn bộ) các xã biên giới từ xã Đức Long (huyện Thạch An) đến xã Cần Nông (huyện Thông Nông).
Mục tiêu xây KKT thành một khu phát triển năng động, hiệu quả, có tầm quốc tế, là một cực tăng trưởng quan trọng – trung tâm phát triển kinh tế của vành đai kinh tế biên giới phía Bắc, trở thành động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc, phát triển biên mậu Việt – Trung,…
Về quan điểm, phát triển KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng gắn liền với xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị, hữu nghị, ổn định, bền vững của Việt Nam với Trung Quốc. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua khu kinh tế cửa khẩu.
Dự báo quy mô dân số: Đến năm 2030 khoảng 110.000 người – 115.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 30.000 – 35.000 người. Đến năm 2040 khoảng 125.000 – 130.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 50.000 – 55.000 người.
Dự báo quy mô đất đai: Đất các khu vực cửa khẩu 1.500 – 2.500 ha; đất xây dựng các khu vực phát triển đô thị khoảng 2.000 – 3.000 ha; đất xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp 1.000 – 1.500 ha; đất các khu dịch vụ, du lịch 2.000 – 3.000 ha; đất phát triển dân cư nông thôn khoảng 2.000 – 3.000 ha.
Nội dung quy hoạch cần đánh giá về điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội; các cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế; dân cư, lao động, điều kiện sống của nhân dân biên giới, nhu cầu phát triển thực tiễn dẫn đến sự cần thiết lập quy hoạch chung; hiện trạng sử dụng đất đai.
Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường; đánh giá hiện trạng đầu tư, tình hình triển khai các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư có liên quan đã được phê duyệt. Đánh giá sự phù hợp của các quy hoạch, dự án đang và dự kiến đầu tư,…
Bên cạnh đó, cần phân tích được vị thế trong vai trò đầu mối giao thông, trao đổi hàng hóa liên vùng của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đối với vành đai kinh tế biên giới Việt Trung, với Trung Quốc chủ yếu thông qua 2 tuyến hành lang (Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) và hành lang kinh tế dự kiến: Trùng Khánh – Quý Châu – Bách Sắc – Cao Bằng – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phân tích mối liên hệ tương hỗ giữa Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng với các khu vực cận kề, nghiên cứu quan hệ đối ngoại với các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
Đồng thời, dự báo phát triển về kinh tế – xã hội, dân số, động lực phát triển, dự báo sự thay đổi của môi trường tự nhiên do sự tác động của đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội, dự báo nhu cầu sử dụng đất, quy mô các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu theo từng giai đoạn, dự báo các chỉ tiêu kinh tế áp dụng cho khu vực. Xác định các tiềm năng và động lực chính để phát triển khu kinh tế cửa khẩu,…
Hoàng Minh
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…