Rạn san hô ở Nha Trang chết hàng loạt: ‘Rất khó phục hồi’

PGS.TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho hay để hình thành một rạn san hô cần đến hàng nghìn, thậm chí cả triệu năm. Do vậy, việc san hô bị chết hàng loạt ở Nha Trang chắc chắn rất khó phục hồi, mà có được cũng mất rất nhiều thời gian, tiền bạc.

Rạn san hô tại hòn Mun (Nha Trang) chết hàng loạt. (Ảnh: Nguyen Son/Facebook)

Trước đó, ngày 1/6, tài khoản FB Nguyen Son có đăng tải thông tin liên quan đến việc suy giảm hệ sinh thái biển ở Khu Bảo tồn biển Hòn Mun, đã nhận được nhiều quan tâm từ dư luận

“Hơn một năm rưỡi mình quay lại lặn ở Hòn Mun kể từ tháng 10/2020. Những tưởng phải nhìn thấy biển hồi sinh và đẹp, phong phú hơn trước dịch nhiều lần. Nhưng không! Dưới đáy biển giờ tan hoang, không còn những đàn cá, không còn nhiều san hô, hải quỳ và tất nhiên không còn nhiều sinh vật biển. Đáy biển đen ngòm, xơ xác…”, tài khoản cho hay.

Theo kết quả khảo sát của Ban quản lý vịnh Nha Trang đầu năm nay, so với năm 2015, rạn san hô tại Hòn Mun suy giảm nghiêm trọng, ở khu vực Đông Bắc đảo độ phủ san hô từ 54% xuống còn 32%; khu Đông Nam từ 52% còn 11%; khu Tây Nam chỉ còn 8%… Tại một số vị trí, tổng diện tích san hô hư hại lên tới hàng trăm m2, thậm chí san hô bị xoá trắng.

Ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng Ban quản lý vịnh Nha Trang, cho rằng “có nhiều nguyên nhân dẫn đến san hô chết ở vịnh Nha Trang, trong đó chủ yếu là do thiên tai, cụ thể là 2 cơn bão số 12 cuối năm 2017 và bão số 9 năm 2021. Sau cơn bão số 12, san hô ở vịnh Nha Trang hư hại lên đến 80-90%”.

Theo ông Thái, sau cơn bão số 12, đơn vị phối hợp với Viện hải dương học và tổ chức liên quan bắt tay ngay vào phục hồi các rạn san hô.

“Sau gần 2 năm nuôi dưỡng, lượng san hô phục hồi khá tốt thì cơn bão số 9 năm 2021 tiếp tục ập tới. Tại các khu vực có mực nước sâu 1-3 m ở vùng lõi Hòn Mun, san hô bị đánh gãy hoàn toàn, đến nay vẫn chưa thể phục hồi. Ngoài ra, các khu vực như Hòn Tằm, Hòn Tre, lượng san hô gãy đổ, chết do bão cũng rất lớn”, ông Thái nói, theo Zing News.

Cũng theo ông Thái, ngoài bão thì yếu tố biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ toàn cầu cũng tác động tiêu cực đến san hô không chỉ ở vịnh Nha Trang mà các khu vực như Phú Quốc (Kiên Giang).

“Nhiệt độ tăng làm san hô chết, cộng thêm sự bùng phát của các loài có hại như sao biển gai đã tẩy trắng san hô, ảnh hưởng rất nặng đến sức khỏe hệ sinh thái. Các yếu tố trên là khách quan, chúng tôi không thể kiểm soát”, ông Thái lý giải.

Ông Thái cũng thừa nhận việc có các tàu đánh cá xâm hại đến vùng lõi khu bảo tồn. Ông cho rằng khu bảo tồn rất rộng, đơn vị lại ít nhân sự nên khó quản lý. “Những tàu cá luôn chực chờ chỉ cần chúng tôi quay đi, họ lập tức đánh bắt trong khi chúng tôi chỉ có một tàu tuần tra kiểm soát. Ngoài ra, việc xử phạt, phát hiện cũng rất khó khăn. Nhiều trường hợp đơn vị phải nhờ đến biên phòng, hải đội kết hợp mới xử lý trường hợp vi phạm được”.

Cũng theo ông Thái, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm nay, đội tuần tra đã ngăn chặn khoảng 49 trường hợp khai thác trái phép, trong đó 38 trường hợp câu dắt mực, 7 trường hợp lặn đêm và 4 trường hợp trũ bao đêm, giã cào.

Thạc sĩ Thái Minh Quang, nghiên cứu viên của Viện Hải dương học, cho biết trên báo Vnexpress, san hô là nơi trú ngụ của vô số động thực vật biển. Nhiều loài dù không thường xuyên ở nhưng tới mùa sinh sản chọn rạn san hô để sinh nở, nuôi dưỡng… Vì vậy san hô biến mất sẽ ảnh hưởng vòng đời của nhiều sinh vật biển.

PGS.TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho hay để hình thành một rạn san hô cần đến hàng nghìn, thậm chí cả triệu năm. “Do vậy việc san hô bị chết hàng loạt như hiện nay chắc chắn rất khó phục hồi, mà có được cũng mất rất nhiều thời gian, tiền bạc”.

Theo PGS.TS Nguyễn Tác An, ngoài thiên tai và biến đổi khí hậu, hệ sinh thái san hô biển Nha Trang giảm mạnh còn do tác động của các công trình xâm lấn biển. Hệ sinh thái biển ở vịnh Nha Trang đang chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế, du lịch. Hàng loạt công trình lấn, lấp biển đã làm các rạn san hô biến mất.

PGS.TS Nguyễn Tác An cho rằng cần có một đánh giá khách quan, khoa học về nguyên nhân thực sự của việc san hô chết hàng loạt ở Hòn Mun để từ đó có chính sách bảo tồn và phát triển.

Bên cạnh đó, cần dừng ngay việc khai thác tài nguyên biển khu vực trong vịnh Nha Trang, kiểm soát chặt các dự án san lấp biển để làm sạch khu vực. “Đây là vấn đề nghiêm trọng và cần cơ quan quản lý vào cuộc, đồng thời chọn giải pháp tối ưu để bảo vệ các rạn san hô chưa bị hoặc bị ảnh hưởng ít hơn”, ông An nói.

Hoàng Minh

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago