Thủ đoạn giả mạo nhân viên viễn thông, công an, kiểm sát viên… dù vẫn dùng chiêu thức hù dọa nạn nhân rằng họ đang có liên quan vụ án để chiếm đoạt tiền, nhưng hiện đã được nâng cấp tinh vi hơn. Chỉ tính riêng tại huyện Mường La (tỉnh Sơn La), có 6 người đã tố cáo bị lừa tổng cộng 801 triệu đồng.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Sơn La đang phối hợp cùng Công an huyện Mường La (tỉnh Sơn La) điều tra xác minh các vụ sử dụng mạng điện thoại di động để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mới đây, Công an huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã tiếp nhận 6 đơn tố giác của người dân với nội dung bị những người giả danh nhân viên viễn thông, công an, kiểm sát viên lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai trường hợp điển hình là: ông C.V.A. (SN 1973, trú tại xã Mường Chùm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) tố giác bị chiếm đoạt 200 triệu đồng vào ngày 8/8; chị Đ.T.T. (SN 1974, trú tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) tố giác bị chiếm đoạt 64 triệu đồng vào ngày 11/8.
Theo trình báo, trong lúc ở nhà, các nạn nhân nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là công an ở Trung ương. Người này nói với các nạn nhân rằng họ đang có liên quan đến một đường dây ma túy lớn nên yêu cầu hợp tác điều tra. Các nạn nhân bị “dọa” rằng tài khoản của họ sẽ bị niêm phong để điều tra.
Người này yêu cầu nạn nhân cung cấp hết thông tin tài khoản ngân hàng, đến khi chuyển tiền thành công, tiền rút được thì mới thôi. Tin lời, các nạn nhân ra ngân hàng chuyển hết tiền mà bản thân đang có cho người này. Sau khi nhận ra mình bị lừa, nhiều nạn nhân mới đến cơ quan công an trình báo.
Công an huyện Mường La cho biết thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi. Để tạo lòng tin cho các nạn nhân, nhóm lừa đảo yêu cầu các nạn nhân phải cài đặt các ứng dụng chat như Viber, Line hay Telegram… Sau đó, chúng gọi video cho các nạn nhân trong sắc phục của công an hoặc kiểm sát viên và hứa hẹn nếu số tiền của các nạn nhân không liên quan thì sẽ được chuyển lại trong vòng 20 phút. Sau khi các nạn nhân chuyển tiền, kẻ lừa đảo chiếm đoạt và ngắt liên lạc.
Bên cạnh đó, kẻ lừa đảo cũng liên tục thay đổi phương thức hoạt động. Thời gian trước, các nhóm này giả số điện thoại của cơ quan chức năng gọi đến máy bàn để lừa đảo nhưng hiện tại, các cuộc gọi được gọi thẳng đến số điện thoại di động của nạn nhân.
Ngoài ra, nhiều thông tin của nạn nhân bị thu thập và bị đọc vanh vách khiến nạn nhân sợ hãi, tin rằng đầu dây kia đúng là công an, kiểm sát viên.
Công an huyện Mường La cho biết thêm nhóm lừa đảo cũng rất tinh vi khi luôn hỏi hiện nạn nhân đang ở một mình hay có ai khác nữa để có cách đối phó. Thông thường, nạn nhân được đề nghị “giữ bí mật và hợp tác” với cơ quan điều tra.
Để dụ dỗ các nạn nhân, “công an”, “kiểm sát viên” giả mạo hứa hẹn sau khi chuyên án kết thúc sẽ tặng bằng khen và tiền thưởng lên tới hàng trăm triệu đồng cho những người góp công trong quá trình “điều tra”.
Theo cơ quan công an, việc điều tra, xác minh kẻ lừa đảo gặp nhiều khó khăn, khi đa phần các tài khoản ngân hàng hay số điện thoại sử dụng đều ở nước ngoài.
Tính đến cuối tháng 10, Công an huyện Mường La đã nhận được đơn tố giác của 6 nạn nhân với tổng số tiền bị chiếm đoạt hơn 801 triệu đồng. Hiện các vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra.
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.