Thủ tướng Phạm Minh Chính mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc tham gia các dự án lớn như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi (Hà Nội), tuyến metro hoặc đường sắt đô thị kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và sân bay Long Thành (Đồng Nai).
Chiều tối 9/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu sang tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Ông Nghiêm Giới Hòa – người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương, thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Theo báo Chính phủ, đây là lần thứ 4 Thủ tướng Chính gặp doanh nhân Nghiêm.
Tại cuộc gặp, Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương đề xuất hợp tác trong thời gian tại các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam.
Theo Thủ tướng, Việt Nam đang tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông để giảm chi phí logistics, chi phí tuân thủ, tạo không gian phát triển mới, nâng cao giá trị gia tăng của đất…; khai thác các không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.
Ông Chính cho biết Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đổi mới sáng tạo, các ngành mới nổi liên quan trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, Internet vạn vật, phát triển xanh, năng lượng tái tạo, hạ tầng đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo chất lượng cao…;
Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp lớn, có năng lực, uy tín cùng hợp tác trong những dự án lớn, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc và phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.
Cụ thể, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương và các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tích cực nghiên cứu, tham gia các dự án lớn như xây dựng cầu Tứ Liên (Hà Nội), cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, tuyến đường sắt đô thị đoạn Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hoà Lạc (Hà Nội), tuyến metro hoặc đường sắt đô thị kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) và sân bay Long Thành (Đồng Nai); cũng như các tuyến đường sắt xuyên biên giới (Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Lạng Sơn – Hà Nội; Quảng Ninh – Hải Phòng)…
Trong khi đó, lãnh đạo các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực: Xây dựng, năng lượng, thương mại, bất động sản, thiết bị điện, điện tử, môi trường, y tế, sinh học, hóa chất, vật liệu mới, nông sản…
Ông Nghiêm và các đại biểu cho biết sẽ tiếp tục tích cực nghiên cứu, tham gia vào các lĩnh vực, dự án mà Thủ tướng đề cập, cam kết sẽ triển khai các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và giá thành hợp lý, “đẹp nhất, rẻ nhất, tốt nhất, nhanh nhất”; đồng thời nêu một số đề xuất, kiến nghị liên quan việc triển khai hợp tác, đầu tư.
Thủ tướng Việt Nam cho biết Chính phủ phía Việt Nam đang hết sức tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về pháp lý.
Ông yêu cầu các bộ, ngành và địa phương liên quan xem xét, xử lý các đề xuất, kiến nghị ngay theo thẩm quyền, nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp với các dự án, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
Tỷ lệ gia tăng dân số Việt Nam liên tục giảm từ 1,7% (năm 1999)…
Đường dây mại dâm xuyên biên giới vừa bị phá. Trong đó, bé gái 15…
Bằng lời lẽ trào phúng, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gạt bỏ thỏa thuận ngừng…
Giữa giờ nghỉ trưa, một học sinh lớp 8, học lực giỏi tại Thủy Nguyên…
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã thảo luận về…
Mỹ đã bắt giữ một công dân Trung Quốc điều khiển máy bay không người…