Thuốc diệt cỏ gây ung thư: Vẫn được buôn bán, sử dụng sau 1 năm cấm

Theo lộ trình loại bỏ, thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate gây ung thư sẽ bị cấm sản xuất, nhập khẩu ngay; được buôn bán, sử dụng trong 1 năm kể từ ngày công bố loại bỏ. 

Chỉ tính riêng Glyphosate, lượng sử dụng là 30.000 tấn/năm, chiếm 30% trong tổng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng ở Việt Nam. (Ảnh minh họa/Shutterstock)

Ngày 10/4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ra Quyết định số 1186 về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Theo đó, tổng cộng 104 thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate bị loại khỏi danh mục Thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Đối với 104 loại thuốc trên, không được phép sản xuất, nhập khẩu; chỉ được buôn bán, sử dụng tối đa 1 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Bộ trưởng cũng yêu cầu ngừng toàn bộ các thủ tục đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Glyphosate kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Quyết định 1186 có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký ban hành, tức ngày 8/6/2019.

Lộ trình loại bỏ kéo dài 1 năm được cho là để giải quyết các lô hàng đã ký kết và đang trong lưu thông tại Việt Nam.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ông Hoàng Trung, hiện nay, trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, có 54 hoạt chất thuốc trừ cỏ hiệu quả và an toàn có thể thay thế hoạt chất Glyphosate.

Trước đó, ngày 12/2, Bộ NN&PTNT đã ra Quyết định số 501 về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Fipronil, Chlorpyrifos ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Theo đó, 136 loại thuốc trừ sâu, 5 thuốc trừ mối và 1 thuốc xử lý hạt giống chứa hoạt chất Fipronil, 223 loại thuốc trừ sâu và 5 thuốc trừ mối chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl bị loại ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Các thuốc bảo vệ thực vật trên chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 1 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 2 năm kể từ ngày 12/2/2019. Ngừng toàn bộ các thủ tục đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl và Fipronil kể từ ngày 12/2/2019.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện lượng sử dụng hợp chất Glyphosate là 30.000 tấn/năm, chiếm 30% trong tổng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng ở Việt Nam.

Hai hợp chất Fipronil, Chlorpyrifos được sử dụng từ 3.500-4.000 tấn/năm. Đây đều là các hoạt chất rất độc, trong khi người dân có xu hướng tăng liều lượng sử dụng vì sâu bệnh kháng thuốc.

Đặc biệt, hoạt chất Glyphosate (trong thuốc diệt cỏ) được cảnh báo gây ung thư. 36 nước trên thế giới và EU đã có những động thái khác nhau nhưng đều có xu thế cấm sử dụng hoạt chất này.

Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 30.000 tấn thuốc trừ sâu trừ bệnh

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – ông Hoàng Trung, trung bình hàng năm Việt Nam nhập khẩu, kinh doanh, buôn bán, sử dụng khoảng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật.

Khoảng 32-40% số thuốc được nhập khẩu, sau đó gia công và xuất đi các nước khác, không sử dụng trong nước. 10% là các loại thuốc xông hơi khử trùng dùng để xử lý hàng nông sản trước khi xuất khẩu nhằm diệt các loại bệnh trên nông sản.

Theo đó, “thực tế, mỗi năm chúng ta chỉ sử dụng khoảng 30.000 tấn thuốc trừ sâu trừ bệnh“, ông Trung cho hay.

Hiện Việt Nam có 385 hoạt chất đơn và hơn 1.000 hỗn hợp các hoạt chất bảo vệ thực vật.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Thuế đối ứng 46% tác động trực diện tới những doanh nghiệp niêm yết nào?

Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…

56 phút ago

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trách nhiệm đàm phán với tinh thần “dĩ bất biến, vạn ứng biến”

Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…

2 giờ ago

Campuchia thông báo giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…

2 giờ ago

Tổng thống Trump: Houthi sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa

Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…

3 giờ ago

Thép mạ của Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%

Theo quyết định từ Bộ Thương mại Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen chịu thuế chống…

4 giờ ago

Làm thế nào một phụ nữ có thể sống mà không tiêu tiền trong suốt 10 năm?

Trong 10 năm qua, một người phụ nữ ở New South Wales, Úc đã sống…

7 giờ ago