Hạn chế mặc áo vest khi dự họp, mở điều hòa từ 26 độ C trở lên, giảm 50% thang máy, tắt đèn trang trí sau 22h… là các giải pháp tiết kiệm điện tại TP.HCM.
UBND TP.HCM vừa yêu cầu các sở ngành, UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức tiết kiệm điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định trong mùa khô năm nay.
Các giải pháp được đưa ra theo từng nhóm đối với 7 đối tượng gồm: cơ quan hành chính, trường học, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, chiếu sáng công cộng, các hộ gia đình.
Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, tòa nhà văn phòng, TP.HCM khuyến nghị điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên, mở máy điều hòa trễ 60 phút sau khi bắt đầu làm việc và tắt sớm 60 phút trước khi hết giờ.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên và các khu vực công cộng; giảm 50% số thang máy, khuyến khích di chuyển bằng thang bộ giữa các tầng gần nhau.
Các giải pháp này cũng được khuyến nghị đối với các trường học, trung tâm đào tạo, trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ.
Đặc biệt, chính quyền thành phố đề nghị hạn chế sử dụng trang phục trang trọng, áo vest… khi làm việc và tham gia họp của cơ quan hành chính sự nghiệp.
Ngoài ra, TP.HCM cũng yêu cầu giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng từ 22h tại các tuyến đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22h.
Đối với các hộ gia đình, tắt thiết bị khi không sử dụng, bật điều hòa từ 26 độ C trở lên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong nhà.
Thời gian thực hiện các biện pháp trên từ ngày 16/5 đến ngày 30/6.
Điện gió chưa thể hòa vào lưới điện quốc giaTrong khi cả nước có thể rơi vào tình trạng thiếu điện thì hàng loạt công ty điện gió, điện mặt trời lại bị Công ty Mua bán điện (EVN-EPTC) trả giá điện thấp, chưa thể hòa vào lưới điện quốc gia. Tháng 4 vừa qua, 23 nhà đầu tư có các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa được vận hành thương mại đã có văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ kiến nghị khắc phục những bất cập trong cơ chế đàm phán giá phát điện, và đề xuất có cơ chế huy động tạm thời các dự án. Cụ thể, đã có 28 nhà đầu tư nộp hồ sơ và đề nghị tham gia đàm phán với Công ty Mua bán điện. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ nộp chưa được chấp thuận đủ điều kiện đàm phán hoặc tiến độ đàm phán còn rất chậm do còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở để tính toán giá điện và đàm phán. Ngoài ra, theo nhà đầu tư, việc EVN-EPTC đưa ra phương án mức giá tạm thời bằng hoặc thấp hơn 50% giá trần khung giá phát điện của Quyết định 21 (tương đương mức giá tạm cho nhà máy điện mặt trời mặt đất là 592.45 đồng/kWh; nhà máy điện mặt trời nổi là 754.13 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền là 793.56 đồng/kWh; nhà máy điện gió trên biển là 907.97 đồng/kWh) nếu không được hồi tố và trừ vào thời gian Hợp đồng PPA thì sẽ khiến doanh nghiệp “chết lâm sàng”. Điều này cũng đi ngược lại hoàn toàn với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và các cam kết của Chính phủ về cắt giảm khí thải carbon thông qua phát triển năng lượng tái tạo. |
Khánh Vy (t/h)
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…