Dẫn tình trạng các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mất an toàn về tài chính, dự án đầu tư thua lỗ, không có khả năng thu hồi…, Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho hay việc buông lỏng trong quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng đã dẫn đến việc vi phạm, thất thoát lớn.
Dẫn báo cáo thẩm tra, ngoài việc nhắc tới 12 dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc ngành công thương có số vốn trên 63 ngàn tỷ đồng nhưng gây thua lỗ lớn, Ủy ban Tài chính – Ngân sách lưu ý về tình trạng doanh nghiệp mất an toàn về tài chính.
Cơ quan thẩm tra nêu ví dụ, tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam có hai doanh nghiệp mất an toàn về tài chính là Vicem Tam Điệp và Vicem Hải Phòng; riêng Vicem Tam Điệp do thua lỗ nhiều năm nên lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2015 là 1.156 tỷ đồng, lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu. Hay Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có tỷ lệ nợ phải trả trên 3 lần vốn chủ sở hữu, đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ chưa có hiệu quả…
Uỷ ban Tài chính – Ngân sách nhận xét việc thực hiện chức năng quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng có nơi còn buông lỏng, dẫn đến việc vi phạm các quy định của nhà nước, gây thất thoát tiền và tài sản nhà nước.
Ngoài ra là tình trạng tăng vốn, kéo dài thời gian thu phí của các dự án BOT. 11 dự án trong tổng số 27 dự án BOT mà vừa qua Kiểm toán Nhà nước phát hiện và xử lý có tổng mức đầu tư tăng bất hợp lý 465 tỷ đồng. Một số dự án lớn tăng 100% so với tổng mức đầu tư ban đầu. Nhiều dự án BOT sau khi kiểm toán phải rút ngắn từ 5-7 năm thu phí. Một số dự án BOT được minh chứng như trạm thu phí tại cầu Bến Thủy 1 và Bến Thủy 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, trạm thu phí Tam Nông tỉnh Phú Thọ, trạm thu phí Thanh Nê tỉnh Thái Bình…
12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn do Bộ Công Thương chính thức công bố trước đó có tổng mức đầu tư ban đầu là hơn 43,6 ngàn tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên hơn 63,6 ngàn tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ ở hữu chiếm 22,56%, vốn vay chiếm 74,6%, còn lại 2,84% là từ các nguồn khác.
Tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tính tới thời điểm 31/12/2016 là hơn 16,1 ngàn tỷ đồng, tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là gần 4 ngàn tỷ đồng.
Tổng tài sản của 12 dự án là gần 57,7 ngàn tỷ đồng; tổng nợ phải trả là hơn 55 ngàn tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân của 3 dự án dở dang, đang bị dừng thị công là hơn 8,6 ngàn tỷ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là hơn 13 ngàn tỷ đồng.
Danh sách 12 dự án kém hiệu quả, có nguy cơ đóng cửa, phá sản và hướng giải quyết của Bộ Côn g thương:
Nguyễn Quân
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử bà Kristi Noem, Thống đốc tiểu…
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…