Categories: Thời sựViệt Nam

Vụ Đồng Tâm: LS bảo vệ quyền lợi 3 công an phản đối thực nghiệm điều tra

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, người bảo vệ quyền lợi cho 3 công an tử vong trong vụ Đồng Tâm đã phản đối việc thực nghiệm điều tra, trong đó cho rằng thực nghiệm hiện trường “sẽ gợi lại nỗi đau mất mát của gia đình nạn nhân”.

LS Ngô Anh Tuấn khảo sát đáy hố “giếng trời”, nơi được các cơ quan tố tụng TP Hà Nội xác định là hiện trường 3 công an thiệt mạng do bị đốt xăng. (Ảnh: LS cung cấp)

Truyền thông trong nước hôm 10/9 dẫn thông tin từ luật sư Nguyễn Hồng Bách, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 3 cảnh sát tử vong trong vụ Đồng Tâm, nói rằng không cần thực nghiệm điều tra và ông “phản đối việc thực nghiệm hiện trường vụ án”.

Ông Bách khẳng định 3 cảnh sát này đã thực thi công vụ theo kế hoạch 419A được giao và không đồng ý trước đề nghị của một số luật sư bào chữa cho các bị cáo rằng cần thực nghiệm điều tra và dựng lại hiện trường vụ án.

Vị luật sư này nêu quan điểm: “Chúng ta có thể dựng lại hiện trường một vụ giết người tàn bạo như vậy hay không? Ai là người dám chui xuống cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên?”.

Theo ông Bách, trong trường hợp này, việc thực nghiệm lại hiện trường “sẽ gợi lại nỗi đau mất mát của gia đình nạn nhân”.

Theo cáo trạng từ cơ quan tố tụng TP Hà Nội, rạng sáng ngày 9/1/2020, ba cảnh sát gồm: Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân đã bị các bị cáo dùng tuýp gắn dao phóng lợn, gạch đá,… tấn công và bị rơi xuống hố kỹ thuật (giếng trời).

Các cơ quan tố tụng cáo buộc khi 3 cảnh sát ngã xuống hố, các bị cáo đã chọc tuýp sắt gắn dao nhọn xuống, rồi đổ xăng ngắt quãng thiêu 3 cảnh sát, kết quả than hóa toàn thân.

Vào ngày 12/6, tài khoản Facebook Trịnh Bá Phương đã đăng một video quay lại hiện trường vụ việc, chỉ ra một số điểm đáng lưu ý, như dưới đáy giếng trời, các “cót ép” lót giữa hai bức tường (trong lúc xây bị lộ ra ngoài) vẫn còn nguyên, không bị cháy bởi nhiệt. Đối chiếu với tình trạng hiện trường thì kết luận của cơ quan điều tra: “3 cảnh sát bị thiêu cháy đến mức không nhận diện được, xương tay cháy hết, xương sọ bị nổ vì nhiệt” là vô lý.

Theo cáo trạng, xác của 3 công an đã hóa than dưới lượng nhiệt rất cao, nhưng miếng “cót ép” lót giữa hai bức tường, tại gần đáy hố lại còn nguyên, không bị cháy. (Ảnh cắt từ clip/FB Trịnh Bá Phương)

Nhiều ý kiến trong dư luận cũng chỉ ra việc 3 cảnh sát cùng rơi xuống hố là khó hiểu, vì một người rơi xuống hố 4m sẽ phát ra tiếng động rất lớn, kèm tiếng la hét khiến những người sau dừng lại,…

Trong thời điểm diễn ra phiên tòa, các luật sư đưa ra hình ảnh luật sư Ngô Anh Tuấn (người bào chữa cho các bị cáo) trong một lần khảo sát tại đáy giếng trời. Bức ảnh cho thấy một đoạn dây điện nằm phía đáy hố không bị cháy. Điều này càng làm dấy lên nghi ngờ về kết luận điều tra rằng 3 công an bị thiêu “than hóa toàn thân”.

Trên trang cá nhân, luật sư Hà Huy Sơn đưa phân tích chỉ ra tính bất khả thi của kịch bản “đổ xăng” được đưa ra trong cáo trạng.

Ông Sơn viết:

Phương trình hóa học của xăng cháy: C6H14+9.5O2=6C02+7H20.

Theo phương trình trên, cứ 1 mol xăng cần 9.5 mol oxy, mà mỗi mol ở điều kiện khí lý tưởng (1 at 25oC) chiếm ~25 lít, 9.5 mol tương đương 235 lít.

Vì tỷ lệ oxy trong không khí bằng 1/5, cho nên để đốt hết 1 mol xăng (86g) cần có ~1.2 m3 không khí.

Giếng trời giữa nhà ông Hợi và ông Chức có kích thước (0,76m x 1,45m x 4m) chứa 4,408m3 không khí, tức chỉ đủ để đốt hết có 367g xăng, tỷ trọng 0,750 tương đương khoảng 0,625 lít. Nếu chỉ đốt hết 0,625 lít xăng thì 03 công an không thể bị than hóa.

Do giếng kín, nên xăng đổ xuống “nhiều chậu” chỉ có thể bốc hơi lên trên và cháy phía trên miệng giếng, chứ không thể cháy trong giếng. Nó giống như một trò chơi dân gian. Người ngậm dầu vào miệng và phun vào ngọn lửa trần tạo ra ngọn lửa nhưng miệng người phun không hề bị bỏng. Vì trong miệng anh ta không có ô xy.

Vì thế, với kịch bản đổ xăng được đưa ra trong cáo trạng, thì sẽ có một cột lửa lớn phụt trên miệng giếng, 03 Công an rơi trong giếng chỉ chết ngạt chư không thể bị than hóa. Vì không đủ oxy để cháy”.

Ông Sơn cho biết trước khi làm luật sư, ông đã làm ở ngành xăng dầu Petrolimex gần 20 năm nên hiểu về xăng dầu. Ông được về làm ở Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam từ năm 1988 do ông Trương Đình Tuyển khi đó làm tổng giám đốc tiếp nhận.

Vào ngày 9/9, sau 2 ngày diễn ra phiên tòa, VKSND Hà Nội đề nghị tòa tuyên mức án tử hình đối với 2 bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức (là hai con trai của ông Lê Đình Kình). 27 bị cáo còn lại bị đề nghị các mức án từ 15 tháng tù treo đến chung thân.

Chiều 10/9, luật sư Ngô Ngọc Trai cho biết HĐXX vụ Đồng Tâm sẽ tuyên án vào chiều thứ 2 tuần tới, ngày 14/9, nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến phiên tòa xét xử sẽ kéo dài trong 10 ngày, từ ngày 7 tới ngày 17/9. Cuối giờ sáng ngày 10/9, chủ tọa đột ngột tuyên bố kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần Nghị án, cho biết bản án sẽ được tuyên vào lúc 15h chiều 14/9, theo các luật sư Ngô Anh Tuấn, Đặng Đình Mạnh.

Phạm Toàn

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

58 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

2 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

3 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago