Vụ phá rừng phòng hộ lớn nhất Đà Lạt: Bắt, khởi tố 3 người chủ mưu

Công an TP. Đà Lạt vừa khởi tố, bắt tạm giam 3 người chủ mưu và xác định thêm 4 người khác trong vụ triệt hạ hơn 400 cây thông phòng hộ. Đây là vụ phá rừng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương này.

Các bị can trong vụ phá rừng lớn nhất từ trước tới nay tại TP. Đà Lạt. (Ảnh: baolamdong.vn)

Ngày 11/8, công an TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng đối với 3 bị can về hành vi hủy hoại rừng, liên quan đến vụ phá rừng thông phòng hộ tại tiểu khu 144B, lâm phần do Ban Quản lý rừng Lâm Viên quản lý, thuộc phường 8.

3 người gồm: Lê Thị Minh (SN 1962, trú tại tổ Thái An, Phường 12, TP. Đà Lạt), Dương Kim Hà (SN 1982), Bùi Thị Huyền (SN 1984, vợ của Hà; cả hai trú tại phường 12, TP. Đà Lạt; bà Huyền hiện đang được cho tại ngoại nuôi con nhỏ). Cả 3 người được cho là chủ mưu trong vụ phá rừng.

Cơ quan công an cũng xác định 4 người, gồm: Bùi Văn Giá (SN 1985), Quách Văn Khuyên (SN 1980), Lê Văn Hà (SN 1974) và Nguyễn Văn Hùng (SN 1973), cùng ngụ tại phường 12, TP. Đà Lạt, là những người trực tiếp cưa hạ thông.

Hiện trường vụ phá rừng tại tiểu khu 144B. (Ảnh: baolamdong.vn)

Trước đó, vào trung tuần tháng 5/2022, các cơ quan chức năng đã đến khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng xảy ra tại khoảnh 15, tiểu khu 144B.

Bước đầu, cơ quan chuyên môn xác định, trên diện tích gần 2ha có trên 300 cây thông 3 lá với đường kính gốc từ 15-60cm bị cưa hạ và hơn 100 cây khác bị đầu độc bằng hình thức khoan lỗ trên thân cây rồi đổ hóa chất cho thông chết dần.

Đây là vụ tàn phá rừng phòng hộ lớn nhất từ trước đến nay trên TP. Đà Lạt.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP Đà Lạt, cho biết khu vực rừng bị phá cao tới 1.600m, địa hình hiểm trở, không có lối đi. Từ đường Mai Anh Đào, phải vượt 5km đường rừng mới vào được hiện trường, trong đó phải lội bộ xuyên rừng phần lớn quãng đường, xe chuyên dụng cũng không thể vào chở gỗ được.

Mặt khác, vùng rừng bị cưa cắt cũng rất xa nguồn nước và không tiếp giáp với khu vực sản xuất nông nghiệp, do đó khó có thể nhận định những người phá rừng để lấy đất lập vườn sản xuất nông nghiệp.

Họ phá rừng rất chuyên nghiệp khi dùng cưa điện ít gây tiếng ồn và chỉ với 2 lát cắt là những cây có đường kính gốc lên tới 60cm đã ngã đổ. Để phá được khu vực rừng rộng lớn thế này, họ phải mất nhiều ngày, thời gian cưa cây thường từ 0h đến 3h sáng.

Giới chức tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan tới vụ phá rừng nghiệm trọng này.

Phạm Toàn

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

23 phút ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

3 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

4 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

5 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

5 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

6 giờ ago