10 cuộc biểu tình lớn tại Trung Quốc năm 2017

Nhìn lại Trung Quốc Đại Lục năm 2017 có thể khái quát bằng các từ như: thiên tai nhân họa, xã hội bất an, nhiều tiếng oán thán, các cuộc biểu tình trên quy mô lớn diễn ra liên tiếp và biện pháp quen thuộc của chính quyền vẫn là đàn áp.

Nhìn lại các cuộc biểu tình lớn ở Trung Quốc Đại Lục năm 2017

Nhìn chung về sự kiện quần chúng tại Trung Quốc Đại Lục năm 2017 có nhiều điểm tương đồng với năm ngoái: nhiều nhất là vấn đề xử lý rác thải và đời sống dân sinh. Tiếp theo là các sự kiện bảo vệ quyền lợi liên quan đến giới quân nhân, nạn nhân đầu tư bị thiệt hại và chủ doanh nghiệp.

Trả lời Epoch Times, nhà văn mạng Kinh Sở nổi tiếng Trung Quốc Đại Lục cho biết, những sự kiện kháng nghị trong xã hội Trung Quốc ngày càng nhiều cho thấy tình trạng xã hội bất công gia tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn. Vì thế tình cảnh mọi người bất mãn, đấu tranh đòi hỏi quyền lợi ngày càng nhiều là hệ quả khó tránh khỏi.

1. Biểu tình chống các dự án ô nhiễm ở Đại Khánh – Hắc Long Giang

Ngày 13/2, chính quyền thành phố Đại Khánh đã thông báo tổ chức lấy ý kiến thị dân trong hai ngày 10 và 11/2 liên quan đến dự án của công ty nhôm Trung Vượng (China Zhongwang Holdings Limited), nghiêm cấm người dân tụ tập phản đối, nhưng đến ngày 14/2 vẫn bùng nổ biểu tình lên đến cả 10 ngàn người tham gia.

Do địa điểm xây dựng dự án này ở gần khu vực các trường học ở Đại Khánh, bao gồm Đại học Dầu khí Đông Bắc, Đại học Nông nghiệp Bayi, và Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân, và cách khu hồ nước chưa đến một cây số. Sau khi hoàn thành, có 47 ống khói lớn mỗi ngày xả khí thải từ 10 – 20 tấn khí thải sulfur dioxide. Mỗi năm 240 tấn các chất ô nhiễm kim loại nặng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường Đại Khánh.

Ngày 14/2, hàng ngàn người đã tụ tập tại quảng trường ở trước chính quyền thành phố, chính quyền huy động số lượng lớn các cảnh sát canh gác. Khoảng 1 giờ chiều, một quan chức của chính quyền thành phố xuất hiện và thông báo rằng dự án đã bị đình chỉ.

Ngày 16/2, người dân thành phố Đại Khánh tiếp tục đến chính quyền thành phố phản đối, yêu cầu các doanh nghiệp nhôm gây ô nhiễm cao cút khỏi Đại Khánh, chính quyền địa phương đã huy động 500 cảnh sát đàn áp. Hình ảnh hiện trường vào ngày 14/2.

Ngày 16/2, người dân thành phố Đại Khánh tiếp tục đến chính quyền thành phố phản đối, yêu cầu các doanh nghiệp nhôm gây ô nhiễm rời khỏi Đại Khánh, chính quyền địa phương đã huy động 500 cảnh sát đàn áp, bắt giữ hàng loạt người dân, bao gồm cả các cụ 70 – 80 tuổi.

2. Hàng chục ngàn cựu chiến binh lên Bắc Kinh kiến ​​nghị

Bắt đầu từ ngày 22/2, trong ba ngày liền, các cựu chiến binh trên địa bàn hơn 20 tỉnh ở Trung Quốc Đại Lục (cán bộ trong biên chế và quân tình nguyện xuất ngũ) tập trung kháng nghị bên ngoài tòa nhà Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, họ mặc đồng phục, xếp hàng ngay ngắn, hô vang khẩu hiệu. Một cựu chiến binh họ Vương ở Hồ Bắc nói với phóng viên Epoch Times, số lượng cựu chiến binh đến Bắc Kinh để kiến nghị lần này đến 20 ngàn người, họ đến Bắc Kinh kháng nghị theo nhiều đợt, kéo dài từ ngày 22 cho đến khi tổ chức “lưỡng hội”.

Ngày 24/2, nhà ga Bắc Kinh gia tăng đột biến nhân viên thanh tra, hành khách ra vào mặc quân phục hoặc nhìn kiểu người có dáng quân nhân là đối tượng được đặc biệt xem xét kỹ lưỡng, hầu hết các cựu chiến binh đến Bắc Kinh kháng nghị bị đưa đến Cửu Kính Trang (Jiujingzhuang, Phong Đài, Bắc Kinh). Có cựu chiến binh đã bị cảnh sát đánh đập khiến công chúng phẫn nộ.

Đây là hoạt động có quy mô lớn thứ tư sau ba lần kháng nghị quy mô lớn vào năm 2017 diễn ra trong các ngày 11/5, 18/7 và 11/10, mục đích chính của hoạt động kháng nghị là yêu cầu chính quyền các địa phương giải quyết hợp lý các chính sách ưu đãi cho quân nhân.

3. Học sinh cấp hai ở Tứ Xuyên bị thiệt mạng trong trường học

Sáng ngày 1/4, xảy ra vụ án mạng học sinh Triệu Hâm thuộc trường trung học Thái Phục, thị trấn Thái Phục huyện Lô thành phố Lô Châu, Tứ Xuyên. Thi thể của học sinh này bị phát hiện ngay tầng trệt của trường. Người dân địa phương cho biết Triệu Hâm bị 5 “học sinh cá biệt” thu phí bảo vệ và giết chết, nhưng nhà trường và chính quyền địa phương che giấu sự thật, cho biết Triệu Hâm bị rơi từ trên lầu xuống thiệt mạng, loại bỏ khả năng bị giết.

Gia đình đi kiện thì bị cảnh sát bắt giữ. Sau đó sự kiện nhanh chóng được lan truyền ra khắp nơi, nhưng cách làm việc của chính quyền khiến cộng đồng tức giận, đến ngày 2 và 3/4 hàng ngàn người tập trung tại cổng trường, và đối đầu với số lượng lớn cảnh sát, ngày 3/4 đã xảy ra đụng độ với cảnh sát, có người dân bị bắt giữ, bị đánh.

Cái chết kỳ lạ của em học sinh trường Thái Phục khiến người dân phẫn nộ và biểu tình nhiều ngày yêu cầu nói rõ sự thật, chính quyền đã huy động số lượng lớn cảnh sát đàn áp.
Cái chết kỳ lạ của em học sinh trường Thái Phục khiến người dân phẫn nộ và biểu tình nhiều ngày yêu cầu nói rõ sự thật, chính quyền đã huy động số lượng lớn cảnh sát đàn áp.

Tại trấn Thái Phục khi đó, tất cả các nút giao thông bị chặn, cảnh sát ở khắp mọi nơi, không cho xe đi vào trung tâm thị trấn, người dân địa phương bị ép phải ký thừa nhận em học sinh nhảy lầu tự tử, và những người ký sẽ nhận được một phần thưởng 50 nhân dân tệ.

Sự kiện kéo dài hơn nửa tháng trước mới dần lắng xuống, có thông tin cho rằng gia đình học sinh bị nạn nhận được 300 ngàn nhân dân tệ tiền bồi thường.

4. Người dân Hà Bắc ngăn chặn nhà máy hóa chất

Ngày 29/4 xảy ra sự kiện rò rỉ khí độc tại nhà máy hóa chất Hưng Phi thuộc trấn Đông Uông huyện Ninh Tấn thành phố Hình Đại tỉnh Hà Bắc, nhiều người dân trong vùng có hiện tượng bị ói mửa, ho, ngất (có gần 10 nhà máy hóa chất trong khu vực này) kéo theo cuộc biểu tình quy mô lớn, mọi người dựng lều bạt, chặn các ngã tư, không cho nhân viên các nhà máy ra vào, ép nhà máy hóa chất phải đóng cửa. Cuộc biểu tình kéo dài hơn 10 ngày, khi cao điểm lên tới hơn chục ngàn người.

Cho đến ngày 5/5, các quan chức địa phương mới xuất hiện, vừa nói chuyện qua loa chiếu lệ, vừa bí mật huy động cảnh sát để sẵn sàng ứng phó. Ngày 10/5, cảnh sát dùng vũ lực trấn áp.

Hơn chục ngàn người dân thuộc trấn Đông Uông huyện Ninh Tấn thành phố Hình Đài tỉnh Hà Bắc biểu tình phản đối nhà máy hóa chất gây ô nhiễm.

Người dân địa phương cho biết, cảnh tượng khi đó rất hỗn loạn, hơn ngàn cảnh sát chống bạo động trấn áp bắt tất cả dân làng quỳ xuống, họ sử dụng bình xịt hơi cay, dùi cui tấn công người dân không có vũ trang, số lượng cụ thể người dân đã bị bắt giữ, bị thương không thể biết được.

Ngày 11/5, nhà máy hóa chất Tam Xuyên lớn nhất địa phương khởi động lại sản xuất dưới bảo vệ của cảnh sát, người dân lại bắt đầu bị một mùi hôi thối trong không khí tra tấn. Nhà máy hóa chất có số lượng lớn các chất độc hại và chất nổ, khiến những người dân trong vùng như phải sống cạnh quả bom.

5. Dân Quảng Đông phản đối xây dựng khu xử lý rác

Kể từ đầu tháng Năm đến nay, hàng ngàn người dân thành phố Thanh Viễn tỉnh Quảng Đông đã phản đối dự án sản xuất điện bằng xử lý rác tại thôn Thạch Lê, mọi người bị cảnh sát đàn áp bằng bạo lực. Đến ngày 9/5, các cuộc biểu tình mở rộng sang nhiều đô thị xung quanh, mọi người bãi thị, đình công, tổ chức tuần hành.

Buổi tối ngày 9/5, khoảng 60 ngàn người đã tập trung tại khu vực trung tâm thành phố và quảng trường thành phố Thanh Viễn, la lớn khẩu hiệu “phản đối”, chính quyền huy động hàng ngàn cảnh sát đến trấn áp, dùng hơi cay, ánh sáng huỳnh quang chiếu vào người dân, nhiều người bị đánh, bị bắt đi, còn người dân lật ngược một chiếc xe cảnh sát, xung đột kéo cho đến 11:00 đêm.

Buổi tối ngày 09/5, hàng chục ngàn người dân thành phố Thanh Viễn đã tụ tập tại quảng trường thành phố và hô vang “phản đối”, chính quyền triển khai hàng ngàn cảnh sát dùng hơi cay đàn áp.

Buổi sáng ngày 10/5 vẫn còn hàng ngàn người kháng nghị trước trụ sở chính quyền, sau đó chính quyền thành phố Thanh Viễn đã buộc phải tổ chức một cuộc họp báo và tuyên bố hủy bỏ kế hoạch dự án, khi đó hoạt động kháng nghị mới dừng.

Được biết đây là dự án trọng điểm của địa phương, nhưng do vị trí gần với nguồn nước khiến người dân biểu tình phản đối.

6. Biểu tình lớn của giới chủ doanh nghiệp ở Thượng Hải

Khoảng 7 giờ tối ngày 10/6, hơn ngàn chủ kinh doanh tại tòa nhà thương mại kiêm chung cư đã kéo ra con đường Nam Kinh nhộn nhịp nhất Thượng Hải diễu hành biểu tình, hàng trăm cảnh sát đã ra đàn áp, bắt giữ hàng chục người. Toàn bộ hoạt động bảo vệ quyền lợi kết thúc lúc 9:30 tối.

Đây là hoạt động kháng nghị quy mô lớn thứ ba trong năm của giới chủ nhà sống tại khu nhà thương mại kiêm chung cư tại Thượng Hải, trước đó vào ngày ngày 24 và 28/5 họ cũng đã tổ chức biểu tình tại quảng trường thành phố với hàng ngàn người biểu tình, đã có một chủ sở hữu bị cảnh sát đánh trọng thương.

Hàng ngàn doanh nhân ở Thượng Hải biểu tình tại đường Nam Kinh, bị hàng trăm cảnh sát trấn áp

Nguyên nhân vì ngày 17/5, chính quyền thành phố Thượng Hải chính thức công bố “Ý kiến ​​liên quan đến chấn chỉnh triển khai dự án văn phòng thương mại”, theo đó cho đình chỉ phê chuẩn dự án văn phòng làm việc kiêm chung cư, thẩm tra lại những dự án chưa rao bán; đối với dự án đã duyệt nhưng chưa xây và đã bán nhưng chưa bàn giao phải điều chỉnh toàn bộ. Quy định mới này khiến nhiều người đang là chủ sở hữu hợp pháp bị biến thành đối tượng bị điều chỉnh, đồng thời nhà ở thương mại cũng không thể giao dịch mua bán được, thậm chí không có quyền sở hữu tài sản, vì thế mọi người biểu tình kháng nghị.

Được biết, thành phố Thượng Hải đã đánh dấu điều chỉnh hơn 300 tòa nhà, liên quan đến nơi ở của 200 ngàn dân. Do chính sách hạn chế mua nhà ở Thượng Hải nên người bên ngoài không thể mua được nhà ở Thượng Hải, vì vậy khu vực nhà văn phòng làm việc kiêm nơi ở trở thành mục tiêu, giá của nó rẻ hơn nhiều so với nhà ở thông thường.

7. Phản đối xây dựng dự án điện Mặt trời ở Quảng Đông

Từ ngày 12/6 đến nay, người dân thôn Thủy Quật trấn Giang Hồng huyện Toại Khê thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông thường xuyên biểu tình phản đối dự án xây dựng nhà máy điện năng lượng mặt trời, chính quyền đã đàn áp bạo lực, ngày 18/6 và 27/7 đã xảy ra sự cố đánh người .

Ngày 02/8, sự kiện leo thang, cả chục ngàn người dân làng tay cầm cờ diễu hành đến trụ sở chính quyền, nhưng bị cả ngàn cảnh sát chống bạo động đàn áp, hơn 30 người đã bị bắt giữ, gần 20 người bị thương phải nhập viện.

Ngày 02/8, sự kiện leo thang, gần chục ngàn thôn dân thôn Thủy Quật trấn Giang Hồng huyện Toại Khê thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông tay cầm cờ diễu hành đến trụ sở chính quyền trấn Giang Hồng, nhưng bị cả ngàn cảnh sát chống bạo động đàn áp.

Được biết dự án này chiếm dụng đến hơn 700 mẫu đất, phá hoại nhiều ruộng lúa, rừng chắn gió, đào 4 giếng chất thải gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và trong tương lai còn ô nhiễm vùng biển địa phương…

8. Biểu tình phản đối lớn nhất tại Bắc Kinh trong những năm qua

Tháng Bảy, công ty văn hóa Thiện Tâm Hối – Thẩm Quyến bị Bộ Công an Trung Quốc xác định là tổ chức bất hợp pháp, người đại diện Trương Thiên Minh bị bắt. Một số lượng lớn các nhà đầu tư lo lắng việc người phụ trách chính bị bắt khiến việc thu hồi vốn đầu tư của họ càng vô vọng, bắt đầu từ ngày 21/7 hàng chục ngàn nhà đầu tư lặng lẽ đến Bắc Kinh, cho đến ngày 24/7 số người đã lên đến 60.000 người. Những người biểu tình đã tập trung tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn Bắc Kinh nhiều ngày liền, yêu cầu chính quyền thả người chịu trách nhiệm. Vào ngày 24, sau vài tiếng biểu tình họ bị cảnh sát tống lên xe buýt, cưỡng chế giải tán.

Ngày 24/7/2017, có đến 60.000 người tham gia đầu tư vào công ty văn hóa Thiện Tâm Hối biểu tình tại Bắc Kinh.

“Thiện Tâm Hối” lấy danh nghĩa “giúp đỡ người nghèo, cùng giàu cùng sống” để dụ dỗ các nhà đầu tư, gom được đến 6 triệu hội viên trên toàn quốc. Vụ việc này đã gây chấn động cả Trung Nam Hải.

9. Thầy tu một nhà thờ Hồi giáo ở Hà Bắc bị đánh

Khoảng 05:30 tối ngày 02/9, ba người thuộc nhà thờ Hồi giáo Cổ Trị ở Đường Sơn Hà Bắc lái xe hơi từ đông sang tây từ hướng qua trạm thu phí cửa đông (trạm thu phí Oa Lý), do xe thu phí hơi nhiều, xe thầy tu định đi qua đường hẹp đã đóng không cho qua, vậy là bị một nhân viên chặn lại, hai bên tranh cãi, sau đó đánh nhau.

Sau khi một thầy tu bị thương, ông ta dùng mạng xã hội kêu cứu những người Hồi ở địa phương, dân chúng được dịp bức xúc kéo đến đập tan trạm thu phí.

Chính quyền địa phương đã huy động lượng lớn cảnh sát chống bạo động đến hiện trường, nhưng bị lực lượng dân làng đông đảo tấn công tháo chạy.

Ngày 03/9, hàng trăm người Hồi giáo lại đến trụ sợ chính quyền khu Khai Bình nói lý lẽ, nhiều người Hồi ở Hà Bắc, Sơn Đông cũng đến hỗ trợ.

Từ đó, chính quyền thành phố Đường Sơn đứng ra xin lỗi công khai trên mạng và thỏa thuận bồi thường 4 triệu nhân dân tệ. Ngoài ra, họ cũng cam kết sử dụng các quỹ tài chính để xây dựng lại nhà thờ Hồi giáo địa phương, nhưng thông điệp này không được chính thức xác nhận.

10. Biểu tình tại khu quy hoạch mới ở Tứ Xuyên

Ngày 21 và 22/9, hàng chục ngàn người dân ở huyện Nhân Thọ trấn Mi Sơn – Tứ Xuyên xuống đường để phản đối vấn đề quy hoạch của chính quyền, gây ảnh hưởng quyền lợi của người dân địa phương.

Ngày 21/9 hàng ngàn người đã tụ tập tại công viên chính của thị trấn, đã ký chung một bản kiến ​​nghị phản đối. Cuộc biểu tình quy mô lớn tiếp tục kéo dài cho đến đêm.

Hàng chục ngàn người dân ở huyện Nhân Thọ – Mi Sơn – Tứ Xuyên xuống đường để phản đối vấn đề quy hoạch của chính quyền, gây ảnh hưởng quyền lợi của người dân địa phương.

Ngày 22/9, hàng chục ngàn người kéo ra đại lộ Nhân Thọ và trụ sở chính quyền huyện phản đối. Trước tình cảnh này, chính quyền đã huy động khoảng 500 cảnh sát đến trấn áp. Nhưng người biểu tình đã ném đá, chai nước khoáng vào cảnh sát, sự kiện leo thang, có người biểu tình đã bị bắt giữ.

Ngày 23/9, chính quyền buộc phải điều chỉnh lại chính sách.

Lâm Thi Viễn
Theo Epoch Times

Xem thêm:

Lâm Thi Viễn

Published by
Lâm Thi Viễn

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

13 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

36 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago