150.000 người Hồng Kông tham gia mít tinh, cảnh sát lại dùng bạo lực tấn công

Nhóm tổ chức mít tinh dân sự tại Hồng Kông trước đó đã gửi đơn đến cảnh sát Hồng Kông xin phép tổ chức diễu hành “Thế giới chế tài”, với chủ đề “Lập tức cải cách dân chủ, nếu không thế giới chế tài”. Tuy nhiên, cuộc diễu hành bị phía cảnh sát phát đi thông báo phản đối, kháng cáo cũng bị bác bỏ, và chỉ được phép tổ chức mít tinh tại Vườn hoa Chater, thời gian thông báo phản đối được đưa ra là từ 14:00 – 22:00 ngày 19/1.

Khoảng hơn 16:00 ngày 19/1, cảnh sát khống chế nhiều người tại đường Đạo Phụ (Des Voeux road). Sau đó, một cảnh sát thường phục đến Vườn hoa Chater yêu cầu đơn vị tổ chức lập tức hủy bỏ mít tinh, rồi có người ném đồ đạc, xô đẩy, ẩu đả, có người bị thương ở đầu và chảy máu. Cảnh sát sau đó đã sử dụng lựu đạn hơi cay ở bên ngoài Vườn hoa Chater và xua đuổi người dân tại hiện trường.

Chiều ngày 19/1, người dân Hồng Kông tham gia cuộc mít tinh “Thiên hạ chế tài”, đến 4 giờ chiều cùng ngày, một một cảnh sát thường phục đến Vườn hoa Chater yêu cầu đơn vị tổ chức lập tức hủy bỏ mít tinh, rồi có người ném đồ đạc, xô đẩy, ẩu đả, có người bị thương ở đầu và chảy máu. (Ảnh: Vision Times)

Về số lượng người tham gia mít tinh, đơn vị tổ chức cho biết, ít nhất khoảng 150.000 người đã tham dự; tuy nhiên, phía cảnh sát cho biết, lúc cao điểm có 11.680 người tham dự. Còn người phát ngôn của Nhóm mít tinh dân sự Lưu Dĩnh Khuông cho biết, tối cùng ngày anh bị cảnh sát bắt giữ tại Wanchai, tội danh liên quan đến kích động quần chúng, và vi phạm điều khoản “không tập trung đông người ở Vườn hoa Chater và đường Chater” trong thông báo phản đối. 

150.000 người tham dự mít tinh “Thiên hạ chế tài”, cảnh sát dùng lựu đạn hơi cay và bắt người

Theo Đài RTHK đưa tin, cuộc mít tinh “Thiên hạ chế tài” được được cảnh sát phát đi thông báo không phản đối, khoảng 15:00  giờ chiều ngày 19/1 tại Vườn hoa Chater và đường Chater đã tổ chức cuộc mít tinh theo hình thức “nước chảy”; người dân tham gia tại hiện trường liên tiếp đến chật kín, cộng thêm ở khu vực Trung Hoàn xuất hiện người đấu tranh “dũng vũ” áo đen, nên dẫn đến đợt xung đột chảy máu đầu tiên giữa người dân và cảnh sát. 

Khoảng 16:00, chủ nhiệm Phòng quan hệ cảnh sát và thị dân Quận Đông thuộc cảnh sát Hồng Kông mặc thường phục bước lên sân khấu cuộc mít tinh, yêu cầu ông Lưu Dĩnh Khuông tuyên bố chấm dứt mít tinh, nhưng yêu cầu này đã khiến cho thị dân ở bên dưới sân khấu bất mãn; sau đó, người dân tại hiện trường phát hiện có một số cảnh sát mặc thường phục, nên lập tức bao vây ẩu đả, cảnh sát chống bạo động tăng chi viện và ném lựu đạn hơi cay, hiện trường trở lên hỗn loạn. 

Sau đó, nhiều người tham dự mít tinh đã chuyển sang đi tàu cao tốc đến khu vực Cửu Long để “dạo phố” kháng nghị, đến khoảng  22:00, khu vực Vượng Giác vẫn có hàng trăm người tập trung hai bên đường, tiếp tục đối đầu với cảnh sát; còn cảnh sát vẫn theo cách làm cũ, ở khu vực dân cư lục soát thanh niên mặc áo đen không phân biệt là ai.

Buổi tối, ông Ngô Lạc Tuấn thuộc Phòng cảnh sát cấp cao Tổng khu Đảo Hồng Kông cho biết, ít nhất 4 cảnh sát bị thương, trong đó có một người nhập viện quan sát thêm; tại khu vực hiện trường cuộc diễu hành, cảnh sát triển khai hành động chặn đường kiểm tra và bắt giữ 8 người nam giới, trong đó có một người nghì có vũ khí tấn công. 

Còn về việc cảnh sát thường phục bị đánh, ông Lưu Dĩnh Khuông cho biết, cho đến đến sau khi người dân tập trung đông và sự bất mãn dâng cao thì cảnh sát thường phục mới chịu trưng ra chứng nhận ủy nhiệm, nên cảnh sát Hồng Kông cần chịu trách nhiệm lớn nhất. Tuy nhiên, sau khi ông Lưu giải thích nguyên nhân với truyền thông Hồng Kông, trước mặt truyền thông và công chúng, cảnh sát đã bắt ông đi. 

Do một trong những chủ đề cuộc diễu hành lần này là yêu cầu các nước “chế tài Hồng Kông”, nên chính phủ Hồng Kông vào buổi chiều cũng phát đi tuyên bố nói, “bộ phận người tập trung yêu cầu chính phủ nước ngoài can thiệp vào sự vụ Hồng Kông và thực thi ‘chế tài’, về việc này, chính phủ Đặc khu rất lấy làm tiếc”, Chính phủ Đặc khu nhắc lại, nước ngoài không nên dùng bất cứ hình thức nào để can dự vào công việc nội bộ của Hồng Kông. 

Người dân Hồng Kông lên án cảnh sát

Theo Apple Daily đưa tin, nghị viên hội đồng quận thuộc đảng Dân chủ Ngô Đào Khang đã xảy ra cãi vã với cảnh sát. Ông cáo buộc trước đó ông đã bị cảnh sát xô vào tường, nghi ngờ điện thoại của ông là lấy cắp, trong lúc này có nhiều cảnh sát dùng lời lẽ thô bạo để đe dọa ông, ông bị bắt phải mở khóa điện thoại để chứng minh là điện thoại của mình. Ngoài ra, ông khi ông đang chụp ảnh, nhưng có cảnh sát cáo buộc ông liên tiếp chụp ảnh là ngăn cản cảnh sát làm việc công, nên bị buộc phải dừng quay phim chụp ảnh. 

Ông Trần, một thị dân Hồng Kông cho biết, khi cảnh sát chặn ông lại để kiểm tra, buộc ông bỏ khẩu trang ra, lại còn nói trước khi chặn ông lại đã có yêu cầu nhưng ông không nghe theo, tuy nhiên ông Trần phản bác cách nói của cảnh sát. Khi ông tranh luận với cảnh sát, ngược lại còn bị cảnh sát đe dọa, nếu ông “tiếp tục nhiều lời, thì sẽ đưa ông về đồn”, nhưn cảnh sát bị ông hỏi vặn lại “giải thích xem tôi có được nói nhiều hay không”. Sau đó ông được thả. 

Theo Đài Tân Đường Nhân (NTDTV) đưa tin phỏng vấn một số thị dân Hồng Kông, ông K nói: “Tôi cảm thấy tình hình bạo lực của cảnh sát ngày càng nghiêm trọng. Thái độ của họ đối với ‘hòa bình, lý tính, phi bạo lực’ ngày càng nghiêm trọng, ngay cả những người đấu tranh không ở tuyến đầu đi nữa, cũng bị đối đãi giống như người ở tuyến đầu, bị đánh đập.”

Cô T nói: “Chúng tôi chắc chắn sẽ vô tội. Lịch sử sẽ phán xét chúng tôi vô tội. Đây là lòng tin mà chúng tôi vẫn kiên trì theo đuổi. Hy vọng các nước khác có thể hiểu được tình hình chân thực của Hồng Kông, dù là yêu cầu của chúng tôi hay là vấn đề bạo lực của cảnh sát cũng vậy.”

Luật sư Nhân quyền Hồng Kông Tang Phổ nói: “Tôi cảm thấy những lời lẽ của cảnh sát là vô lý, tập trung mít tinh diễu hành là điều được đảm bảo trong tự do ngôn luận. Đạo luật Nhân quyền Hồng Kông, và Luật Cơ bản đều có điều luật liên quan, nếu họ (cảnh sát Hồng Kông) vi phạm, thì bằng như công nhiên phá vỡ nó, tức mặt nạ giả của Luật cơ bản”. 

Ông Tang Phổ còn cho biết, điều này bằng như tuyên cáo với toàn thế giới “một quốc gia, hai chế độ” là lời nói dối, toàn thế giới sẽ tăng cường chế tài và gây áp lực đối với Bắc Kinh.

Một số hình ảnh tại cuộc mít tinh: 

 

(Ảnh: Vision Times)

Trí Đạt (Theo Vision Times)

 

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, miền Trung sẽ mưa lớn diện rộng

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

17 giây ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

3 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

4 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

4 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

4 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

6 giờ ago