Công ty SenseNets tại Thâm Quyến, chuyên về phân tích video thông minh gần đây đã bị rò rỉ thông tin quy mô lớn. Hơn 2,5 triệu thông tin cá nhân và hơn 6,8 triệu địa điểm đi lại cá nhân đã bị rò rỉ ra ngoài.
Lỗ hổng của SenseNets được nhà nghiên cứu an ninh mạng Victor Gevers của Quỹ phi lợi nhuận GDI tại Hà Lan phát hiện. Ông Victor Gevers mới đây đã công bố thông tin nói trên trên Twitter nói, kho dữ liệu nhận dạng khuôn mặt của SenseNet không được bảo vệ bằng mật khẩu, có thể cung cấp cho bất cứ ai xem và tải xuống. Kho dữ liệu của công ty này lưu trữ đến 2,56 triệu hồ sơ người dùng, gồm có tên tuổi, số thẻ căn cước, ngày sinh, nơi ở, v.v. Dữ liệu này ở trạng thái không được bảo vệ trong nhiều tháng.
Chỉ trong 24 giờ, đã có hơn 6,8 triệu thông tin địa điểm đi lại được ghi lại, các địa điểm ghi lại gồm có cục cảnh sát, khách sạn, điểm truy cập internet, địa điểm du lịch, v.v.
Theo phân tích của ông Victor Gevers, những người trong hồ sơ được ghi lại này phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Tháng 7 năm ngoái, ông Victor Gevers đã cố gắng liên lạc với SenseNets để cảnh báo về vấn đề rò rỉ thông tin, tuy nhiên công ty đã không hồi đáp. Đến hiện tại, nhân viên của SenseNets vẫn từ chối trả lời về vấn đề rò rỉ thông tin nói trên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc và cơ quan cảnh sát khi tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương cũng không đưa ra bình luận nào. Truyền thông Trung Quốc cũng tiến hành phong tỏa thông tin liên quan, các tin liên quan đến sự việc này cũng bị xóa bỏ. Chỉ có tờ Caixin dẫn lời của một nhân sĩ cho biết, công ty SenseNets hiện đang tiến hành điều tra nội bộ.
Theo BBC, công ty SenseNets được thành lập năm 2015. Trên trang web chính thức của công ty này có nói, “định vị là công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) và an ninh”, có hệ thống nhận diện khuôn mặt, hệ thống phân tích nhóm người, hệ thống theo dõi người đi bộ và các sản phẩm khác kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo với bảo mật.
Trang web của công ty liệt kê một số trường hợp hợp tác cho thấy, các đối tác của công ty là các cơ quan công an ở các tỉnh thành khác nhau ở Trung Quốc, bao gồm việc hợp tác thành lập phòng thực nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt với cơ quan an ninh Liên Vân Cảng ở Giang Tô, cung cấp công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho Công an tỉnh Quảng Đông trong sự kiện kháng nghị ở Ô Khảm để cố định chứng cứ.
Còn theo trang web của NetPosa Technologies (công ty mẹ của SenseNets) cho biết, số lượng camera giám sát kết nối mạng của công ty là gần 2 triệu chiếc, trong đó có gần 1,4 triệu chiếc đang sử dụng. Thông tin từ trang web của NetPosa Technologies còn nói, công ty này có văn phòng tại Tân Cương.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) hồi năm ngoái có công bố một bản báo cáo cho biết, chính quyền Trung Quốc lắp đặt phần mềm dự báo dựa vào phân tích dữ liệu tại Tân Cương. Báo cáo chỉ ra, phần mềm này thông qua camera giám sát, chương trình trộm dữ liệu Wi-Fi sniffing, v.v hoặc các hệ thống nhận diện để thu thập thông tin, để tiến hành đánh dấu và theo dõi những người được cho là có khả năng tạo thành mối đe dọa đến chính quyền.
Bình luận của BBC chỉ ra, mạng lưới camera khổng lồ của Trung Quốc (Sky Net), khiến nhiều người đặt nghi vấn liệu chính quyền Trung Quốc có xâm phạm quyền riêng tư của người dân, và tiến hành giám sát, đe dọa những người bất đồng chính kiến, người dân tộc thiểu số hay không.
Huệ Anh
Xem thêm:
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…