800.000 người tại Hồng Kông tham gia diễu hành ngày Nhân quyền Quốc tế

Hôm Chủ Nhật (8/12), lần đầu tiên sau hơn bốn tháng, Mặt trận Dân quyền Hồng Kông (CHRF) đã nhận được thông báo của cảnh sát về việc không phản đối “Diễu hành Ngày Nhân quyền Quốc tế”, hoạt động diễu hành rầm rộ lại trở lại trên khu đảo Hồng Kông, mọi người tham gia tấp nập cho đến khuya. Theo CHRF tuyên bố, có khoảng 800.000 người tham gia kêu gọi Chính phủ Hồng Kông đáp ứng năm yêu cầu chính.

“Diễu hành ngày Nhân quyền quốc tế” tại Hồng Kông với khoảng 800.000 người tham gia xuất phát từ khởi xướng của Mặt trận Dân quyền Hồng Kông, yêu cầu Chính phủ Hồng Kông thực hiện năm yêu cầu của người Hồng Kông (Ảnh: Epoch Times)

Cuộc diễu hành do CHRF phát động bắt đầu từ 3 giờ chiều đến 10 giờ tối; tuyến đường diễu hành bắt đầu từ Công viên Victoria, qua đường Causeway, đường Leighton, phố Yi Wing, đường Yee Wo, đường Hennessy, đường Queen, khu trung tâm đường Queen, khu trung tâm đường Des Voeux, và diễu hành đến khu vực dành cho người đi bộ trên đường Chater. Mọi người cùng nhau kêu gọi “Điều tra cảnh sát bạo lực, bảo vệ nhân quyền; Năm yêu cầu chính, một không thể thiếu”, “Bầu cử phổ thông đích thực”…

Ngoài các yêu cầu của Phong trào chống Dự luật Dẫn độ, thị dân Hồng Kông cũng hô các khẩu hiệu như “Phóng thích tất cả những luật sư bảo vệ nhân quyền”, “Bảo vệ tự do tôn giáo”, để lên tiếng cho các nhóm người bị đàn áp như tại Tân Cương và Tây Tạng ở Trung Quốc Đại Lục.

Trong nhiều tháng qua, tình hình ở Hồng Kông và thế giới đã thay đổi đáng kể: cảnh sát bắt bớ bừa bãi, nạn giới chức cầm quyền bao che phe cánh, ném bom cay, sinh viên bị tấn công tình dục và thậm chí mất mạng trong đàn áp… đã để lại cảnh tượng thảm họa nhân đạo không thể xóa nhòa trong tâm trí người dân Hồng Kông. Có thể nói, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại thêm một lần gây chú ý chưa từng có từ cộng đồng quốc tế vì đàn áp nhân quyền và tự do của người Hồng Kông và Đại Lục, chà đạp lên cam kết “một quốc gia, hai chế độ”.

Giờ đây, một lần nữa người Hồng Kông lại cùng nhau ra đường kháng nghị với ý chí kiên định hơn, mọi người cùng nhau giơ năm ngón tay tượng trưng cho năm yêu cầu chính; đến khi trời tối họ bật đèn điện thoại di động tạo thành biển đèn lung linh….

Kết nối toàn cầu quan tâm đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc

Trước khi cuộc diễu hành bắt đầu, người triệu tập của CHRF là Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham) đã đọc tuyên bố diễu hành, ông cho biết ngày 10/12 năm nay là kỷ niệm 70 năm “Ngày Quốc tế về nhân quyền”, chủ đề là “Giới trẻ dấn thân bảo vệ nhân quyền”. Lần này chúng ta không chỉ bảo vệ Hồng Kông mà còn thúc đẩy phong trào nhân quyền quốc tế với xã hội dân sự toàn cầu. CHRF yêu cầu Chính phủ Hồng Kông tuân thủ “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người” và các “Công ước Nhân quyền của Liên hợp quốc”, qua đó thực thi “năm yêu cầu chính” của người dân.

Sầm Tử Kiệt cho biết, trong vài tháng qua, người dân Hồng Kông đã trải qua khủng hoảng nhân đạo thảm khốc, lần này họ muốn cho thế giới hiểu rằng: “Ngay cả khi chúng ta đối mặt áp bức tàn khốc, chúng ta vẫn sẽ đòi hỏi năm yêu cầu chính, tuyệt đối không lùi bước.” Người Hồng Kông cũng biết nhiều thảm họa nhân quyền đang xảy ra ở Trung Quốc Đại Lục, “tuần hành hôm nay đóng vai trò như kết nối toàn cầu để nói về quyền con người.”

Lần diễu hành ôn hòa trước đó của CHRF nhận được thông báo không phản đối của cảnh sát đã cách bốn tháng. Dù vậy, trong hoạt động này, cũng dày đặc cảnh sát dõi theo. Tờ Vision Times (Mỹ) đưa tin, trước khi cuộc diễu hành bắt đầu, tại đường Percival ở Vịnh Causeway đã diễn ra cảnh đối đầu tranh cãi giữa hàng chục cảnh sát chống bạo động và thị dân, từng có lúc cảnh sát tố cáo thị dân tập trung bất hợp pháp và giơ cờ đen để cảnh báo rằng họ có thể phóng hơi cay. Trong cuộc diễu hành, tại bên ngoài Phố Paterson nổi tiếng ở Vịnh Causeway, thị dân Hồng Kông đã đồng loạt mở những chiếc dù hình thành thế trận đối đầu với cảnh sát…

Tình cảnh của người Hồng Kông là nhu cầu phản kháng tự nhiên trước áp bức

A Lãng, một người tham gia diễu hành cho biết anh rất vui về thông báo không phản đối nhưng cũng có lo ngại nhất định, chất vấn việc trong quá khứ cảnh sát thường “tính sổ” sau mùa thu, trấn áp những tiếng nói bất đồng.

Chị Chu, một người tham gia khác cho biết, trong vài tháng qua phải chứng kiến tình trạng hủ bại và bạo lực chính trị, giới quan chức bao che cho nhau, công dân đã bị tước đoạt quyền tự do diễu hành, vì vậy dịp này chị tham gia để đấu tranh cho nhân quyền, cảm thấy tràn đầy hào hứng. Chị nhấn mạnh rằng người dân Hồng Kông luôn yêu chuộng hòa bình, tình cảnh ngày nay chẳng qua là phản kháng tự nhiên trước áp bức, “Bao nhiêu chuyện giới quan chức làm trong bóng tối suốt thời gian từ khi Hồng Kông trả về Đại Lục đã được bày lên bàn, trong thời gian dài còn nhiều người Hồng Kông chưa thức tỉnh, nhưng qua chiến dịch lần này đã có thêm rất nhiều người tỉnh ngộ”.

Một người tham gia khác, bà Trần thể hiện tâm trạng tức giận kể rằng, nhiều bạn trẻ trong đó có con bà đã bị đánh đập vì tham gia đấu tranh dân chủ, chúng đã bất chấp tương lai của bản thân vì cuộc đấu tranh cho nhân quyền và tự do, hoàn toàn không có nghĩ tư lợi cho bản thân, “Thật đáng thương, cho nên tôi không thể không ra ngoài hưởng ứng. Người Hồng Kông chúng ta phải cố lên, phải phản kháng.” Bà lên án ĐCSTQ đứng đằng sau thao túng, xâm phạm nhân quyền; bà Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) vì tiền lương mà phản bội Hồng Kông.

Thị dân Hồng Kông cảm kích vì giới trẻ đấu tranh cho Hồng Kông

Ông Tưởng (Jiang), một nhân viên văn phòng tham gia diễu hành cho biết, “Nỗ lực hưởng ứng (diễu hành Ngày Nhân quyền quốc tế), qua đó để Chính phủ Hồng Kông thấy đông đảo người dân không hài lòng với các vấn đề hiện tại của Hồng Kông.” Ông lên án Chính phủ Hồng Kông đã không xuất phát từ ý dân, mọi hành động chỉ theo ĐCSTQ vi phạm quyền dân chủ, tự do và tâm nguyện của người Hồng Kông, “Nếu cảnh sát Hồng Kông có thể lắng nghe nhiều hơn và thành lập ban điều tra độc lập, tự biết kiềm chế, thì tin rằng người dân Hồng Kông sẽ kiềm chế và thỉnh nguyện trong hòa bình…; còn nếu Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn, tin rằng người dân Hồng Kông cũng sẽ có những hành động kiên quyết để chống lại.”

Lấy những sinh viên phản kháng tại Đại học Bách khoa làm ví dụ, ông Tưởng ca ngợi những người trẻ này là “đáng được khích lệ hoặc hỗ trợ, họ đã làm rất nhiều việc mà thế hệ trung niên hoặc lớn tuổi hơn chúng tôi không dám làm hoặc không bao giờ nghĩ đến, họ đã lôi kéo được nhiều người xuống đường để hưởng ứng.”

Gửi thông điệp mạnh mẽ cho thế giới

Ông Lưu Tế Lương, một nhà bình luận thời sự tham gia cuộc diễu hành đã cho biết, hôm nay đã có sự tham gia của số lượng lớn người, chỉ cần nhìn vào cuộc bầu cử hội đồng quận có khoảng 1,7 triệu người đã bỏ phiếu cho phe dân chủ thì sẽ thấy không có gì đáng ngạc nhiên khi cả triệu người tham gia. Ông tin rằng tình hình gần đây sẽ khiến mọi người cảm thấy được khích lệ, tiêu biểu như đại thắng của phe dân chủ, việc ký thông qua Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông của Tổng thống Mỹ Trump; còn hiện nay Quốc hội các nước như Mỹ, Canada, Anh và Úc đang thảo luận về cách xử phạt các quan chức Hồng Kông, cho nên chắc chắn trong tương lai không xa người đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông có thể giành được năm yêu cầu chính.

Ông tin rằng mọi cuộc diễu hành với số người đông đảo sẽ trở thành áp lực lớn đối với Chính phủ, “Đặc biệt trải qua nửa năm bị bạo lực của cảnh sát, nhưng giờ đây người dân Hồng Kông vẫn xuống đường. Tôi nghĩ đây là thông điệp lớn nhất đối với cộng đồng quốc tế, để cộng đồng quốc tế tiếp tục gây áp lực đối với ĐCSTQ”.

Vào lúc 8:15 tối, CHRF thông báo có khoảng 800.000 người tham gia diễu hành. Người triệu tập Sầm Tử Kiệt kêu gọi mọi người có mặt tham gia sớm về nhà, đồng thời bày tỏ hy vọng Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga sẽ sớm thành lập ban điều tra độc lập đích thực để đáp lại lời kêu gọi của công chúng.

“Diễu hành ngày Nhân quyền quốc tế” tại Hồng Kông với khoảng 800.000 người tham gia xuất phát từ khởi xướng của Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền, yêu cầu Chính phủ Hồng Kông thực hiện 5 yêu cầu của người Hồng Kông.
Biểu ngữ “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”.
Biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng”.

Tuyết Mai (Ảnh: Epoch Times)

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

38 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

45 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago