Ai là kẻ giết người hàng loạt nhiều nhất trong lịch sử thế giới?

Ai là kẻ giết người hàng loạt nhiều nhất trong lịch sử thế giới? Adolf Hitler, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa, “kiến trúc sư” của vụ thảm sát Holocaust hay độc tài Joseph Stalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, người nổi tiếng với các cuộc thanh trừng chính trị khét máu? Có điều, cả Adolf Hitler và Joseph Stalin cộng lại, không bằng một phần tội ác của Mao Trạch Đông, đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chỉ tính riêng chiến dịch Đại Nhảy vọt, đã dẫn tới cái chết của 45 triệu người, khiến nó “dễ dàng” đoạt “quán quân” giết người lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại.

Tròn 70 năm ĐCSTQ ra đời và gần 60 năm sau đại chiến dịch giết người đó, ngày nay ĐCSTQ đã trở thành một chính quyền lạm dụng quyền lực bạo ngược và bạo lực nhất trên hành tinh. Giết chóc đã trở thành một trong những “phương cách” cần thiết nhất để ĐCSTQ duy trì quyền lực của nó. Do đó, ĐCSTQ không chỉ giết hại nhiều người mà còn giết hại một cách tàn ác nhất để đe dọa người dân và những người không cùng quan điểm với nó một cách rất hiệu lực…

“Ngày đau buồn” của Hồng Kông

Ngày 1/10/2019, trong khi lãnh đạo Bắc Kinh “ăn mừng” 70 năm chế độ sống “thọ” hơn Liên bang Xô Viết  (chỉ tồn tại 69 năm, từ 1922-1991) bằng cuộc diễu binh hoành tráng, với sự “huy động” của 15.000 quân và 100.000 dân thường cùng màn “phô diễn” dàn vũ khí hiện đại thì tình cảnh ở Hồng Kông hoàn toàn trái ngược.

Cũng ngày này, tại Hồng Kông là các cuộc biểu tình “Ngày đau buồn” và cảnh sát nổ súng trên khắp Hương Cảng để ngăn chặn người dân biểu tình ủng hộ dân chủ. Ngày hôm ấy, tại Hồng Kông, tất cả các phương tiện giao thông công cộng bị đóng cửa hoặc hủy bỏ. Đường phố bị chặn bởi chướng ngại vật do cảnh sát dựng lên. Những “trận chiến” đường phố của người biểu tình được gọi bằng cái tên mỹ miều là “Nước mắt” vì bất cứ ai không đeo mặt nạ chống khí cay đều bị phỏng mắt. Hồng Kông gọi hôm ấy là “Ngày quốc tang” – “Ngày đau buồn” với sự kiện học sinh bị bắn đạn thật và đường phố mịt mù khói lửa.

Những cảnh tượng này trái ngược hoàn toàn với “màn hình” được dàn dựng tại Bắc Kinh, nơi các cuộc diễu hành quân sự và dân sự đang diễn ra phô trương, rầm rộ để đánh dấu sự kiện Mao Trạch Đông thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc cách đây 70 năm.

Trong khi ở Đại Lục, ĐCSTQ kỷ niệm hoành tráng 70 ngày thành lập chính quyền, thì ở Hồng Kông gọi hôm ấy là “Ngày quốc tang” – “Ngày đau buồn” với sự kiện học sinh bị bắn đạn thật và đường phố mịt mù khói lửa. (Ảnh trái: Chụp màn hình CCTV; Ảnh phải: Secretchina.com)
Trong khi dàn lãnh đạo ĐCSTQ như Tập Cận Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cùng tham dự buổi lễ phô trương sức mạnh quân sự tại Đại Lục, thì người Hồng Kông rải giấy tiền vàng bạc khắp mặt đường ở vịnh Causeway biểu thị “không có quốc khánh, chỉ có quốc tang”. (Ảnh trái: chụp màn hình CCTV; Ảnh phải: Epoch Times)

Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và phái đoàn quan chức Hồng Kông đã tham dự lễ kỷ niệm tại Bắc Kinh như là một động thái thể hiện sự đoàn kết với chính quyền TƯ. Trong khi bà Lâm mỉm cười nhìn đoàn diễu hành đại diện cho Hồng Kông đi qua lễ đài thì tại quê nhà, các quan chức Hồng Kông đã tham dự một buổi lễ chào cờ sau cánh cửa đóng kín, và tình trạng bất ổn đang xảy ra tại Hồng Kông đã được “thu nhỏ, giảm bớt” trước khi gửi về Đại Lục.

Một loạt các cuộc biểu tình đã đồng loạt nổ ra khắp thành phố Hồng Kông chỉ vài giờ sau khi chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Bắc Kinh kêu gọi đoàn kết dân tộc. Thành phố Hồng Kông đã trải qua một trong những ngày bạo lực nhất trong lịch sử quốc đảo, khi cảnh sát bắn 6 phát súng đạn thật, 1.407 viên đạn hơi cay, 192 viên đạn túi đậu và 923 viên đạn cao su. Số đạn được bắn ra trong ngày 1/10 vượt xa tổng số đạn cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng trong 3 tháng trước đó,  khiến hơn 100 người phải nhập viện, 5 người trong tình trạng nguy kịch. Và chấn động nhất là vụ một thanh niên 18 tuổi bị cảnh sát bắn đạn thật vào ngực.

Trên đường Tai Ho ở Tsuen Wan, khoảng 4 giờ chiều ngày 1/10, một người biểu tình đã bị cảnh sát dùng đạn thật bắn trúng ngực. (Ảnh HKUSU Campus TV)
Người biểu tình ở khu vực Wan Chai bị cảnh sát trấn áp và bắt giữ. (Ảnh: Epoch Times)

Các kênh truyền hình Hồng Kông và video trên mạng xã hội ngày hôm đó đã phát đi phát lại khoảnh khắc người thanh niên biểu tình bị bắn vào ngực ở cự ly gần bởi cảnh sát vũ trang ở Tsuen Wen. Một người biểu tình khác muốn đến gần để giúp đỡ, kết quả lại bị cảnh sát đánh ngã xuống đất. Những cảnh sát khác đến hỗ trợ ít nhất có 2 người cầm súng, 1 người cầm bình xịt hơi cay chĩa về phía người biểu tình. Hơn nữa, cảnh sát cũng không tiến hành hỗ trợ cấp cứu người bị trúng đạn và để mặc nạn nhân nằm dưới đất.

Cú sốc của thảm kịch này đã vượt xa những gì mà người Hồng Kông từng chứng kiến. Mặc dù người bị bắn vẫn đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện, cảnh sát và các chính trị gia Bắc Kinh đã nhanh chóng bảo vệ vụ nổ súng là hoàn toàn hợp pháp, với lý do cảnh sát lo sợ cho mạng sống của anh ta. Có điều, trong khi viên cảnh sát được trang bị các vũ khí chí mạng như súng đạn cao su, bình xịt hơi cay, dùi cui và súng ngắn ổ xoay, thì người trẻ 18 tuổi ấy trong tay không có gì khác ngoài một cây gậy.

Được ĐCSTQ “bật đèn xanh”, sự tàn bạo của cảnh sát giờ đang được bình thường hóa ở Hồng Kông. Báo cáo gần đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế xác nhận rằng, lực lượng cảnh sát Hồng Kông đang triển khai các chiến thuật liều lĩnh và bừa bãi trong các vụ bắt giữ của họ, cũng như tiến hành nhiều vụ đánh đập, tra tấn người biểu tình và các vụ “mất tích” đang tăng lên.

Những cái chết bí ẩn ở Hồng Kông

Vào đêm hè nóng nực đầu tháng 7/2019, hàng ngàn người Hồng Kông đã tập trung tại bến cảng để tôn vinh người phụ nữ 28 tuổi mà nhiều người trong số họ chưa từng gặp mặt. Dưới ánh sáng rực rỡ của vòng đu quay bên bến cảng, họ thắp nến, hát vang những bài hát cầu nguyện Chúa và gọi cô là “người dũng cảm”. Cái chết của người phụ nữ – được hầu hết mọi người trên thế giới biết đến với cái tên là Mak – là “nghi phạm” tự tử thứ tư kể từ khi các cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ nổ ra vào ngày 9/6.

Ngày 31/8, khi những người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động tại ga Prince Edward MTR, cảnh sát bị cáo buộc có những hành vi côn đồ và đánh đập bừa bãi ngay cả với những người đi lại trong ga tàu. Cảnh sát tại nhà ga Prince Edward đã tiến hành đóng cửa và hành hung những người bên trong. Khi phóng viên và nhân viên cứu hộ y tế yêu cầu được vào trong thì bị cảnh sát thẳng thừng từ chối.

https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=6SpePJBPSPg

Thông tin từ Diễn đàn LIHKG của Hồng Kông tiết lộ, có 6 người biểu tình tử vong vì bị cảnh sát bẻ ngoặt cổ từ phía sau. Trang Hồng Kông Free Press cũng vô tình quay được đoạn video một người phụ nữ phản ứng khi một người bạn của cô bị tử vong tại ga Prince Edwward, bố của người này đã đến trụ sở cảnh sát Hồng Kông đòi thi thể, kết quả cũng “bị mất tích”.

Bất chấp nhà cầm quyền, cảnh sát, Công ty Đường sắt Cao tốc Hồng Kông (MTR Corp) liên tục khẳng định không có bất kỳ cái chết nào xảy ra vào tối ngày 31/8. Người dân Hồng Kông vẫn tự phát đến ga Prince Edward đặt hoa tưởng niệm, dù bị cảnh sát dùng bạo lực xua đuổi. Ngày 6/9, hàng trăm người Hồng Kông đã tập trung ở cổng B của ga Prince Edward, quỳ xuống thỉnh cầu MTR Corp giao video đóng cửa nhà ga tối ngày 31/8 để làm rõ sự thực.

Ngày 31/10, người dân Hồng Kông đã tổ chức hoạt động tưởng niệm người đã chết trong sự kiện cảnh sát tấn công người dân ở nhà ga Prince Edward cách đây 2 tháng. (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 31/10, người dân Hồng Kông đã tổ chức hoạt động tưởng niệm người đã chết trong sự kiện cảnh sát tấn công người dân ở nhà ga Prince Edward cách đây 2 tháng. (Ảnh: Epoch Times)

Vài ngày sau sự kiện chấn động này, các nơi ở Hồng Kông liên tiếp xuất hiện nhiều vụ rơi từ trên cao xuống tử vong, đặc biệt là từ ngày 5 – 6/9, trong 21 tiếng đồng hồ có 1 vụ treo cổ tự tử, 6 vụ rơi từ trên lầu xuống, 1 vụ “không may” bị trượt chân rơi từ trên cao xuống và tử vong. Những vụ tử vong bất thường này đều được cảnh sát thông báo là “tự tử” và người Hồng Kông có nhiều lý do để nghi ngờ, liệu có phải cảnh sát đánh chết người biểu tình, rồi tạo chứng cứ “tử vong ngoài ý muốn” để che đậy sự thực.

Ngày 3/9, hai trường trung học công lập Sa Điền và trung học Po Leung Kuk Tang Yuk Tien đã gửi thông báo cho phụ huynh liên quan đến cái chết của hai học sinh. Điều kỳ lạ là nội dung của hai thông báo đến từ hai trường khác nhau lại không có sự khác biệt nhiều. Trong đó, thông báo một học sinh qua đời ngày 2/9,  một người qua đời ngày 30/8 cùng đều nhấn mạnh rằng, học sinh “không may qua đời”, và đều lấy lý do “liên quan đến vấn đề riêng tư” để từ chối tiết lộ cụ thể nguyên nhân tử vong. Phần lớn người dân Hồng Kông đều nhận định rằng, cả hai thông báo trên có rất nhiều điểm đáng ngờ và “không thể không khiến cho người ta nghĩ đến những cảnh sát đen máu lạnh”.

Ngày 22/9, người ta phát hiện một thi thể nữ bị bầm dập trong tình trạng lõa thể trôi dạt trên biển gần bờ Yau Tong, giáp dãy Đỉnh Quỷ (Devil’s Peak). Ngày 16/10, khắp Hồng Kông từ giáo viên, sinh viên, học sinh cho tới các nhân giới khác đều đặt hoa tưởng niệm và căm phẫn khi biết tin cái xác đó chính là Trần Ngạn Lâm (Chan Yin Lam) vừa tròn 15 tuổi, là học sinh trung học ở Tseung Kwan O, Hồng Kông.

Cô bé là vận động viên từng đạt huy chương Meritorious Relay về bơi lội. Cao 1,53 mét, da trắng, tóc dài. Thiếu nữ xinh xắn tài năng này đã tham gia các cuộc biểu tình chống đối Dự luật Dẫn độ từ những ngày đầu và cùng với nhiều học sinh xuống đường đấu tranh đòi dân chủ tự do cho Hồng Kông.

Thi thể nữ sinh 15 tuổi Trần Ngạn Lâm bị phát hiện nổi trên mặt biển trong tình trạng lõa thể, đã bị nhanh chóng hỏa táng và chôn cất, cảnh sát nói rằng nguyên nhân cái chết của cô không có gì khả nghi. Tuy nhiên cư dân mạng đã chỉ ra nhiều điểm nghi ngờ xung quanh việc này, cũng như nhiều vụ “tự sát” thời gian gần đây tại Hồng Kông. (Ảnh từ internet)

Gia đình và bạn bè phát hiện Trần Ngạn Lâm mất tích ngày 19/9 và lần cuối chia tay với bạn bè tại ga tàu điện ngầm MRT MeiFu, Hồng Kông. Trong cuộc họp báo ngày 11/10, cảnh sát Hồng Kông cho biết Trần Ngạn Lâm chưa bao giờ bị bắt liên quan đến các cuộc biểu tình đang diễn ra, và cũng từ chối trả lời khi được phóng viên hỏi “liệu cô bé đã từng bị bắt vì một lý do khác không?”. Một trong những bức ảnh cho thấy một thiếu nữ có gương mặt giống hệt nữ sinh Trần đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt trói hai tay ngược ra sau cùng với một em gái khác từ ga MRT, rồi sau đó mang đi. Gia đình Trần Ngạn Lâm xác nhận bộ quần áo trong tấm ảnh đó là bộ quần áo lúc em mặc rời khỏi nhà.

Một thiếu nữ có gương mặt giống hệt nữ sinh Trần đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt trói hai tay ngược ra sau cùng với một em gái khác từ ga MRT, rồi sau đó mang đi.

Trần Ngạn Lâm là một trong hàng trăm trường hợp những người trẻ Hồng Kông bị mất tích, tai nạn vô lý hay tự tử bất thường diễn ra khắp Hồng Kông suốt hơn 5 tháng qua cùng với nhiều ngàn sinh viên, học sinh bị đánh đập, tra tấn nhục hình, bạo lực tình dục… khi bị tống giam ở nhà tù Hồng Kông.

Ngày 10/10, Diễn đàn LIHKG Hồng Kông đã chia sẻ hình ảnh thi thể một người đàn ông quần áo xộc xệch, khuôn mặt úp xuống mặt đường, lòng bàn chân bị vỡ. Cùng ngày, các kênh truyền thông Hồng Kông cũng đưa tin xác nhận, khoảng 6 giờ tối tại tòa nhà Hin Keng Estate – Tai Wai, một người đàn ông họ Lian (31 tuổi) bị cho là rơi từ trên cao xuống thiệt mạng. Cảnh sát ngay sau đó đã nhanh chóng xác nhận đây là vụ tự tử và khẳng định cái chết không có gì đáng ngờ.

Một người đàn ông họ Lian (31 tuổi) bị cho là rơi từ trên cao xuống thiệt mạng

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng đã chỉ ra 6 điểm đáng ngờ: Thứ nhất, gần như không có máu trên mặt đất; thứ hai, bị gãy chân như vậy đáng lý phải chảy nhiều máu, nhưng cơ thể ít thấy vết máu; thứ ba, thi thể đã bị cứng, phần cổ tay có dấu vết bị trói hoặc bị còng trước đó; thứ tư, đầu nạn nhân nếu từ trên cao đập xuống thì tại sao không thấy óc bị phun ra; thứ năm, có vết bầm tím ở lưng thi thể; thứ sáu, thi thể không phải mới chết vì đã ngả màu trắng, xanh tím.

Công luận Hồng Kông cũng chia sẻ, trong phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ từ ngày 9/6 đến nay, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 2.379 người. Ngoài ra, có đến hơn 108 trường hợp “tự tử”, đa số là các vụ “nhảy lầu” và hầu hết đều rất đáng ngờ. Về độ tuổi, cao nhất là trên 60 tuổi, tiếp theo là từ 15 đến 30 tuổi. Điều đáng nói là phía cảnh sát Hồng Kông thường xuyên kết luận vụ án một cách vội vã.

Cảnh sát Hồng Kông – một “biến thể” của ĐCSTQ?

Vận mệnh của Hồng Kông đang bị “treo” trong thế cân bằng vì cả cảnh sát lẫn người biểu tình đều không sẵn lòng lùi bước. Sau hơn 20 tuần bất ổn, một vòng luẩn quẩn của sự ngờ vực đã leo thang khi đa số người Hồng Kông cay đắng “phát hiện” ra một viễn cảnh thực tế, rằng một bộ phận cảnh sát Hồng Kông đã trở thành “tay sai”của ĐCSTQ.

Niềm tin rằng chính những người thực thi và bảo vệ pháp luật của Hồng Kông hiện đang làm suy yếu luật pháp và trật tự đã củng cố mạnh mẽ bằng biến cố tối ngày 21/7 tại ga Yuen Long, trong một cuộc đụng độ khét tiếng nhất cho đến nay. Hơn 100 thành viên băng đảng xã hội đen mặc áo phông trắng đã tấn công không chỉ những người biểu tình mà cả những cư dân bình thường.

Nhóm côn đồ mặc áo trắng tấn công người tham gia diễu hành phản đối Dự luật Dẫn độ đang đợi tàu để về nhà tại nhà ga ở Yuen Long tối ngày 21/7. (Ảnh từ Twitter)

Hàng trăm cuộc gọi khẩn cấp tới cảnh sát, nhưng đến tận 39 phút sau cuộc gọi đầu tiên, cảnh sát Hồng Kông mới đến và cũng chỉ thẩm vấn sơ qua một vài người đàn ông nhưng không bắt giữ. Điều này cho phép những kẻ tấn công quay trở lại “mở” đợt tấn công lần hai, khiến ít nhất 45 người bị trọng thương, trong đó có một phụ nữ mang thai và một số phóng viên truyền thông, một số người bị chảy máu đầu, một trường hợp nguy kịch và vài trường hợp trong tình trạng nghiêm trọng.

Nhiều mặc áo đen tại đợi tàu để trở về nhà bị nhóm người mặc áo trắng tấn công tới tấp. (Ảnh cắt từ video)

Các cuộc tấn công ở ga Yuen Long gây sốc cho cả Hồng Kông và thế giới, dẫn đến sự nghi ngờ cảnh sát Hồng Kông thuê côn đồ đánh người dân và thông đồng với Hội Tam Hoàng khét tiếng. Đoạn video quay được cảnh cảnh sát trò chuyện với những người đàn ông được cho là thành viên của Hội Tam Hoàng đã gây ra sự phẫn nộ tại Hồng Kông, và nhiều người đã bắt đầu gán cho cảnh sát những cái tên như là ‘haak ging’ – ‘cảnh sát đen’.

Nhóm người mặc áo trắng tấn công người dân tối ngày 21/7 nhưng cảnh sát không có hành động gì. (Ảnh từ Facebook)

Gần đây nhất vào tối ngày 3/11, đã xảy ra một cuộc xung đột nghiêm trọng ở Trung tâm thương mại City Plaza, thuộc vùng ngoại ô phía đông Taikoo Shing. Đây là cuộc biểu tình tuần thứ 22 liên tiếp của người dân Hồng Kông.  Cảnh sát cáo buộc những người biểu tình phá hoại một nhà hàng trong trung tâm thương mại. Cuộc xung đột bùng nổ khi người biểu tình Hồng Kông hô to những khẩu hiệu ôn hòa phản đối sự can thiệp của Trung Quốc thì một người  đàn ông nói tiếng quan thoại mặc áo phông trắng đã dùng dao đâm chém nhiều người. Ủy viên hội đồng địa phương Triệu Gia Hiền (Chiu Ka-yin Andrew) cũng nằm trong số những người bị thương. Anh đã bị người đàn ông đó cắn đứt lìa tai.

Đám đông đã đối đầu với kẻ tấn công và cố gắng bắt giữ hắn ta. Nhà lập pháp của Đảng Dân chủ Đồ Cẩn Thân (James To) nói với các phóng viên rằng, còn có những người bị thương khác đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn dân biểu Triệu Gia Hiền. Có điều, “những cảnh sát này không phải giống như họ trước kia”, Julie, 24 tuổi, chỉ ngón tay vào cảnh sát, “Họ đến đây và xô đẩy chúng tôi. Điều đó không đúng”. Theo những người chứng kiến, cảnh sát dường như không phải đến để bảo vệ người biểu tình, mà là như “bảo vệ” cho kẻ đang đâm chém khi cố gắng xô đẩy người biểu tình ra xa.

Một lý do gây căng thẳng giữa người dân Hồng Kông và cảnh sát là câu hỏi về sự trung thành. Họ lo lắng không chỉ một bộ phận cảnh sát có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức xã hội đen mà còn trung thành với các “chỉ dụ” đến từ Bắc Kinh. Chính quyền ĐCSTQ đã đưa ra các phần thưởng như được mua nhà ưu đãi tại Đại Lục cho các sĩ quan cảnh sát nghỉ hưu; trao một vị trí nổi bật trong cuộc diễu hành mừng Quốc khánh tại Bắc Kinh cho một sĩ quan cảnh sát Hồng Kông có lập trường cứng rắn chống lại người biểu tình, và nghiêm trọng hơn, một số cảnh sát Hồng Kông đã được đào tạo tại các cơ sở cảnh sát Trung Quốc Đại Lục khét tiếng.

Mối quan tâm của người dân Hồng Kông càng dâng cao khi họ nghi ngờ việc sử dụng các “phần thưởng” chính trị của Bắc Kinh có thể trở thành một phần của hệ thống “bảo trợ” vô hình mang lại nguồn lợi vật chất và địa vị cho một “thực thể” quan liêu trong đội ngũ cảnh sát Hồng Kông – vốn từng được ca ngợi là tốt nhất của châu Á. Hồng Kông có thể phải đối mặt với hai tương lai rõ ràng: Sẽ trở thành một quốc gia cảnh sát hay một “tiểu bang” do người dân làm chủ?

Viên cảnh sát với bộ mặt đằng đằng sát khí chĩa thẳng súng vào dân thường lại được ĐCSTQ “khen thưởng”, đặc cách “một suất” trong lễ duyệt binh tại “đất mẹ”.

Việc chính quyền Hồng Kông ngày càng “tuân lệnh” Bắc Kinh, bằng chứng là những hành vi trấn áp người biểu tình ngày càng tàn bạo và mang tính côn đồ của cảnh sát Hồng Kông, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley khi đến thăm Hồng Kông vào tháng Mười cũng đã tuyên bố Hồng Kông có “nguy cơ trượt vào một quốc gia cảnh sát”.

Gần đây, đã có dấu hiệu xích mích giữa cảnh sát và một số quan chức chính phủ. Liên quan đến vụ tấn công tại ga Yuen Long ngày 21/7, Tổng Thư ký của Chính phủ Hồng Kông – ông Trương Kiến Tông (Matthew Cheung Kin-chung) đã công khai xin lỗi về cách xử lý của cảnh sát đối với các vụ tấn công, thừa nhận phản ứng của cảnh sát đã không đạt được sự mong đợi của công chúng. Đáp lại, Lâm Chí Vỹ (Lam Chi-wai), Chủ tịch Hiệp hội Sĩ quan Cảnh sát trẻ Hồng Kông cho biết, “những lời nhận xét vô trách nhiệm của Tổng Thư ký Trương Kiến Tông đã bỏ qua những nỗ lực, cống hiến, bất bình và hy sinh của các sĩ quan cảnh sát trong các cuộc biểu tình này”.

Sự đáp trả mạnh mẽ và trắng trợn của vị đại diện cảnh sát Hồng Kông này gửi tới quan chức cấp cao của Chính phủ Hồng Kông có thể là một “tín hiệu” cảnh báo người dân Hồng Kông về việc tương lai quốc đảo tự do này – vốn từng được xếp hạng là thành phố tốt nhất châu Á, sẽ “chuyển mình” giống chế độ cảnh sát nặng tay tàn bạo kiểu Bắc Kinh.

Cổ ngữ Trung Hoa có câu rằng “có thể lập tức có được thiên hạ chứ không thể lập tức trị được thiên hạ”. Trong lịch sử những ví dụ về việc cướp chính quyền bằng báng súng không ít, nhưng dùng súng để đối phó với người dân, duy trì chính quyền bằng bạo lực giết chóc thì điều này chỉ có ĐCSTQ mới “sáng tạo” ra.

Đức Huy

Đón xem tiếp Kỳ 2: Giết người là “đặc sản” của ĐSCTQ

Xem thêm:

Đức Huy

Published by
Đức Huy

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

32 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

58 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago