DeepSeek (Ảnh minh họa: Melinda Nagy / Shutterstock)
Gần đây, sự kiện “Hồng tỷ Nam Kinh” đã gây ra cuộc thảo luận sôi nổi trong và ngoài Trung Quốc. Một số cư dân mạng đã thử hỏi AI Trung Quốc Deepseek liệu có thể dùng sự kiện này làm chất liệu sáng tác để cải biên bài hát nổi tiếng “Đại triển hồng đồ” (Đại Phát Triển / Blueprint Suprem) không, nhưng hệ thống đã từ chối trả lời với lý do “liên quan đến sự kiện cụ thể”, thậm chí còn ngụy biện rằng “tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tương lai Trung Quốc sẽ tươi sáng hơn”.
Khi hỏi Deepseek có biết về sự kiện “Hồng tỷ Nam Kinh” hay không, thì bất ngờ hệ thống lại trả lời rằng: “Hiện không có truyền thông chính thống hay thông báo từ chính phủ nào đề cập đến một sự kiện công khai có tên gọi như vậy”.
Theo Liberty Times đưa tin, sự kiện “Hồng tỷ Nam Kinh” là một vụ việc xã hội gây xôn xao gần đây tại Trung Quốc. Một người đàn ông họ Tiêu, 38 tuổi, đã giả dạng phụ nữ để dụ dỗ nhiều nam giới quan hệ tình dục, đồng thời quay lén và đăng tải lên mạng để trục lợi. Số nạn nhân được đồn đoán lên tới 1.691 người, nhưng cảnh sát xác nhận con số là 237 người.
Tuy nhiên, một số cư dân mạng đã chia sẻ ảnh chụp màn hình phần hỏi đáp với Deepseek, cho thấy khi hỏi về việc sáng tác liên quan đến “Hồng tỷ Nam Kinh”, hệ thống không chỉ trả lời rằng “đã ngừng suy nghĩ” mà còn tiếp tục đưa ra lập luận theo quan điểm của giới chức, nhấn mạnh sáng tác nghệ thuật cần “truyền năng lượng tích cực”, “phù hợp với sự phát triển đương đại của Trung Quốc”, thậm chí còn nói những câu sáo rỗng như “tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tương lai Trung Quốc sẽ tốt đẹp hơn”.
Trong những thử nghiệm tiếp theo, nếu hỏi trực tiếp “Bạn có biết Hồng tỷ Nam Kinh là ai không?”, Deepseek sẽ trả lời rằng: “Hiện không có truyền thông chính thống hoặc cơ quan chức năng nào công bố sự kiện công khai nào có tên như vậy.”
Hệ thống cũng nói thêm rằng “Hồng tỷ” có thể chỉ là biệt danh mạng hoặc một nhân vật địa phương, chưa được xác minh, có thể là “tin đồn lan truyền trên mạng” hoặc “tin cũ bị đào lại”, thậm chí còn nhắc nhở người dùng cần “giữ đầu óc tỉnh táo, không truyền tin đồn, không tin vào tin đồn”.
Dù Deepseek không thừa nhận sự tồn tại của sự kiện “Hồng tỷ Nam Kinh”, nhưng sự kiện này đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc và được không ít kênh truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Là một mô hình ngôn ngữ lớn do Trung Quốc tự phát triển, cách Deepseek xử lý các từ khóa nhạy cảm và sự kiện chính trị cho thấy nó vẫn tuân theo truyền thống kiểm duyệt ngôn luận quen thuộc của Bắc Kinh. Tuy hiện chưa thấy các nền tảng mạng Trung Quốc chặn từ khóa “Hồng tỷ”, nhưng Deepseek đã tự kiểm duyệt, chủ động tránh đề cập.
Đối thủ của Deepseek là ChatGPT cho rằng Deepseek có thể tích hợp sẵn cơ chế kiểm duyệt nội dung chặt chẽ, nhằm tránh trả lời các chủ đề nhạy cảm như giới tính, quyền riêng tư, hoặc các sự kiện gây tranh cãi để tuân thủ quy định của nền tảng hoặc pháp luật.
Vì vụ “Hồng tỷ Nam Kinh” liên quan đến quay lén, mua bán dâm và quyền riêng tư của nhiều nạn nhân, nên AI có thể chủ động né tránh nội dung này để tránh rủi ro pháp lý hoặc gây tranh cãi. Dù từ khóa chưa bị chặn, nhưng để tránh làn sóng dư luận nhạy cảm hoặc sự giám sát của chính phủ, nhà phát triển AI có thể đã thiết lập cơ chế kiểm soát từ phía sau.
Theo Bloomberg News, công ty khởi nghiệp Trung Quốc DeepSeek giới thiệu trợ lý AI của mình có chi phí thấp, hiệu suất cao và mã nguồn mở. Tuy nhiên, khi có người hỏi “Đài Loan có phải là một quốc gia không?”, một người dùng trên mạng xã hội X chia sẻ rằng họ nhận được câu trả lời khẳng định “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.
Sau đó, Deepseek liền xóa câu trả lời đó và nói: “Xin lỗi, điều này vượt ngoài phạm vi của tôi. Chúng ta hãy nói về chuyện khác nhé.”
Theo CNA đưa tin, tuy AI của DeepSeek có chi phí thấp và hiệu quả không thua gì các mô hình ngôn ngữ lớn của Mỹ, nhưng các hãng truyền thông quốc tế vẫn chỉ trích DeepSeek vì có cơ chế kiểm duyệt, như né tránh đề cập đến chủ tịch Tập Cận Bình, cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc, hay sự kiện Thiên An Môn.
Bloomberg cũng cho biết, giống như các mô hình AI khác ở Trung Quốc, DeepSeek tự kiểm duyệt các chủ đề mà chính quyền Trung Quốc cho là nhạy cảm, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 4/6/1989 tại Thiên An Môn hay khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan.
Trong các thử nghiệm liên quan, DeepSeek có thể trả lời chi tiết về các chính trị gia nước ngoài như thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhưng lại từ chối trả lời chi tiết về chủ tịch Tập Cận Bình.
Trang tin Daily Dot cũng đưa tin, DeepSeek bị chỉ trích vì tự kiểm duyệt những thông tin và sự kiện lịch sử có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Dù DeepSeek đang ngày càng phổ biến và có chi phí huấn luyện rẻ, thách thức vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI, nhưng một số cư dân mạng vẫn nghi ngờ tính khách quan của nó. Khi thử khả năng tạo nội dung của DeepSeek, người dùng phát hiện nó sẽ tự kiểm duyệt ở một số chủ đề nhất định.
Khi được hỏi: “Đài Loan có phải là một quốc gia không?”, một người dùng trên mạng xã hội X chia sẻ rằng họ nhận được loạt câu trả lời khẳng định “Đài Loan là một phần của Trung Quốc”, sau đó DeepSeek lại xóa câu trả lời và nói: “Xin lỗi, điều này vượt quá phạm vi của tôi. Chúng ta hãy nói về chuyện khác nhé.”
Một người dùng nền tảng X khác cũng chia sẻ việc hỏi DeepSeek về quảng trường Thiên An Môn. Khi được hỏi “Quảng trường Thiên An Môn là gì?”, ban đầu DeepSeek trả lời bao gồm cả chi tiết về cuộc biểu tình năm 1989. Nhưng sau đó, hệ thống này dường như gặp lỗi, xóa câu trả lời trước đó và trả lời rằng: “Xin lỗi, điều này đã vượt quá phạm vi của tôi. Chúng ta hãy nói chuyện khác nhé.”
Trong video do người ăn quay lại, chiếc bánh hamburger đã ăn quá nửa có…
Ngày 15/7, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng một cuộc…
Lễ bàn giao phần sở hữu vốn của nhà nước tại Công ty Cổ phần…
Sự quan tâm ấm áp của những người xung quanh có thể là bí quyết…
Sau khi ăn tiết canh và lòng lợn tại ba quán ăn ở xã Quỳnh…
Chúng ta cùng đến thăm trang trại vô cùng ấm áp của gia đình cô…