Bà Carrie Lam “phát biểu sám hối” và muốn từ chức?

Reuters đưa tin, trong một dịp phát biểu với phạm vi hạn chế, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói rằng bà đã gây ra “thảm họa không thể tha thứ” bởi Luật dẫn độ đang châm ngòi cho khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông, và nếu được lựa chọn thì bà sẽ từ chức.

Reuters đưa tin, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga từng chia sẻ, bà nhiều lần xin từ chức nhưng đều bị Bắc Kinh từ chối. (Ảnh: Getty Images)

Hôm thứ Hai (ngày 2/9), hãng tin Reuters đã tiết lộ bản ghi âm phát biểu của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trước một số doanh nhân. Trong cuộc họp kín đó bà Lâm chia sẻ rằng bản thân bà có không gian “rất hạn chế” để có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Sau khi bà Lâm công bố đề xuất Luật dẫn độ, kể từ tháng Sáu đã diễn ra chiến dịch phản kháng mạnh mẽ và liên tục của đông đảo người Hồng Kông. Những người biểu tình đưa ra năm yêu cầu lớn, bao gồm rút toàn bộ dự luật, rút ​​lại định nghĩa về bạo loạn, hủy bỏ cáo buộc tội trạng chống lại những người bị bắt, điều tra về sự lạm quyền của cảnh sát, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức và ngay lập tức thực hiện quyền bầu cử trực tiếp Đặc khu Trưởng và Hội đồng lập pháp.

Tuy nhiên đến nay Chính phủ Hồng Kông vẫn từ chối mọi nhượng bộ. Cuối tuần trước đông đảo người Hồng Kông lại tiếp tục hoạt động biểu tình quy mô lớn.

Cộng đồng quốc tế đã đặc biệt chú ý xem liệu ĐCSTQ có tái diễn màn kịch như đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989 với việc cho quân đội dùng vũ lực để dập tắt biểu tình hay không.

Về vấn đề này, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, một khi vấn đề Hồng Kông được đẩy lên “cấp quốc gia”, nghĩa là đến mức độ khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh phải can thiệp, thì bản thân bà cũng không thể làm gì thay đổi được. Bà nói bằng tiếng Anh: “Nếu tôi có sự lựa chọn, điều đầu tiên chính là xin từ chức và xin lỗi chân thành.”

Trong thông tin mà Reuters dẫn ra có đề cập trong phát ngôn của bà Lâm lần này thể hiện tâm trạng đầy bối rối khiến mọi người nhận thấy bức tranh rõ ràng nhất từ ​​trước đến nay, phơi bày thái độ của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc đối phó với người biểu tình ở Hồng Kông.

Kể từ phong trào Lục Tứ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, đến nay Hồng Kông trở thành cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất đối với ĐCSTQ, là một trong những thách thức lớn nhất đối với Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc năm 2012. Đồng thời ĐCSTQ cũng đang phải gồng mình để đối phó với cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ và tình hình suy thoái kinh tế trong nước. Khi hai nền kinh tế lớn của thế giới chìm vào cuộc chiến tranh thương mại, tình hình căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước cũng gia tăng. Không chỉ vậy, chia rẽ giữa hai nước về vấn đề Đài Loan và việc ĐCSTQ kiểm soát Biển Đông càng làm suy yếu quan hệ Mỹ-Trung.

Theo một thông tin của Reuters đưa ra vào tuần trước cho biết, chính phủ của ĐCSTQ đã từ chối đề xuất để giảm bớt xung đột của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, bao gồm cả việc bỏ hoàn toàn Dự luật dẫn độ. Điều này cho thấy mọi chuyện đều làm theo mệnh lệnh của Bắc Kinh.

Giọng điệu của bà Lâm trong bản ghi âm hoàn toàn khác với diện mạo cứng cỏi thường thấy trong những lần thể hiện trước công chúng, cơ hồ nhiều lần giọng như nghẹn lại. Đặc biệt trong phát biểu: “Đối với một Đặc khu Trưởng Hồng Kông, gây ra cảnh phá hoại lớn với Hồng Kông như hiện nay là không thể tha thứ.”

Bà Lâm cũng chia sẻ rằng bà không thấy có khả năng để giải quyết vấn đề trong ngắn hạn, còn Bắc Kinh vẫn chưa quyết định gửi quân can thiệp, cũng không có “hạn chót” (thời hạn cuối cùng) bình ổn tình hình Hồng Kông trước ngày 1/10. Bà Lâm cho biết giới lãnh đạo Bắc Kinh ý thức rõ rằng nếu cho quân đội đến Hồng Kông để dập tắt các cuộc biểu tình sẽ gây tác động cực xấu đối với hình ảnh quốc tế của ĐCSTQ. Bà nói: “Họ biết cái giá phải trả là quá cao, không thể làm được.”

Nhưng bà cho biết ĐCSTQ sẵn sàng chấp nhận “chiến lược cò cưa dài hạn” để dần triệt tiêu động lực của hoạt động kháng nghị, ngay cả điều này gây ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Hồng Kông, trong đó tiêu biểu như suy giảm về hoạt động du lịch và IPO (chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng).

Bà Lâm chỉ ra rằng những người biểu tình ôn hòa khiến Chính phủ rất tức giận, “đặc biệt đối với tôi”. Bà còn quy trách nhiệm của Dự luật dẫn độ là do bản thân gây ra, khẳng định rằng đây không phải chỉ đạo của ĐCSTQ, mà là ý tưởng của bản thân bà.

Bà cũng nhắc về tác động của cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông đối với cuộc sống thường ngày của bà: “Bây giờ tôi đi ra ngoài rất khó khăn”, bà nói, “Tôi không thể ra đường, không thể đi đến trung tâm mua sắm, không thể đi làm tóc, tản bộ cũng không được. Vì mọi hành tung của tôi sẽ lan truyền trên mạng xã hội.” Bà Lâm kể rằng, nếu bà xuất hiện ở nơi công cộng, “Bạn có thể tưởng tượng rất đông bạn trẻ mặc áo phông đen và đeo mặt nạ đen đang chờ đợi tôi.”

Ông Robert Chung, chuyên gia thăm dò dân ý và ông chủ của Viện nghiên cứu dư luận tại Hồng Kông cho biết, ở giai đoạn đầu của nhiệm kỳ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhận được ủng hộ khá cao, nhưng giờ đây trở thành Đặc khu Trưởng bị chán ghét nhất trong bốn người kể từ năm 1997 đến nay.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

19 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago