Báo TQ lợi dụng vụ 152 người Việt để tuyên truyền vu khống?

Ngày 15/12/2018, Cục Du Lịch Đài Loan thông báo tổng cộng 152 người Việt Nam tới Đài Loan trong 4 tour du lịch trong tuần đã mất tích. Ngày 27/12, Cơ quan Nhập cảnh Đài Loan cho biết họ đã lập một đội đặc nhiệm để phối hợp cùng cảnh sát Đài Loan tìm kiếm 152 người Việt này. Theo báo chí Đài Bắc, những người Việt này có thể trốn ở lại Đài Loan để lao động bất hợp pháp. Tuy nhiên, một tờ báo của Trung Quốc đã đăng tải một nhận định lạ.

Sáng ngày 27/12, xuất hiện thông tin Quang Minh Nhật báo (Guangming Daily), một tờ báo của nhà nước Trung Quốc, đã cho đăng nhận xét của giáo sư Vu Vĩnh Bình, Viện phó Viện nghiên cứu Đài Loan, Đại học Thanh Hoa. Ông Bình nhận định vụ việc 152 người Việt mất tích tại Đài Loan “chắc chắn” là do người của Pháp Luân Công thôi miên bắt cóc làm nô lệ khổ sai và có thể bị người của Pháp Luân Công đưa vào đường dây mổ cướp nội tạng của họ. Thông tin này do một tờ báo được cấp phép ở Việt Nam đăng tải lại.

Tuy nhiên, trong bài viết của tờ báo trên, không thấy có nêu ra nhân chứng hoặc vật chứng để chứng minh cho nhận định nêu trên của giáo sư Vu Vĩnh Bình. Nhận định của giáo sư Đại học Thanh Hoa này cũng hoàn toàn trái ngược với nhiều nhận định của các tờ báo uy tín trên thế giới.

Theo đó trong cùng ngày 16/10 vừa qua, BBC cho đăng tải phóng sự độc quyền về nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc cho biết nhóm Pháp Luân Công là nạn nhân chính của việc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng. Cùng ngày, tờ Forbes đăng tải bài viết của một chuyên gia nghiên cứu diệt chủng, đưa ra thông tin các tù nhân lương tâm, bao gồm người tập Pháp Luân Công, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và Cơ đốc giáo, đã bị chính quyền Trung Quốc đặc biệt nhắm tới để thu hoạch nội tạng.

Quay trở lại với sự việc 152 người Việt “mất tích”, ngày 28/12, Cảnh sát Đài Loan cho hay họ đã bắt 8 người Việt đang lẩn trốn và 4 người tự thú đã tự liên lạc với cơ quan chức năng. Theo Taipei News, có tin rằng một số phụ nữ Việt Nam bỏ trốn trong đoàn khách du lịch đã bị đem đến che giấu và làm việc tại nhà thổ khét tiếng Đài Loan.

Cũng trong ngày 28/12, không thể tìm thấy bài viết nào trên trang Quang Minh Nhật báo của Trung Quốc nói về những nhận xét của giáo sư Vu Vĩnh Bình nữa.

Cho đến tối ngày 28/12, tờ báo Việt Nam được cấp phép vẫn đang đăng tải bài báo. Dưới bài báo chỉ có một từ khóa duy nhất là “Pháp Luân Công” 

Về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhiều luật sư nhân quyền nổi tiếng ở cả trong và ngoài Trung Quốc đã lên tiếng. Tại Trung Quốc, luật sư Cao Trí Thịnh nổi tiếng vì lên tiếng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà bị bắt giam, ngược đãi và tra tấn trong nhiều năm. Đồng quan điểm với Cao Trí Thịnh, năm 2007, luật sư Dư Văn Sinh của Trung Quốc từng nhận định: Bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc chính là “Thiên cổ kỳ oan của dân tộc Trung Hoa”.

Tương tự trên thế giới, vào đầu tháng 12/2018, tòa án độc lập về vấn đề thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc cũng tuyên bố: “Chúng tôi chắc chắn không chút hoài nghi rằng tại Trung Quốc, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm đã được thực hiện trên quy mô lớn, trong một thời gian dài, dẫn tới số lượng nạn nhân rất lớn”. Tòa án do luật sư Anh quốc nổi tiếng từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và tư vấn luật miễn phí (pro-bono) cho các nhóm nạn nhân khác nhau, ngài Geoffrey Nice làm quan tòa.

Nhiều chính phủ trên thế giới cũng đã lên tiếng về tội ác mổ cướp nội tạng người có tín ngưỡng tại Trung Quốc, mà nạn nhân chính là nhóm Pháp Luân Công, một vài dấu mốc có thể kể tới:

  • Năm 2008, Israel phải thông qua luật ghép tạng để cấm người dân tới Trung Quốc du lịch ghép tạng.
  • Năm 2010, Tây Ban Nha chỉnh sửa Quy tắc xác định tội phạm để ứng biến với việc du lịch ghép tạng và buôn bán nội tạng.
  • Năm 2016, Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết 343, Nghị viện châu Âu ra Tuyên bố số 48, lên án tội ác này. Nghị viện Ý thông qua luật trừng phạt bất cứ ai bán nội tạng từ người sống trái phép.
  • Năm 2017, Na Uy sửa đổi luật Ghép tạng, áp dụng hiệp định chống buôn bán nội tạng người.

Mới đây, Úc và Liên minh Châu Âu đã tham gia cùng Anh, Mỹ, Canada, Estonia, Latvia và Lithuania để dự lập một đạo luật Magnitsky quốc tế. Đạo luật này sẽ cho phép cộng đồng quốc tế có thể thực hiện nhiều biện pháp cấm vận các quốc gia vi phạm những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng, trong đó chắc chắn sẽ bao gồm tội ác chống lại loài người như thu hoạch nội tạng.

Bản thân Đài Loan dù là một quốc đảo nhỏ cũng đã thông qua Luật cấy ghép tạng mới vào năm 2015, trong đó quy định rõ rằng những cá nhân tham gia vào buôn bán nội tạng, du lịch ghép tạng ở trong hay ngoài Đài Loan đều có thể bị phạt tù 1-5 năm; đồng thời nếu đó là bác sĩ thì bị tước giấy phép hành nghề.

Minh Nhật

Xem thêm:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

2 giờ ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

5 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

6 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

7 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

9 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

10 giờ ago