Biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ quy mô lớn của người Hồng Kông bùng nổ đã được 4 tháng, truyền thông Hồng Kông và hải ngoại vẫn luôn tiến hành đưa tin trên mọi phương diện với mật độ dày đặc, để giúp cộng đồng quốc tế hiểu được tình hình của Hồng Kông. Nhưng cùng với bạo lực trấn áp từ phía cảnh sát ngày càng leo thang, rất nhiều phóng viên đã phải gánh chịu tổn thất ở những mức độ khác nhau khi đưa tin tại tiền tuyến.
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, ngày 14/7 năm nay, công đoàn 7 hãng truyền thông lớn trong giới tin tức Hồng Kông từng phát động cuộc diễu hành biểu tình im lặng của những người mặc áo đen, để phản đối phía cảnh sát gây trở ngại trong công tác phỏng vấn đưa tin về các hoạt động biểu tình, đồng thời yêu cầu phía cảnh sát tôn trọng quyền tự do báo chí. Ông Dương Kiến Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Hồng Kông, một trong những tổ chức kêu gọi hoạt động này nói rằng, gần đây an toàn của phóng viên bị đe doạ khi tham gia các hoạt động phỏng vấn đưa tin, mối đe dọa chủ yếu đến từ phía cảnh sát. Ông lên án cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực và ngôn từ thô bạo với phóng viên. Điều này đã vượt quá mức độ xã hội có thể chấp nhận được, ảnh hưởng tới quyền được biết tình hình của người dân.
Tối ngày 7/10, tại sở cảnh sát Vượng Giác, cảnh sát chống bạo động không hề cảnh báo trước, đột nhiên xịt hơi cay màu xanh vào Thái Tôn, một người dân đang đứng bên ngoài ga tàu Prince Edward gần đó. Nhiều người khác, bao gồm cả phóng viên tờ HK01 cũng bị thương, nhiều người bị đau mắt, khó có thể mở được, sau khi rửa sạch vẫn có cảm giác đau rát.
Nhưng ông Vu Phẩm Hải, người sáng lập tờ HK01 cho biết, theo tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, nhận thấy rằng phản hồi từ phía cảnh sát không đúng với sự thực. Lúc đó bên ngoài sở cảnh sát không hề có người cậy gạch, đặt chướng ngại vật, sơn bẩn lên tường bao của sở cảnh sát hay quăng chai thuỷ tinh vào sở cảnh sát. Hơn nữa trước khi xịt hơi cay pha màu cảnh sát cũng không hề cảnh báo. Tờ HK01 lên án hành vi can dự tới hoạt động phỏng vấn đưa tin.
Ngoài ra một phóng viên Hồng Kông khác khi đang phỏng vấn tại đường Nathan ở Vượng Giác bị chai thuỷ tinh ném trúng và bị thương chảy máu ở đầu, nghi có người ném chai thuỷ tinh này từ trên cao xuống.
Chiều ngày 6/10, Suzanne Sataline, phóng viên người Mỹ, khi đang đưa tin về Đại diễu hành biểu tình chống độc tài, chống Luật khẩn cấp tại Wan Chai, đã bị cảnh sát ngăn lại kiểm tra, bị đe dọa và bị bắt giữ. Trên Twitter cô nói rằng mình bị cảnh sát đánh bằng vũ khí, đe dọa và tạm giam.
Theo phóng viên tại hiện trường của tờ Apple Daily, cảnh sát Hồng Kông đã khống chế hơn 10 người nằm trên mặt đất, đồng thời dùng dùi cui và nước hạt tiêu tấn công người biểu tình. Phóng viên cố gắng ghi lại quá trình bắt giữ, nhưng cảnh sát không ngừng đẩy ngã và yêu cầu tất cả phóng viên phải cởi bỏ mặt nạ phòng độc. Nhưng lúc đó cảnh sát chống bạo động đã bắn rất nhiều lựu đạn hơi cay, vẫn còn khí cay xộc thẳng vào mũi, trong khi bản thân cảnh sát chống bạo động đều đeo mặt nạ chống độc.
Cùng ngày hôm đó, cảnh sát chống bạo động đã ném lựu đạn hơi cay giải tán đám đông tại đường Hennessy ở Wan Chai, có người biểu tình ném bom xăng, một phóng viên Đài truyền hình Hồng Kông bị thương, mũ bảo hiểm và áo mưa bắt lửa, nửa mặt trái bị bỏng.
Hiện tại, trường hợp phóng viên bị thương nghiêm trọng nhất là Veby Mega Indah, nữ phóng viên người Indonesia. Cô bị trúng đạn vào mắt phải nghi là do cảnh sát bắn, khi đó cô đang phát sóng trực tiếp hiện trường biểu tình tại Wan Chai trên facebook. Sau khi bác sỹ chẩn đoán, đồng tử của cô bị thương tới mức rạn nứt, mắt phải bị mù vĩnh viễn. Luật sư đại diện của cô nói rằng sẽ khiếu nại hình sự và kiện dân sự với cảnh sát trưởng Lư Vĩ Thông và nhân viên cảnh sát đã nổ súng.
>> Vụ học sinh bị bắn: Cảnh sát Hồng Kông nói nổ súng là hợp lý, hợp pháp
Trước đó, truyền thông cũng đưa tin, một số phóng viên truyền thông, gồm cả phóng viên đài VOA của Mỹ, trong quá trình phỏng vấn biểu tình phản đối Luật Dẫn độ tại những địa điểm khác nhau, đều bị thương do trực tiếp trúng đạn hơi cay, đạn cao su, đạn bọt biển của cảnh sát.
Hôm 8/10, bà Mạch Yến Đình, cựu Chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Hồng Kông, Trưởng tiểu ban Tự do Báo chí đã chia sẻ với VOA rằng, trong quá trình chấp pháp, cảnh sát không chỉ không hỗ trợ theo điều lệ cảnh sát, ngược lại, nhằm tránh khả năng bị quay phim chụp ảnh vì sử dụng vũ lực quá đà, họ đã ngăn cản phóng viên phỏng vấn đưa tin, hành động của họ đối với các phóng viên bao gồm chiếu đèn laser, xô đẩy và xua đuổi cùng ánh nhìn thù địch. Sau khi “Luật Cấm che mặt” được công bố, cảnh sát đã sử dụng bạo lực tới mức độ trực tiếp gây nguy hại tới sức khỏe của phóng viên.
Bà nói: “Thậm chí còn đến mức gây nguy hại tới an toàn nhân thân và sức khỏe của phóng viên, bao gồm chuyện hôm trước. Mọi người đều đã biết, một vài cảnh sát sau khi bắn đạn hơi cay đã cưỡng chế phóng viên phải cởi bỏ mặt nạ chống độc. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của phóng viên.”
Bà Mạch Yến Đình cho biết, từ tháng 6 tới nay, Hiệp hội Phóng viên đã đưa ra hơn 60 thông báo, yêu cầu Chính phủ Hồng Kông chấm dứt hành vi không đúng mực của cảnh sát đối với phóng viên truyền thông trong quá trình chấp pháp. Nhưng Chính phủ Hồng Kông về cơ bản không nghe, không hỏi, thể hiện sự thờ ơ với tự do báo chí.
Bà Mạch cho biết: “Chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc, và cảm thấy điều đáng lên án đó là không nhìn thấy Chính phủ Hồng Kông áp dụng bất cứ hành động gì, nhằm khuyên nhủ cảnh sát viên phải làm theo quy định trong khi chấp pháp. Nhìn xem, biết bao vụ kiện cáo như thế này, mà tới nay Chính phủ Hồng Kông nói được một lời công đạo, cũng như yêu cầu cảnh sát khi chấp pháp cũng phải tuân thủ quy định. Vậy thì sự tôn trọng dành cho sự tự do báo chí của Chính phủ Hồng Kông có bao nhiêu, trong tâm mọi người đều đã rõ.”
Ngày 7/10, cư dân mạng kêu gọi tổ chức hoạt động tưởng niệm người biểu tình bị đánh chết tại ga tàu Prince Edward hôm 31/8, hoạt động dự kiến bắt đầu lúc 7 giờ tối. Chưa đến 7 giờ, tại đường Nathan nhà ga Prince Edward, gần sở cảnh sát Mong Kok và ngã tư xung quanh phía Tây đường Prince Edward, hàng trăm người dân đã tụ tập. Một vài người đốt giấy thắp hương, rắc tiền giấy, dùng nến xếp thành chữ “Hồng Kông tự do” bằng tiếng Anh. Hơn 7:30 tối, một tốp lớn cảnh sát chống bạo động xuống xe ập đến từ hướng Prince Edward, xua đuổi mọi người.
Lúc 8:35 tối, cảnh sát chống bạo động thuộc sở cảnh sát đã bắn rất nhiều lựu đạn hơi cay trên đường Nathan, người dân phải tản ra tứ phía. Sau đó số ít người đã quay trở lại. Không lâu sau, dẫu người biểu tình đã rất ít, nhưng số lượng phóng viên lại rất nhiều, cảnh sát vẫn tiếp tục bắn lựu đạn hơi cay.
Đến 8:55 tối, phóng viên tập trung ngay sát đường đi bộ bên ngoài tường bao gần sở cảnh sát để kết nối hiện trường với vệ tinh của VOA, thì có khoảng 30 – 40 cảnh sát chống bạo động xông ra từ cổng phụ trên đường Nathan, phóng viên lập tức đứng thẳng áp sát vào tường. Có viên cảnh sát gần như bắn lựu đạn hơi cay theo tầm ngang vào những phóng viên phía sau nhóm phóng viên đứng trên vỉa hè. Phóng viên cách cảnh sát chừng 15 – 16m. Vỏ đạn xượt ngang bên tai của phóng viên, tia lửa bắn vào mặt, phóng viên lập tức ngồi xuống tránh. Sau đó, một vài người đồng hành chứng thực với phóng viên rằng, đạn hơi cay là bắn nhắm vào nhóm phóng viên.
Minh Tú
Xem thêm:
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…