Hồng Kông: Bắc Kinh yêu cầu dùng lực lượng cảnh sát, phạt nặng người biểu tình

Có nguồn tin cho biết, Hội nghị Bắc Đới Hà của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bàn luận về vấn đề biểu tình ở Hồng Kông, ông Tập Cận Bình có chỉ thị mới trong xử lý vấn đề Hồng Kông. Nguồn tin cho biết, ông Tập Cận Bình rất không hài lòng với Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Nguồn tin cho biết, Bắc Kinh cũng đã ra lệnh cho Văn phòng liên lạc Trung ương nhúng tay vào việc kiểm soát lực lượng cảnh sát, yêu cầu họ bắt nhiều người và tăng nặng hình phạt đối với người biểu tình. (Ảnh: Shutterstock)

Trong hai tháng qua, phong trào kháng nghị phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông liên tiếp bùng nổ, nhưng chính phủ Hồng Kông vẫn luôn nhất mực từ chối hồi đáp lại 5 yêu cầu lớn của người dân. Đồng thời, cảnh sát dùng bạo lực trấn áp người biểu tình cũng liên tiếp gia tăng. Phong trào này được coi là một nguy cơ chính trị nghiêm trọng nhất mà Hồng Kông trải qua kể từ khi chủ quyền Hồng Kông được bàn giao cho Trung Quốc vào năm 1997.

Từ ngày 1/8 đến nay là khoảng thời gian giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ nghỉ hè tại Bắc Đới Hà, có nhiều dấu hiệu cho thấy, trong khoảng thời gian này, giới lãnh đạo cấp cao và các nguyên lão đã nghỉ hưu của ĐCSTQ tổ chức Hội nghị Bắc Đới Hà. 

Tờ Apple Daily tại Hồng Kông hôm 12/8 có đăng một bài viết của ông Lâm Hoà Lập cho biết, Hội nghị Bắc Đới Hà của ĐCSTQ đã thảo luận về vấn đề Hồng Kông. Nguồn tin từ Trung Quốc Đại lục tiết lộ, ông Tập Cận Bình đã có chỉ thị mới nhất về việc xử lý vấn đề Hồng Kông, tức “không cần động đến quân đội, dùng hình phạt nghiêm khắc để nhanh chóng dẹp loạn, không nhượng bộ chút nào”. Bắc Kinh cũng đã ra lệnh cho Văn phòng liên lạc Trung ương nhúng tay vào việc kiểm soát lực lượng cảnh sát, yêu cầu họ bắt nhiều người và tăng nặng hình phạt. Tính toán của Bắc Kinh chính là Bắc Kinh và chính phủ Hồng Kông tiếp tục không hồi đáp về 5 yêu cầu lớn của người dân. 

Bài viết nói, nguyên nhân chủ yếu mà ông Tập “không dùng đến quân đội” là cân nhắc đến phản ứng của Mỹ và các nước phương Tây, xuất binh sẽ dẫn đến bất ổn cho thị trường tài chính Hồng Kông, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đang yếu ớt của Trung Quốc. 

Một nguyên nhân khác là sau phong trào ô dù năm 2014, Bộ Công an ĐCSTQ đã phái hơn 1000 người đến trú tại Hồng Kông; đầu tháng 6, từ khi bùng nổ phong trào phản đối luật dẫn độ đến nay, ĐCSTQ đã phái hơn 1000 người bao gồm công an, cảnh sát vũ trang hiểu tiếng Quảng Đông đến trú tại Hồng Kông. Những đặc cảnh này trong hơn một tháng qua đã cùng xuất kích với cảnh sát Hồng Kông, và được ông Tập Cận Bình khen ngợi. Ông Tập còn ra lệnh cho Văn phòng liên lạc Trung ương nhúng tay vào kiểm soát lực lượng cảnh sát Hồng Kông, muốn họ “bắt nhiều người” và xử tội nặng. 

Bài viết tiết lộ, sau cuộc diễu hành ngày 16/6 của 2 triệu người Hồng Kông, ông Tập Cận Bình đã rất không hài lòng với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. 

Phong trào phản đối dự luật dẫn độ bùng nổ đến nay, các hành vi hung dữ của “cảnh sát Hồng Kông”  bị dư luận nghi ngờ, liệu có phải là hành vi của công an hoặc cảnh sát vũ trang mà ĐCSTQ bí mật phái đến Hồng Kông hay không. 

Người dân cho biết, cảnh sát Hồng Kông sẽ không ra tay “tuyệt tình và tàn độc” như thế, nghi ngờ có cảnh sát vũ trang hoặc công an của ĐCSTQ trà trộn vào đội ngũ cảnh sát Hồng Kông. 

Đến ngày 8/8, phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông đã tiếp diễn liên tục được tròn 2 tháng. Theo số liệu được cảnh sát Hồng Kông công bố, trong 2 tháng qua, cảnh sát đã sử dụng 1.800 quả lựu đạn hơi cay, bắt giữ 568 người, trong đó người trẻ tuổi nhất chỉ có 13 tuổi. 

Ngày 10/8, người biểu tình đã dùng sách lược biểu tình kháng nghị “chặn đường trong thời gian ngắn” ở nhiều khu vực. Sáng sớm ngày 11/8, các hoạt động biểu tình diễn ra ở nhiều khu vực như Cửu Long (Kowloon) và Tân Giới (New Territories), cảnh sát đã bắt 16 người biểu tình. 

Sau cuộc tập trung mít tinh của người biểu tình phản đối luật dẫn độ vào ngày 11/8, cảnh sát tại nhiều nơi đã dùng bạo lực trấn áp người biểu tình, khiến cho nhiều người bị thương. Các hành vi thực thi pháp luật đầy bạo lực như dùng dùi cui đánh người biểu tình, bắn súng  ở cự ly gần, xịt hơi cay ở khu vực kín, giả mạo người biểu tình trà trộn vào đám đông để bắt người, bắn vào mắt người biểu tình dẫn đến khả năng bị mù, v.v, đã bị dư luận lên tiếng chỉ trích. 

Ngày 12/8, trang web của Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông đưa tin, Cục Quản lý y tế cho biết, tính đến 11 giờ trưa cùng ngày, có 45 người bị thương phải đưa đến bệnh viện, người bị thương nhỏ nhất mới chỉ 8 tuổi, có 2 người tình hình rất nghiêm trọng.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

19 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

1 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago