Đợt cắt điện mới của Trung Quốc đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành. Nhiều nhà máy bị hạn chế sản xuất, thậm chí phải đóng cửa. Bloomberg cho rằng ngay khi cuộc khủng hoảng Evergrande (Tập đoàn Hằng Đại) gây ra những làn sóng chấn động trong hệ thống tài chính của Trung Quốc, nước này có thể là quốc gia đầu tiên rơi vào cuộc khủng hoảng cung ứng điện, kéo theo đó là những tác động nặng nề đến nền kinh tế. Báo cáo cũng chỉ ra rằng một phần nguyên nhân của cuộc khủng hoảng điện này là do Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra.
Tại Trung Quốc, nhu cầu điện ngày càng tăng, giá than và khí đốt cũng tăng cao. Năm nay Trung Quốc tăng cường thực thi chính sách “kiểm soát kép việc tiêu thụ năng lượng” (tức kiểm soát tổng lượng tiêu hao và cường độ tiêu hao năng lượng), hạn chế tiêu thụ than và điện trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng. Các mục tiêu giảm phát thải do Bắc Kinh đặt ra là những lý do khiến chính quyền nước này phải cắt giảm điện.
Đối tượng đầu tiên phải chịu gánh nặng là ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ của Trung Quốc: Từ các nhà máy luyện nhôm, đến các nhà sản xuất dệt may và các nhà máy chế biến đậu tương. Các nhà máy bị yêu cầu hạn chế sản xuất và trong một số trường hợp, thậm chí bị buộc phải đóng cửa hoàn toàn.
Gần một nửa khu vực của Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu kiểm soát việc tiêu thụ năng lượng do Bắc Kinh đề ra, và hiện đang phải đối mặt với áp lực kiểm soát lượng điện tiêu thụ. Khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là 3 tỉnh công nghiệp lớn gồm Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông. 3 tỉnh này chiếm gần một phần ba nền kinh tế của Trung Quốc.
Ông Lục Đĩnh, nhà phân tích của Công ty Nomura Holdings (Chứng khoán Dã Thôn), cảnh báo rằng, sự chú ý của thị trường hiện đang tập trung vào Evergrande và việc ngăn chặn với áp lực cao chưa từng có của Trung Quốc đối với ngành bất động sản. Điều này khiến cú sốc về nguồn cung ứng điện bị đánh giá thấp hoặc thậm chí bị coi nhẹ.
Các nhà phân tích của Nomura Holdings dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ co cụm trong quý này.
“Do tình trạng thiếu điện, dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 3 và quý 4 của năm đã được hạ xuống 4,7% và 3%, so với các ước tính trước đó là 5,1% và 4,4%. Dự báo tăng trưởng cả năm nay, đã bị giảm từ 8,2% xuống còn 7,7%. Ước tính này vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro điều chỉnh giảm.”
Ông Lục Đĩnh nói: “Biện pháp cắt điện, hạn chế sản xuất nghiêm trọng của các tỉnh kinh tế hùng mạnh như Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông, rất có có khả năng gây sức ép cho chỉ số PMI của ngành sản xuất của Trung Quốc do giới chức đặt ra vào tháng 9. Điều này sẽ khiến chỉ số này giảm tiếp xuống còn 47,0 so với mức 50,1 của tháng trước.”
Theo “Nikkei Asian Review”, ngày 26/9, các nhà cung ứng của công ty Apple và Tesla, đã ngừng sản xuất tại một số nhà máy tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, các nhà máy của Foxconn tại Long Hoa, Quan Lan, Thái Nguyên và Trịnh Châu, vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi việc cắt điện.
Yunnan Aluminium Co. (Công ty nhôm Vân Nam) là nhà sản xuất kim loại trị giá 9 tỷ đô la Mỹ. Do áp lực từ Bắc Kinh, công ty đã phải cắt giảm sản lượng. Ngành công nghiệp thực phẩm khổng lồ của Trung Quốc cũng đã cảm nhận được nhiều tác động. Trong tuần này, các máy nghiền đậu nành, nơi chế biến cây trồng thành dầu ăn và thức ăn gia súc, đã được lệnh ngừng hoạt động tại Thiên Tân.
Bloomberg cho rằng việc cắt giảm điện ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc, có thể bị che giấu bởi lo ngại của người dân về khoản nợ khổng lồ của Evergrande. Cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc phản ánh sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung ứng năng lượng toàn cầu. Nhưng ở một mức độ nhất định, việc này lại do chính Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra.
Bởi Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng đảm bảo mọi người có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh vào Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vào tháng Hai năm sau. Đồng thời cho cộng đồng quốc tế thấy rằng ông Tập đang rất nghiêm túc trong việc khử carbon nền kinh tế.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng điện đang bắt đầu ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp. Sau khi một số nhà máy cắt điện, tỉnh Quảng Đông đã kêu gọi người dân dựa vào ánh sáng tự nhiên và hạn chế sử dụng điều hòa.
Giá than nhiệt giao sau (giá được ghi trong các hợp đồng tương lai) của Trung Quốc, đã nhiều lần đạt mức cao kỷ lục trong một tháng trước. Nguyên nhân là do trong khi lo ngại về ô nhiễm và an toàn của mỏ than, ĐCSTQ đã hạn chế sản lượng tại địa phương.
ĐCSTQ tiếp tục cấm nhập khẩu than nhiệt từ Úc, nhà cung ứng lớn nhất của Trung Quốc. Ngoài ra, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu và châu Á đang bị tranh mua trong các cuộc đấu thầu ở các quốc gia khác nhau, cũng tăng vọt lên mức cao theo mùa.
Bloomberg dẫn lời ông Zeng Hao, chuyên gia trưởng của Công ty Tư vấn Năng lượng Kim Chính Sơn Tây cho biết, trước đây, mức tiêu thụ điện vào mùa đông của Trung Quốc tăng đột biến. Nhiều người sẽ chọn sử dụng máy phát điện chạy dầu, để bù đắp tình trạng thiếu điện. Điều nguy hiểm trong năm nay là các chính sách của chính phủ đã hạn chế hơn nữa tiềm năng tăng sản lượng của ngành công nghiệp năng lượng.
Nhiều công ty nhỏ hơn cũng đã bắt đầu thông báo với sàn chứng khoán rằng họ đã được lệnh hạn chế sản xuất, hoặc ngừng các hoạt động sản xuất. Cuối cùng có thể dẫn đến kết quả thiếu hụt tất cả các sản phẩm, từ hàng dệt may đến linh kiện điện tử. Điều này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều công ty đa quốc gia.
Đình Như, theo Epoch Times
Xem thêm:
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…