CNN: ‘Zero COVID’ tại Trung Quốc gây hậu quả bùng phát “Phong trào Tóc trắng”

Những năm gần đây, chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng chính sách cực đoan ‘Zero COVID’ gây thâm hụt ngân sách, hệ quả bây giờ nhà chức trách phải giảm phúc lợi y tế và nâng tuổi nghỉ hưu để bù vào lỗ hổng, vấn đề này khiến người dân phẫn nộ và xuống đường biểu tình.

Thành phố Thượng Hải trong thời gian phong tỏa phòng chống dịch hồi năm 2021 (Ảnh: Robert Way / Shutterstock)

Theo CNN, trong 3 năm qua chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đã triển khai các biện pháp cực đoan phòng chống dịch bệnh COVID-19 làm chi tiêu tăng vọt. Dù hiện nay chưa rõ đã chi tổng bao nhiêu cho chính sách ‘Zero COVID’ cực đoan, nhưng trong số 31 tỉnh/thành của Trung Quốc, ít nhất 17 tỉnh/thành tiết lộ khoản chi khổng lồ cho phòng chống dịch COVID-19.

Trong số đó, tỉnh Quảng Đông giàu nhất Trung Quốc chi 71,1 tỷ nhân dân tệ (hơn 10,321 tỷ USD) chỉ riêng trong năm 2022 cho các biện pháp như tiêm chủng, xét nghiệm và phúc lợi khẩn cấp, tăng hơn 50% so với năm trước. Chi phí phòng chống dịch của Chiết Giang và Bắc Kinh cũng không hề nhỏ, lần lượt là 43,5 tỷ NDT (6,315 tỷ USD) và 30 tỷ NDT (hơn 4,355 tỷ USD).

Học giả Magnus (George Magnus) của Đại học Oxford thẳng thắn chia sẻ rằng nhiều chính quyền địa phương đang đối mặt nguy cơ thiếu tiền, trong một số trường hợp thậm chí không có tiền. Các khoản tiền tiêu tốn bởi ‘Zero COVID’ là lý do gây ra căng thẳng tài chính của nhiều chính quyền địa phương, cùng với gánh nặng lãi suất phát sinh từ khoản nợ hàng nghìn tỷ USD và doanh thu bán đất sụt giảm làm tình trạng suy thoái tài chính đang nghiêm trọng hơn.

Theo thống kê từ giới phân tích Trung Quốc, dư nợ chính phủ của Trung Quốc vào năm 2022 có thể vượt quá 18.000 tỷ USD, trong đó gần 10.000 tỷ USD là “nợ ẩn”. Vấn đề nợ nghiêm trọng đến mức một số thành phố không thể cung cấp các dịch vụ cơ bản, chẳng hạn như sưởi ấm nhà. Một số chính quyền địa phương cũng hạ thấp bảo hiểm y tế, gây ra làn sóng biểu tình của người cao tuổi.

Đầu tháng 2 năm nay, trước việc chính phủ cắt giảm trợ cấp y tế khiến hàng vạn người dân Trung Quốc đã xuống đường biểu tình bảo vệ quyền lợi, tiêu biểu như các cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra ở Đại Liên và An Sơn tỉnh Liêu Ninh khiến nhà chức trách cử đông đảo cảnh sát đến trấn áp, nhiều người bị bắt và bị đánh đập. Sau “Phong trào Giấy trắng” chia sẻ nỗi đau với những nạn nhân hỏa hoạn ở Urumqi – Tân Cương liên quan cách chống dịch cực đoan ‘Zero COVID’, đây là cái mà thế giới bên ngoài gọi là “Phong trào Tóc trắng”.

Tại sao biểu tình ở Vũ Hán gây chú ý nhất?

Vũ Hán là thành phố đầu tiên tại Trung Quốc bị phong tỏa khiến người dân nơi đây sống trong cảnh đầy máu và nước mắt; khi phong tỏa bất ngờ được dỡ bỏ thì hầu hết mọi người đều bị nhiễm COVID-19 khiến nhiều người cao tuổi thiệt mạng. Đông đảo mọi người cho rằng nhà chức trách đang cố tình khiến cho mọi người nhiễm COVID-19 để nhiều người cao tuổi thiệt mạng, nhằm giảm thiểu gánh nặng tài chính cho nhà nước. Thậm chí có nghi vấn quan chức ngấm ngầm khuyến khích người dân biểu tình. Có người hỏi: Vấn đề có giải quyết được không? Có quan chức đáp: Không giải quyết được. Hỏi: Làm thế nào để được giải quyết? Trả lời: Nhiều người phản ánh thì có thể được giải quyết.

(Nội dung tweet: Người dân Vũ Hán một lần nữa biểu tình vì vấn đề bảo hiểm y tế.)

(Nội dung tweet: Tiếp sau Vũ Hán, ngày 15/2, nhân viên nghỉ hưu của nhà máy thép An Cương tỉnh Liêu Ninh cũng đến trụ sở chính quyền vì vấn đề bảo hiểm y tế.)

(Nội dung tweet: Ngày 15/2, nhân viên nghỉ hưu của nhà máy thép An Cương tỉnh Liêu Ninh cũng đến trụ sở chính quyền vì vấn đề bảo hiểm y tế, cảnh sát đã ngay lập tức đến hiện trường.)

Vì ĐCSTQ lo ngại các cuộc biểu tình bảo vệ quyền lợi sẽ lan rộng trên toàn quốc, bộ máy kiểm duyệt đã xóa thẻ bắt đầu bằng #“Bảo hiểm y tế Vũ Hán” khỏi phần đề tài nóng của Weibo, đồng thời họ cũng kiểm duyệt ảnh và video về các cuộc biểu tình từ các nền tảng xã hội trực tuyến.

CNN chỉ ra, “Phong trào Tóc trắng” nổ ra ở Trung Quốc Đại Lục cho thấy một vấn đề cơ bản mà ĐCSTQ phải đối mặt, đó là vấn đề đối phó với xu thế già hóa dân số, ước tính đến năm 2035 có tới 400 triệu người già trên 60 tuổi (30% tổng dân số Trung Quốc). Trong bối cảnh số người về hưu đông hơn số người trẻ tuổi tham gia lực lượng lao động, hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng và các dịch vụ công cộng khác của Trung Quốc đang chịu áp lực tài chính ngày càng tăng.

Thiên Bình

Published by
Thiên Bình

Recent Posts

Ngày 10/4: Giá xăng giảm gần 2.000 đồng/lít, xuống thấp nhất trong 4 năm

Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 8 lần, giảm 7 lần.

5 giờ ago

Vietjet và AV AirFinance ký hợp tác 300 triệu USD để phát triển đội bay

Hãng hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá…

6 giờ ago

Doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc chọn hủy đơn hàng giữa chừng để tránh thuế quan

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ Trung leo thang, một số nhà xuất…

7 giờ ago

Chứng khoán Việt Nam tăng kịch trần nhưng nhà đầu tư không thể mua

Tiếp đà thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng kịch…

8 giờ ago

Sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa ‘Vụ đắm tàu Titan’ và tàu Titanic

Rạng sáng ngày 15/4/1912, con tàu được mệnh danh là Con tàu Không thể chìm…

8 giờ ago

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ có vũ khí bí mật vượt trội

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump mới đây đã tự hào nhấn mạnh sức mạnh…

10 giờ ago