Sáng ngày 4/7, trước tòa nhà cao tầng Hải Hàng, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), một nữ cư dân mạng đã hắt mực lên bức ảnh tuyên truyền về lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời cô gái này cũng lên tiếng phản đối sự bạo chính chuyên chế của chính quyền ĐCSTQ.
Theo Đài VOA (Mỹ) đưa tin hôm 4/7, sáng sớm cùng ngày, trước tòa nhà Hải Hàng tại trung tâm thành phố Thượng Hải, một nữ cư dân mạng tại Trung Quốc Đại Lục “@feefeefly” đã thông qua phương thức phát video trực tiếp để phản đối sự chuyên chế bạo chính của ĐCSTQ, đồng thời hắt mực lên ảnh tuyên truyền về ông Tập Cận Bình. Video này được phát trực tiếp trên mạng xã hội, trong đó có Twitter và nhanh chóng được lan truyền.
Cô gái này nói quá trình hắt mực là “hành vi nghệ thuật”, và yêu cầu các tổ chức quốc tế can thiệp điều tra về việc ĐCSTQ thực thi “bức hại kiểm soát não” đối với cô và nhiều người Trung Quốc khác.
Khoảng 3 giờ cùng ngày, @feefeefly tiếp tục lên Twitter cho biết: “Hiện tại bên ngoài cửa nhà tôi có một nhóm người mặc đồng phục. Lát nữa thay quần áo xong tôi sẽ ra ngoài. Tôi không có tội. Kẻ có tội chính là những người và tổ chức làm hại tôi.”
Sau đó, tài khoản Twiiter này không thấy tweet nữa; những video liên quan đến hắt mực cũng không thể mở được nữa.
Phóng viên của VOA đã gọi điện thoại đến Phòng Tuyên truyền thuộc Cục Công an thành phố Thượng Hải để tìm hiểu về tình hình của cô gái này, nhưng người trực điện thoại cho biết không nắm rõ về vụ việc, kiến nghị phóng viên gửi fax đề xuất được phỏng vấn.
Tối ngày 4/7, có cư dân mạng lên Twitter tiết lộ danh tính của cô gái này và số điện thoại của cô. Theo thông tin trên mạng, cô gái hắt mực vào ảnh ông Tập Cận Bình tên là Đổng Dao Quỳnh, 20 tuổi, đến từ thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, làm nghề mô giới bất động sản tại Thượng Hải. Số điện thoại của cô được tiết lộ trên mạng hiện cũng không liên lạc được nữa, và cô gái này cũng đã mất tích.
Bản tin của VOA cho biết, trước đó một ngày, Đổng Dao Quỳnh đã lên Twitter cho biết bản thân mình đã bị ĐCSTQ theo dõi, giám sát, quấy rối hơn một năm, đã không thể nào nhẫn chịu được nữa,…
Ngày 5/7, tài khoản twitter “@feeffeefly” của Đổng Dao Quỳnh đã mất, nhưng nhiều video liên quan cũng đã được đông đảo cư dân mạng theo dõi và quan tâm.
Có cư dân mạng lên tiếng ủng hộ cô, “Ở Trung Quốc Đại lục, không cần bạn có năng lực lớn đến đâu, không cần bạn có học vấn cao đến đâu, chỉ cần bạn có dũng khí phản kháng chuyên chế, thì bạn chính là anh hùng!, “Hy vọng Đổng Quỳnh Dao bình an!”.
Trong mấy chục năm cầm quyền của ĐCSTQ, việc người dân dùng “hành vi nghệ thuật” để gián tiếp biểu đạt sự bất mãn đối với chính quyền độc tài ĐCSTQ không còn là chuyện hiếm gặp.
Tháng 5/1989, 3 thanh niên tại tỉnh Hồ Nam là Dư Đông Nhạc, Dư Chí Kiên và Lỗ Đức Thành đã hắt mực lên bức ảnh cố lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông được treo ở Thiên An Môn. Trong cùng năm đó, cả 3 thanh niên này đã phải đối mặt với mức án nặng.
Tháng 3/2014, trong thời gian diễn ra “lưỡng hội” (Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc), một cảnh sát vũ trang giải ngũ tại Hồ Bắc tên Tôn Binh đã ném bình mực vào ảnh ông Mao Trạch Đông trên Quảng trường Thiên An Môn, sau đó bị tòa án tuyên phạt 1 năm 2 tháng tù vì “tội gây rối”. Trong thời gian ngồi tù, Tôn Binh bị ung thư phổi, tháng 5/2015 được thả tự do vì bệnh ung thư chuyển sang giai đoạn cuối; tháng 11/2017, ông qua đời.
Tuyết Mai
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…