Triển vọng kinh tế của Trung Quốc rất ảm đạm nhưng không làm cho các lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc chùn tay trấn áp. Mới đây nhà chức trách đưa ra dự thảo những quy định mới khiến cổ phiếu của hàng loạt ‘ông lớn’ bốc hơi mạnh.
Cơ quan Quản lý Xuất bản và Báo chí Nhà nước Trung Quốc vào ngày 22/12 đã ban hành “Các biện pháp quản lý trò chơi trực tuyến (Dự thảo lấy ý kiến)” với 64 mục. Cụ thể như: trò chơi trực tuyến không được phép đặt các phần thưởng như đăng nhập hàng ngày, nạp tiền lần đầu, nạp tiền liên tục; các công ty điều hành trò chơi trực tuyến không được phép cung cấp hoặc dung túng các giao dịch đạo cụ ảo giá cao dưới hình thức đầu cơ, đấu giá…; tất cả các trò chơi trực tuyến đều phải thiết lập giới hạn mức nạp tiền cho người dùng và phải có cửa sổ bật lên để nhắc nhở người tiêu dùng về việc tiêu dùng không hợp lý. Đồng thời phải có những quy định để bảo vệ trẻ vị thành niên, các công ty công nghiệp trò chơi không được phép cung cấp dịch vụ trả phí đối với trẻ vị thành niên, phải quy định mức chi tiêu của trẻ vị thành niên ở mọi lứa tuổi.
Sau khi công bố thông tin này, các cổ phiếu liên quan đã giảm mạnh vào ngày 22/12. Trong số các công ty nổi tiếng của Trung Quốc liên quan đến trò chơi điện tử, tính theo cổ phiếu Hồng Kông: Tencent giảm 24,6%, NetEase giảm 12,35%, Bilibili giảm 9,67%, X.D. Network giảm 19,01%, Zhongli Mobile Games giảm 16,78%, Archosaur Games giảm 13%. Trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, Ourpalm giảm hơn 16%, Kunlun Wanwei giảm 12%, 37Games giảm 10%; Perfect World, Youzu Networks, Giant Network đều giảm 9%.
Truyền thông Trung Quốc cũng minh họa cụ thể: hai công ty NetEase và Tencent trong một ngày đã bốc hơi hơn hơn 500 tỷ đô la Hồng Kông (khoảng 520 tỷ RMB, 72,89 tỷ USD); gần 20 cổ phiếu khác như Youzu Networks, Perfect Word, Giant Network… đã giảm đến mức giới hạn; còn có thông tin chỉ ra mức giảm của Tencent trong một ngày tương đương với tổng giá trị thị trường của Xiaomi.
Về sự kiện này, ông Cát Vệ Đông (Ge Weidong, Chủ tịch của Chaos Investment) đã tức giận chia sẻ trên WeChat Trung Quốc, “Đây là cứu thị trường, hay đánh thị trường…. Có thể tồn tại và đầu tư trong môi trường kinh doanh kiểu này không? Tại sao không thể tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở”. Ông thẳng thắn: “Sức sống của nền kinh tế đã bị giết chết, không ai dám đầu tư nữa, như vậy là thế giới hòa bình”.
Chia sẻ của Cát Vệ Đông đã lập tức làm nóng cộng đồng mạng.
Trường hợp khác, cựu tổng biên tập tờ Global Times là ông Hồ Tích Tiến – người hồi tháng 6 tuyên bố “dấn thân” vào lĩnh vực cổ phiếu đang tích cực tham gia đầu tư – cũng phàn nàn rằng mặc dù tin tưởng việc đưa ra dự luật này là có mục đích tốt và muốn giải quyết một số vấn đề, nhưng việc đề xuất làm toàn ngành hoảng loạn, thị trường chứng khoán sau khi phục hồi được một chút lại bị dội một gáo nước lạnh… thì cân nhắc có nên xem xét lại quy định này hay không.
Nhận xét của ông Hồ Tích Tiến cũng từng nằm trong “danh sách tìm kiếm nóng” của weibo, có cư dân mạng đã nói đùa rằng “sau khi Hồ Tích Tiến đầu cơ trên thị trường chứng khoán, cuối cùng cũng bắt đầu đến gần hơn với dân chúng”. Nhưng không lâu sau thì ông Hồ Tích Tiến đã xóa bỏ bình luận này.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…