Trung Quốc

Cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã qua đời vào tháng Bảy?

Bài viết mới nhất do trang Politico của Mỹ đăng tải có tiêu đề “Tập Cận Bình tiến hành cuộc thanh trừng toàn diện theo phong cách Stalin”, liên quan đến vụ mất tích và cách chức đột ngột cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương vào tháng 6 năm nay, cung cấp một số chi tiết về vụ việc.

Ông Tần Cương và người tình tin đồn Phó Hiểu Điền. (Ảnh: MXH)

Politico viết: “Ngày 25/6 năm nay, chỉ 6 tháng sau khi nhậm chức bộ trưởng, ông Tần Cương đã gặp Ngoại trưởng Sri Lanka, Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko tại Bắc Kinh. Sau đó, Tần Cương mất tích.” 

“Theo một số người tiếp xúc với các quan chức cấp cao của Trung Quốc, nhiệm vụ thực sự của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko tại Bắc Kinh là thông báo cho ông Tập Cận Bình: Bộ trưởng Ngoại giao của ông và một số quan chức cấp cao của quân đội Giải phóng quân đã bị các cơ quan tình báo phương Tây lợi dụng.”

“Chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây, và theo những người quen thuộc với các quan chức cấp cao Trung Quốc, thông điệp của Thứ trưởng Nga Rudenko gửi ông Tập Cận Bình bao gồm cáo buộc rằng ông Tần Cương và người thân của các sĩ quan cấp cao của Quân chủng Tên lửa đã giúp chuyển bí mật hạt nhân của Trung Quốc cho cơ quan tình báo phương Tây.”

“Hai người trong số họ cho rằng ông Tần chết vì tự sát hoặc bị tra tấn vào cuối tháng 7 tại một bệnh viện quân đội ở Bắc Kinh, nơi chuyên điều trị cho các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc.”

Bốn đoạn trên liên quan đến vụ án ông Tần Cương được rải rác trong bài viết và được nhóm lại với nhau để độc giả dễ hiểu.

Bài viết của Politico giới thiệu sự nghiệp ngoại giao đang thăng tiến nhanh chóng của ông Tần Cương, việc ông ngoại tình với phóng viên Phó Hiểu Điền (Fu Xiaotian) của Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Phoenix) Trung Quốc và sinh ra một cậu con trai mang quốc tịch Mỹ. Bài viết cho rằng: “Những câu chuyện này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng với sự đồng ý rõ ràng của các cơ quan kiểm duyệt Internet của Trung Quốc.” Điều này nhìn chung phù hợp với quan điểm của thế giới bên ngoài rằng việc phổ biến rộng rãi vấn đề này đã được chính quyền ĐCSTQ đồng ý.

Phần giới thiệu sau đây của bài báo dường như đã xác nhận mối nghi ngờ rằng Phó Hiểu Điền không phải là một phóng viên bình thường. Bài báo viết:

“Phó Hiểu Điền học tại Đại học Cambridge, nơi chiêu mộ truyền thống của các cơ quan tình báo Anh. Cách đây 10 năm, Phó gặp Tần lần đầu tiên khi Tần được cử đến Đại sứ quán Trung Quốc ở London.”

“Vào năm 2016, Phó đã lấy tên của mình để đặt tên cho một khu vườn tại trường Cao đẳng Churchill, trường cũ của cô ở Cambridge, để ghi nhận ‘hàng loạt quà tặng hào phóng… cực kỳ hiếm’ của cô, được cho là có tổng giá trị ít nhất là 250.000 bảng Anh, đối với hầu hết các nhà báo mà nói thì đây là một khoản tiền khổng lồ.” 

“Trước khi Bộ trưởng Ngoại giao [Tần Cương] biến mất, Phó gần như đã gọi ông là bố của con mình trên mạng xã hội.”

“Sau đó, vào tháng 4, cô quay trở lại Bắc Kinh trên một chiếc máy bay riêng do chính phủ thuê, từ đó không có bất cứ thông tin gì về cô nữa.”

“Hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc ám chỉ mạnh mẽ rằng vụ việc này và đứa con ngoài giá thú của Mỹ là nguyên nhân khiến Tần bị thanh trừng.”

Bài viết này của Politico cũng cho rằng vụ ông Tần Cương có liên quan trực tiếp đến cuộc thanh trừng sau đó của Quân chủng Tên lửa: 

“Lý do thực sự dẫn đến sự biến mất đột ngột của Tần, theo một số người tiếp xúc với các quan chức cấp cao, là do ông ta dính líu đến một vụ bê bối nghiêm trọng hơn liên quan đến bộ trưởng quốc phòng và tướng chỉ huy Quân chủng Tên lửa Trung Quốc, cơ quan giám sát kế hoạch vũ khí hạt nhân của nước này.”

Gần như cùng lúc với sự biến mất của ông Tần, chỉ huy hàng đầu của Quân chủng Tên lửa Lý Ngọc Siêu (Li Yuchao), cấp phó của ông là Lưu Quảng Bân (Liu Guanbin) và cấp phó cũ của ông là Trương Chấn Trung (Zhang Zhenzhong) cũng mất tích.

Truyền thông của ĐCSTQ đưa tin, một số sĩ quan cấp cao hiện tại và trước đây của quân chủng này cũng bị giam giữ, và ít nhất một cựu phó chỉ huy đã chết vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân.

Người chỉ huy mất tích cuối cùng đã chính thức bị sa thải và được thay thế bởi các sĩ quan Hải quân và Không quân, một diễn biến rất hiếm gặp vì các chỉ huy hàng đầu của Lực lượng Tên lửa hầu như luôn được thăng chức từ nội bộ quân chủng.

Ngay sau khi cuộc thanh trừng Quân chủng Tên lửa được chính thức công nhận, ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), người được ông Tập Cận Bình bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vào tháng 3 năm nay, cũng biến mất. Cuối tháng 10, ông chính thức bị sa thải.

Âm mưu này càng được thúc đẩy bởi một báo cáo ngắn gọn trên phương tiện truyền thông nhà nước ĐCSTQ vào tháng 7, một ngày trước khi ông Tần chính thức bị cách chức bộ trưởng ngoại giao. Theo báo cáo, ông Vương Thiếu Quân (Wang Shaojun), chỉ huy Quân đoàn Vệ binh Trung ương, người bảo vệ các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc và giám sát các vệ sĩ riêng của Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ năm 2015, đã qua đời cách đây 3 tháng do “điều trị không hiệu quả”.

Bài viết đi sâu vào phân tích:

Các quan chức chính sách đối ngoại và quốc phòng đang biến mất khi ông Tập Cận Bình loại bỏ tận gốc những kẻ được gọi là kẻ thù của mình. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn ở cấp cao nhất ở Bắc Kinh. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, các cuộc thanh trừng không ngừng nghỉ của ông Tập Cận Bình đã khiến hàng triệu quan chức bị hạ đài. Có một số thứ đã mục nát trong triều đình của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong khi thế giới đang bị phân tâm bởi các cuộc chiến ở Trung Đông và Ukraine, một cuộc thanh trừng theo phong cách Stalin đang quét qua hệ thống chính trị cực kỳ bí mật của Trung Quốc, gây ra những hậu quả sâu rộng cho nền kinh tế toàn cầu và thậm chí cả triển vọng hòa bình trong khu vực.

Tín hiệu mà Bắc Kinh đưa ra là không thể nhầm lẫn, ngay cả khi các cơ quan an ninh Trung Quốc đã leo thang cuộc đàn áp đến mức toàn trị, khiến mọi người gần như không thể biết được điều gì đang thực sự diễn ra trong nước.

Vụ mất tích và cách chức của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Trung Quốc chỉ là hai ví dụ, cả hai đều là những người trung thành với ông Tập, được lựa chọn và đề bạt hồi đầu năm nay, nhưng chỉ sau vài tháng họ đã “ngã ngựa”.

Các nạn nhân cấp cao khác bao gồm vị tướng phụ trách chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và một số quan chức cấp cao nhất giám sát lĩnh vực tài chính của Trung Quốc. Trong đó có số cựu trợ lý của ông Tập Cận Bình dường như đã chết khi bị giam giữ.

Một điềm báo chẳng lành khác là cái chết không đúng lúc của ông Lý Khắc Cường, thủ tướng vừa nghỉ hưu của Trung Quốc – nhân vật số 2 của ĐCSTQ – người được cho là đã chết vì đau tim tại một bể bơi ở Thượng Hải vào cuối tháng 10 dù đang được hưởng điều kiện y tế tốt nhất thế giới. Sau khi ông Lý qua đời, ông Tập Cận Bình đã ra lệnh giản lược tang lễ đối thủ cũ của mình.

Trong suy nghĩ của nhiều người Trung Quốc, “cơn đau tim trong bể bơi” có ý nghĩa tương tự như các quan chức đột nhiên “ngã lầu”.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, các cuộc thanh trừng không ngừng nghỉ của ông Tập Cận Bình đã xử lý hàng triệu quan chức. Dùng thuật ngữ của ông Tập mà nói, thì là từ “hổ” cấp cao đến “ruồi” quan liêu cấp thấp của ĐCSTQ.

Sự khác biệt ngày nay là, các quan chức được coi là trung lập không phải là thành viên của các phe phái chính trị đối địch, mà là những người trung thành trong phe của ông Tập Cận Bình, dẫn đến những nghi vấn nghiêm trọng về sự ổn định của chế độ.

Trong bầu không khí căng thẳng như vậy ở Bắc Kinh, có những lo ngại rằng Chủ tịch Tập Cận Bình bị cô lập và ngoan cố có thể tính toán sai, kích động xung đột vũ trang với một trong những nước láng giềng yếu hơn, hoặc thậm chí tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Đài Loan dân chủ để chuyển hướng sự chú ý.

Kẻ thù ở khắp mọi nơi

Dù vô tình hay cố ý, tình cảm đó càng gia tăng vào mùa hè này, khi Giám đốc CIA William Burns cho biết, cơ quan này đang “đạt được tiến bộ” trong việc xây dựng lại mạng lưới bên trong Trung Quốc và có “năng lực tình báo con người mạnh mẽ” (người tham gia mạng lưới tình báo)  ở Trung Quốc.

Sự ngoan cố của ông Tập Cận Bình lan rộng đến mọi khía cạnh của bộ máy quan liêu và nền kinh tế, dường như làm hoen ố những người bị coi là quá phương Tây hóa hoặc quá gần gũi với “các thế lực thù địch phương Tây”.

Một quan chức tài chính cấp cao của Trung Quốc nói thông thạo tiếng Anh và thường xuyên tham dự các hội nghị quốc tế đã nói với Politico qua email, rằng ông không thể tham dự các sự kiện sắp tới bên ngoài Trung Quốc hoặc nói chuyện qua điện thoại nữa.

Ông cùng với hàng chục quan chức tài chính cấp cao đã bị cách chức trong những tháng gần đây, thường là sau khi bị cáo buộc tham nhũng.

Một đồng nghiệp của quan chức này cho biết, ông hiện đang bị điều tra vì “quá thân cận với Mỹ” “có thể là gián điệp”.

Đây dường như là số phận tất yếu của những ai quá quan tâm đến việc giao thiệp với người nước ngoài và sẽ là lời cảnh báo cho những ai vẫn tin rằng Trung Quốc vẫn mở cửa kinh doanh với phương Tây.

Trí Đạt (theo Politico)

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

22 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

40 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

46 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

56 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago