Hôm thứ Ba (29/9), Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc sắp mãn nhiệm lại một lần nữa chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán; ông cũng cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang nghĩ cách đối xử các công ty và cá nhân Trung Quốc ở Mỹ tương tự với các công ty và cá nhân Mỹ ở Trung Quốc.
Cựu Thống đốc bang Iowa Terry Branstad sẽ trở lại Iowa vào cuối tuần này sau khi đảm nhiệm cương vị Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trong ba năm ba tháng, ngoài quê hương Mỹ thì Trung Quốc là nơi ông và vợ sinh sống thời gian dài nhất. Tổng thống Trump không chỉ định đại sứ thay thế.
Ngày 29/9, hãng tin AP đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn, Đại sứ Mỹ Branstad trú tại Bắc Kinh một lần nữa cho rằng quan hệ Mỹ – Trung đã bị hủy hoại do đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đảm bảo với ông Trump rằng dịch bệnh thực sự đã được kiểm soát, nhưng thực tế không phải vậy.
Ông Branstad nói: “Rõ ràng, tôi nghĩ tình cảm của Tổng thống đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) có liên quan mật thiết đến những điều này”.
Về thảm họa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, ông Trump đã liên tục lên án ĐCSTQ che giấu tình hình. Tối ngày 15/9, ông Trump đã tham gia đối thoại trên truyền hình do American Broadcasting Corporation (ABC) tổ chức ở Philadelphia, kể về quá trình quan hệ kết nối với ông Tập Cận Bình sau khi bùng phát viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc.
“Khi (dịch bệnh) mới bắt đầu, trước khi không ai biết (virus) này là gì, tôi đã nói chuyện với ông Tập Cận Bình, ông ấy nói, ‘Chúng tôi làm rất tốt và chúng tôi đã kiểm soát được dịch’. Tôi đã yên tâm.”;
“Ông ấy (Tập Cận Bình) nói với tôi, ‘mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát.’ Thực tế chứng minh là không đúng, bởi vì dịch bệnh không được kiểm soát, nó đã lan ra 188 quốc gia trên thế giới.” ông Trump nói trong hoạt động đối thoại.
Sau đó ông Trump liên tục chỉ trích ĐCSTQ che giấu tình hình dẫn đến bùng phát đại dịch, cũng nhiều lần cho biết dịch bệnh đã làm thay đổi quan điểm của ông Trump về Hiệp định thương mại Mỹ – Trung giai đoạn đầu mang tính lịch sử.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Branstad cũng cho biết: “Tôi nghĩ trong lĩnh vực thương mại, chúng tôi đã được họ (Trung Quốc) chú ý và đang đạt được tiến bộ.”
Ông trích dẫn giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại đạt được vào tháng Giêng và việc Bắc Kinh liệt kê fentanyl vào thỏa thuận chất nằm trong kiểm soát là những phát triển tích cực. Mỹ không ngừng nỗ lực để giảm nhập khẩu opioid (một loại thuốc) từ Trung Quốc.
“Tôi hy vọng chúng ta cũng như vậy (có tiến triển) trong các phương diện khác, như đối với truyền thông của chúng ta, đối với các nhà ngoại giao của chúng ta”, ông chia sẻ.
Trong thời gian tại chức, ông Branstad đã đi du lịch nhiều nơi ở Trung Quốc, ông phàn nàn rằng mọi chuyến thăm đều cần có sự chấp thuận của ĐCSTQ, trước chuyến đi Tây Tạng vào năm ngoái ông đã phải ba lần xin phép.
Ông kể khi đến Tây Tạng ông đã công khai hoạt động giao lưu với các giáo viên và học sinh ở đó. Tại nhiều vùng khác của Trung Quốc, ông trải nghiệm rất khác nhau.
Để tìm kiếm mối quan hệ cân bằng có đi có lại, cách đây chưa lâu Chính phủ Mỹ đã gia tăng các hạn chế đối với các nhà ngoại giao và phóng viên ĐCSTQ, đồng thời đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, nơi mà Mỹ xem là ổ gián điệp ĐCSTQ.
Đáp lại, ĐCSTQ cũng đã đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô. Vấn đề này được Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị nhận định quan hệ Trung – Mỹ đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1979.
Mỹ và các nước phương Tây khác cũng đã mạnh mẽ lên án các hoạt động quân sự của ĐCSTQ ở Biển Đông cũng như những vấn đề nhân quyền liên quan đến Hồng Kông và Tân Cương.
Vấn đề này được ông Branstad cho biết có thể cần đến nhiều biện pháp hạn chế hơn để gia tăng áp lực đối với ĐCSTQ. Ông nói: “Không may là chúng tôi đang phải cố gắng cân bằng lại mối quan hệ (Mỹ-Trung), để hai bên có quan hệ công bằng và cùng có lợi, nhưng mỗi khi chúng tôi làm điều gì đó, họ (ĐCSTQ) làm làm cho tình hình mất cân bằng.”
Ông Branstad có mối quan hệ lâu dài với lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm Tập Cận Bình. Sau khi ký hiệp định bang giao giữa Iowa và tỉnh Hà Bắc, vào năm 1984 ông đã đến thăm Trung Quốc với tư cách là thống đốc Iowa và vào năm sau đó đã gặp ông Tập Cận Bình.
Cho dù quan hệ Mỹ – Trung đang gặp khó khăn, ông Branstad tin rằng mối quan hệ lâu dài của ông với Tập Cận Bình vẫn rất có giá trị. Ông cho biết kể từ khi đến Trung Quốc vào năm 2017, ông đã nhiều lần gặp ông Tập Cận Bình, trong đó có bữa ăn tối tại gia đình vào đầu năm 2018 cùng cả con gái và cháu trai của ông.
Ông Branstad nói: “Tôi nghĩ ông ấy vẫn có ấn tượng tốt về tôi, Iowa, và cách chúng tôi đối xử với ông ấy.”; “Ngoài ra tôi phát hiện thấy rằng nền văn hóa này rất quan trọng chuyện quan hệ giao tế. Nhưng tôi thuộc về nước Mỹ.”
Ông Branstad dự tính khi trở về ở Iowa sẽ hỗ trợ ông Trump và các ứng cử viên khác của đảng Cộng hòa. Ông nói rằng một phần trọng tâm của ông sẽ là các hành động của chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc và sự cần thiết phải duy trì quan hệ (Mỹ-Trung), nhưng ông khẳng định duy trì quan hệ Mỹ – Trung phải được đảm bảo công bằng có qua có lại.
Lý Hoàn Vũ / Epoch Times
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…