Công ty bất động sản thuộc gia tộc cựu Phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng là Fantasia Holdings, đã bị tuyên bố vỡ nợ vì khoản lợi tức cổ phiếu trị giá 205 triệu đô la Mỹ vào ngày 4/10. Vài năm trước, gia tộc Tăng Khánh Hồng khoe giàu rầm rộ, còn liên quan đến nhiều bê bối tài chính. Hiện nay, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để cho Fantasia vỡ nợ, có phải là đưa ra một tín hiệu rõ ràng đối với ‘thái tử đảng’, cũng cho thấy dấu hiệu gia tộc họ Tăng thất thế?
Theo Bloomberg News đưa tin, người đứng đầu Fantasia Holdings là Tăng Bảo Bảo, là thành viên gia tộc quyền quý đỏ điển hình của Trung Quốc. Bác của cô là ông Tăng Khánh Hồng, từng nhậm chức Phó chủ tịch Trung Quốc, ông nội là Tăng Sơn, từng giữ chức Bộ trưởng Nội chính thời kỳ Mao Trạch Đông.
Theo báo cáo, khó khăn tài chính của Fantasia có quy mô rất nhỏ so với của Evergrande, nhưng Fantasia không thể trả lợi tức 205 triệu đô la Mỹ, ngoại giới đồn đoán rằng có khả năng liên quan đến việc “mạch máu” chính trị của Tăng Bảo Bảo không được chính quyền ĐCSTQ tiếp viện, Bắc Kinh đưa ra cảnh cáo rõ ràng đối với ‘thái tử đảng’.
Charles Macgregor, người đứng đầu khu vực châu Á của Lucor Analytics nói rằng sở dĩ việc Fantasia rơi vào khó khăn tài chính khiến nhiều người bất ngờ là bởi vì một tuần trước khi Fantasia sụp đổ, họ còn tuyên bố là có thể giải quyết vấn đề nợ. Do đó, vấn đề của Fantasia nằm ở “muốn chi trả hay không” chứ không phải là vấn đề có khả năng chi trả hay không.
Theo báo cáo tiết lộ, sở dĩ gia tộc Tăng Khánh Hồng trở thành mục tiêu bị nhắm đến, là vì có liên quan đến việc họ khoe của và nhiều vụ bê bối tài chính. Năm 2008, con trai Tăng Khánh Hồng là Tăng Vĩ đã mua một biệt thự ở Sydney với giá 24 triệu đô la Úc. Sự kiện này đã trở thành tin tức hàng đầu tại địa phương, cũng được coi là một trong những trường hợp thái tử đảng khoe của rầm rộ.
Đồng thời, Tăng Vĩ cũng bị tờ Caijing tại Trung Quốc Đại Lục phơi bày, ‘thái tử đảng’ đã mua lại 91,6% cổ phần của Tập Đoàn Luneng (Luneng Group) có giá trị tài sản ròng là 73,805 tỷ nhân dân tệ với giá 3,73 tỷ nhân dân tệ. Sự kiện này dẫn đến hơn 70 tỷ nhân dân tệ tài sản quốc hữu bị thất thoát, ‘thái tử đảng’ đã thu về hàng tỷ đô la Mỹ từ vụ chuyển nhượng quyền sở hữu Luneng Group.
Theo truyền thông Đại Lục trước đây đưa tin, 2 doanh nghiệp mua lại Luneng Group là doanh nghiệp “tuyệt mật của tuyệt mật”. Bài viết mặc dù không chỉ ra tên của doanh nhân bí ẩn, nhưng nhắc đến “Tăng công tử” bí ẩn, cũng ám thị có sự trợ giúp của Tiêu Kiến Hoa, người đứng đầu Tomorrow Group. Ngoại giới phán đoán, người mua thực tế của Luneng Group chính là Tăng Vĩ (con trai của ông Tăng Khánh Hồng) và Triệu Quân Sĩ (bạn của Tăng Vĩ).
Ngoài ra, Bloomberg News còn đưa tin, tài sản của gia tộc họ Tăng cũng dính líu đến bê bối Hồ sơ Panama. Năm 2002 đến 2007 là thời điểm Tăng Khánh Hồng giữ chức phó chủ tịch nước, em trai của Tăng Khánh Hồng là Tăng Khánh Hoài đã đăng ký thành lập công ty TNHH Hiệp hội giao lưu Văn hóa Trung Quốc tại Niue, năm 2006 lại đăng ký công ty này tại Samoa.
Về tình cảnh mà các doanh nghiệp của các ‘thái tử đảng’ như Fantasia gặp phải, ông Lâm Hòa Lập, giáo sư tại Đại học Hồng Kông cho rằng những công ty này từng được hưởng sự bảo vệ chính trị, hiện giờ họ không có lựa chọn khác. Nếu không phục tùng mệnh lệnh của ông Tập Cận Bình, tương lai sẽ đối mặt với sụp đổ đóng cửa.
Dương Thiên Long, Vision Times
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…