Triệu Vy, nữ minh tinh của Trung Quốc, đã làm khuynh đảo giới showbiz và giới đầu tư. Sau khi bị xóa tên khỏi toàn bộ mạng lưới Internet chỉ trong đêm ngày 26/8 và hàng chục triệu cổ phiếu bị đóng băng, ngày 27/8, tờ “Tuần báo Kinh tế Trung Quốc” của Nhân dân Nhật báo đã đăng bài viết rằng Triệu Vy đầu tư tài chính đã hơn 20 năm.

(Bài viết của Trần Tư Mẫn thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Triệu Vy
Nữ diễn viên Triệu Vy (Ảnh cắt từ video)

Nói cách khác, năm 2013, Triệu Vy, nhân vật “Buffett phiên bản nữ”, đã bước lên “con tàu cao tốc” của Jack Ma và Ant Group. Năm 2016, cô đã mua lại cổ phần của công ty Văn hoá Vạn gia, bằng nguồn vốn do tập đoàn Minh Thiên Hệ của Tiêu Kiến Hoa cung cấp.

Vậy Triệu Vy đã bắt đầu con đường đầu tư tài chính như thế nào? Sớm nhất là việc thành lập hai công ty tại Thượng Hải năm 1999. Cả hai công ty này đều do Công ty Quản lý Doanh nghiệp Trọng Thịnh Hồng Kiều Thượng Hải, một chi nhánh của Công ty Địa ốc Trọng Thịnh, nắm giữ cổ phần. Một bài viết trong “Tuần báo Kinh tế Trung Quốc” đã dừng ở đây. Mặc dù chỉ là một manh mối, nhưng đã có thể tạo ra một mạng lưới quan hệ rộng lớn.

Trước khi cưới Huỳnh Hữu Long, trong những năm đầu khi chưa nổi tiếng, có rất nhiều báo cáo cho rằng Diệp Mậu Thanh, bạn trai cũ của Triệu Vy, là người đầu tư cho bộ phim nổi tiếng “Hoàn Châu Cách Cách” năm 1996. Bạn trai sau đó của cô là Uông Vũ, chủ tịch Hiệp hội Eo biển Đảng Cộng sản Trung Quốc và là con trai út của Uông Đạo Hàm, cựu Thị trưởng thành phố Thượng Hải.

Diệp Mậu Thanh là con trai của ông Diệp Lập Bồi, người sáng lập tập đoàn Trọng Thịnh, kiêm người đứng đầu tập đoàn Trọng Thịnh và Công ty Cổ phần Thiên Thần thành phố Thượng Hải.

Trong bài viết “Kiểm kê những người vẫn giàu hơn 10 năm trở lên” được People.com chia sẻ lại vào ngày 19/10/2012, những điểm chính trong phần giới thiệu về gia đình của ông Diệp Lập Bồi như sau: Ông Diệp Lập Bồi có danh hiệu “Vua bất động sản Thượng Hải.” Năm 1979, ông nhập cư vào Úc. Trong 10 năm ở Úc, ông Diệp Lập Bồi đã tích lũy được thùng vàng đầu tiên của mình nhờ kinh doanh thương mại xuyên biên giới.

Cuối những năm 1990, Tập đoàn Trọng Thịnh của ông Diệp Lập Bồi bắt đầu đầu tư vào bất động sản ở Đại Lục. Kể từ đó, tên của ông Diệp đã được viết trên các tòa nhà văn phòng, biệt thự, căn hộ cao cấp và các tòa nhà bất động sản thương mại tại Thượng Hải, bao gồm hầu hết các hình thức bất động sản. Các khoản đầu tư khổng lồ của ông Diệp Lập Bồi bao gồm Công ty Dệt may Thân Châu Ninh Ba và Phố tài chính Bắc Kinh.

Nhân đây bổ sung thêm 3 thông tin khác. Ông Diệp Lập Bồi sinh ra ở Thượng Hải, quê gốc của ông ở quận Trấn Hải, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Tập đoàn Trọng Thịnh không chỉ thuộc sở hữu của một mình ông Diệp Lập Bồi. Một cổ đông sáng lập khác của Trọng Thịnh là Chi nhánh Kho ngoại quan Thâm Quyến của Tập đoàn Ngoại thương Thâm Quyến (tiền thân là Cục Ngoại thương Thâm Quyến). Năm 1992, Tập đoàn Trọng Thịnh niêm yết cổ phiếu Thiên Thần trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Tiền thân của công ty này cũng là một doanh nghiệp nhà nước của Thượng Hải.

Theo lời giới thiệu vào năm 2008 của luật sư Trịnh Ân Sủng tại Thượng Hải, người đã quan sát giới chính trị và kinh doanh ở Thượng Hải suốt một thời gian dài và biết rõ nội tình then chốt, thì phương pháp kiếm tiền của ông Diệp Lập Bồi rất đơn giản. Chủ yếu là mời các quan chức phe Thượng Hải (phe của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân) đến các sòng bạc của Úc đánh bài. Sau đó ông ấy sẽ có được các dự án bất động sản Thượng Hải và các khoản vay.

Từ kho dữ liệu vụ án của Tòa án Liên bang Úc, có thể thấy rằng từ năm 1999 đến 2002, ông Diệp Lập Bồi đã tham gia đánh bạc hơn chục lần tại sòng bạc Crown ở Úc. Thông tin nội bộ của sòng bạc Crown chứng minh rằng ông Diệp Lập Bồi không đi một mình khi đến sòng bạc đánh bài, mà thường đi cùng một nhóm người. Hơn nữa tiền vé máy bay do sòng bạc chi trả.

Những nhân vật bí ẩn này là ai? Theo các nguồn tin cho biết, họ là những người chống lưng đắc lực và là chủ tịch ngân hàng các cấp của phe Thượng Hải .

Luật sư Trịnh Ân Sủng cũng tuyên bố rằng các quan chức của phe Thượng Hải đã tước đoạt tài sản nhà nước thông qua ông Diệp Lập Bồi. Sau đó họ đến Úc để rửa số tiền khổng lồ này thông qua cờ bạc và gửi chúng vào tài khoản Úc. Ông Diệp Lập Bồi đã sử dụng luật sư di trú, giúp di cư con cái của các quan chức phe Thượng Hải đến Úc, nhằm chừa lại một lối thoát, nếu chẳng may trong tương lai bị vướng vào vòng lao lý.

Trong đó có vợ và con của bí thư Vương Duy Công – thư ký của ông Hoàng Cúc; con gái của Hàn Chính – Thị trưởng thành phố Thượng Hải lúc đó, và Tăng Vĩ – con trai của Tăng Khánh Hồng, người đã di cư đến Úc năm 2007. Họ đều có mối liên hệ với ông Diệp Lập Bồi.

Có thể thấy, phe Thượng Hải đã giúp ông Diệp Lập Bồi phát tài, còn ông Diệp đã giúp phe Thượng Hải rửa tiền và nhập cư vào Úc. Những năm gần đây, giới truyền thông thi thoảng vẫn đưa tin rằng dù Diệp Mậu Thanh đã kết hôn và có con, nhưng Triệu Vy và Diệp Mậu Thanh vẫn giữ mối quan hệ rất tốt. Hai gia đình họ thường xuyên tụ họp cùng nhau.

Khi Triệu Vy bị cấm, các kênh truyền thông dưới trướng Nhân dân Nhật báo, lần đầu tiên chỉ đích danh Tập đoàn Trọng Thịnh. Điều này đồng nghĩa với việc đe dọa phe Thượng Hải núp phía sau. Mục đích của họ dự tính gồm 2 khía cạnh sau:

Một là, chống rửa tiền trong ngành giải trí.

Như đã biết, dưới sự cai trị của ĐCSTQ, giới giải trí không chỉ là mặt trận tuyên truyền cho Đảng, mà còn là một cỗ máy hút tiền của các loại vốn tư bản. Đồng thời, ngoài các sòng bạc, đây cũng là nơi rửa tiền cho giới nhà giàu. Ví như người nổi tiếng Thôi Vĩnh Nguyên của Đài truyền hình Trung Ương ĐCSTQ (CCTV), đã quay rất nhiều bộ phim dở, nhưng các nhà đầu tư vẫn hết lòng ủng hộ ông ta.

Bởi các khoản chi tiêu trước khi sản xuất của ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình rất mơ hồ. Đặc biệt là phương thức rửa tiền dưới hình thức thù lao cao. Nếu không làm vậy, thì lấy đâu ra tiền để trả thù lao cao ngất trời cho nhiều diễn viên như vậy?

Hai là, thanh trừng các cổ đông của Ant Group.

Suýt chút nữa thì Ant Group đã niêm yết thành công với tốc độ tên lửa. Điều này cũng không thể tách rời sự hợp tác mạnh mẽ của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc. Có người trong ngành nói như thế này: Các cổ đông của Ant Group bao gồm hầu hết các tổ chức vốn và doanh nhân của Trung Quốc. Hầu hết họ đều chọn cách để người thân của mình đứng trước sân khấu, còn bản thân sẽ ở lại phía sau hậu trường.

Theo thông tin liên quan, 32 cổ đông lớn nhất trong nước mà Ant Group đăng ký, có thể được phân thành 3 cấp.

+ Bộ phận Ali và ban lãnh đạo do Jack Ma đứng đầu là cấp đầu tiên.

+ Các cổ đông của cấp thứ hai được gọi là “đội tuyển quốc gia”, bao gồm trên từ cơ quan cấp trung ương, dưới đến cục tài sản quốc doanh Thượng Hải.

+ Các cổ đông của tầng thứ ba có thể được mô tả là một mảng chói lọi. Trên thực tế họ đều là những kẻ săn tiền vốn.

Tại cấp cao nhất, Quỹ Boyu do Giang Chí Thành, cháu trai của Giang Trạch Dân, sáng lập.

Điều khó tin là nguồn vốn từ Tập đoàn Minh Thiên Hệ và Tập đoàn Tiên Phong Hệ (bắt nguồn từ Đại Liên, Liêu Ninh) sa lầy vào hố sâu 70 tỷ Nhân dân tệ, đã giải thể, đều ẩn mình trong đó. Đối với phần còn lại, có thể thấy các loại vốn đa dạng của phe Thượng Hải. Liệu trong đó có biết bao nhiêu đôi găng tay trắng (những kẻ rửa tiền)?

Theo thông tin hiện tại, nhiều cổ đông đã tự nguyện rút khỏi Ant Group, trong đó có Triệu Vy, người nắm giữ cổ phần thông qua mẹ của mình. Sự việc của Triệu Vy phản ánh rằng bản thân cô ấy không phải là tâm điểm thực sự, những người cấp vốn phía sau mới là mục tiêu chính.

Đồng thời, trước khi thay đổi nhiệm kỳ, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh việc chấn chỉnh các hệ thống và lĩnh vực khác nhau và thường xuyên quay lại điều tra ngược từ 20 năm trước đó. Lúc này là thời kỳ Giang Trạch Dân đang cầm quyền và thực thi chủ trương “phát tài trong im lặng.” Mũi nhọn của ông Tập đang hướng đến ai, điều này đương nhiên không cần nói cũng tỏ tường.

Trần Tư Mẫn
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Xem thêm: