Ngày 19/1, một lượng lớn tài khoản WeChat đã bị chặn, gây ra làn sóng phản đối kịch liệt trên Internet. Cụm từ “khóa tài khoản” đã được tìm kiếm gần 30 triệu lần trong một ngày.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị bao vây bởi các cuộc khủng hoảng đang tăng cường kiểm duyệt ngôn luận. Gần đây, chính quyền Bắc Kinh đã ra lệnh “chấn chỉnh trọng điểm Internet” vào năm 2024.
Theo ảnh chụp màn hình được đăng trực tuyến, ngày 19/1, số lượt tìm kiếm cụm từ “khóa tài khoản” trên WeChat đã tăng 1.647,92% so với ngày hôm trước, với tổng số 28.747.376 lượt tìm kiếm trong ngày. Điều này cho thấy, ngày hôm đó một lượng lớn tài khoản đã bất ngờ bị khóa.
Nguồn dữ liệu tìm kiếm cho thấy 59,22% lượng tìm kiếm đến từ tài khoản video và 33,46% đến từ tài khoản cá nhân bình thường. Trong số đó, nguồn tài khoản video tăng 2818,20% mỗi ngày và nguồn tài khoản cá nhân bình thường tăng 238,10% mỗi ngày.
Điều này cho thấy, phần lớn tài khoản bị chặn ngày hôm đó có thể không phải là cư dân mạng bình thường, mà là những người làm truyền thông cá nhân.
Người dùng WeChat bị khóa đã khiếu nại lên dịch vụ khách hàng của Tencent, kết quả cho thấy nhiều tài khoản đã bị chặn vĩnh viễn. Một số người dùng cho biết họ không làm gì cả, và không biết tại sao lại đột ngột bị chặn.
Có người phàn nàn và hứa sẽ không nói nhảm, sau đó tài khoản của họ được đổi thành bị khóa tạm thời. Cũng có những người chưa bị chặn, nhưng việc sử dụng các chức năng khác nhau của họ đã bị hạn chế.
Một số cư dân mạng còn để lại tin nhắn cho rằng lệnh khóa tài khoản nghiêm trọng nhất gần đây không phải là WeChat mà là Douyin. Những người khác cho rằng Toutiao cũng đang điên cuồng chặn tài khoản.
Một số người còn cho rằng “ở chế độ độc tài không có quyền tự do ngôn luận là điều bình thường”.
Có cư dân mạng còn đăng một con số cực đoan là gần 170 triệu lượt tìm kiếm “khóa tài khoản” trên WeChat vào ngày 1/9/2023. Người này cho rằng không cần phải “làm ầm ĩ”, đường cong lịch sử cho thấy, năm ngoái có nhiều kỷ lục với hơn 30 triệu lượt tìm kiếm “khóa tài khoản” chỉ trong một ngày.
Mới đây, Bộ Công an ĐCSTQ đã chỉ định năm 2024 là “năm hành động đặc biệt đấu tranh và chấn chỉnh tin đồn thất thiệt trên mạng Internet”. Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc cũng đang “lấy ý kiến” để nâng cao loạt hành động “thanh lọc” đặc biệt vào năm 2024. Dư luận lo lắng đợt phong tỏa Internet năm nay sẽ còn điên cuồng hơn nữa.
Đáp lại lệnh cấm tài khoản của WeChat ngày 19/1, một số cư dân mạng hỏi: “Trong 2 ngày qua điều gì xảy ra có thể gây ra lệnh khóa tài khoản đột ngột này?”
Có người trả lời rằng có thể “liên quan đến ai đó (ông Tập Cận Bình)”.
Một số người cũng suy đoán rằng có thể là do “các nhà đầu tư cổ phiếu A đang chửi bới trong vòng bạn bè của họ”.
Những ngày gần đây, người dân Trung Quốc tại khắp nơi đều bình luận về việc “phòng miệng dân” ngày càng khó khăn và sự phong tỏa của chính quyền ngày càng yếu ớt, kém hiệu quả.
Ngày 17/1, thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông lao dốc với hơn 5.000 cổ phiếu giảm đồng loạt. Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc giận dữ và tuyệt vọng bắt đầu chửi bới trên mạng. Họ liên tục có những lời kêu gọi “nổi loạn” giữa các nhóm giao dịch chứng khoán Đại Lục.
Cùng ngày, giữa bối cảnh tất cả các ngành đều suy thoái, ĐCSTQ tuyên bố tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 4/2023 “cao tới 5,2%”, điều này cũng thu hút sự chế giễu từ cư dân mạng Trung Quốc trong nhiều ngày sau đó.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…