Chính sách phòng chống dịch “zero COVID” của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tạo ra ít nhất 120 khẩu hiệu tuyên truyền vỗ về người dân. Tuy nhiên, một số khẩu hiệu tuyên truyền khiến không ít người dân cảm thấy hỗn loạn và bất mãn. Thậm chí có người còn hình dung những từ ngữ này là “hoang đường”.
Theo New York Times, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra nhiều “khẩu hiệu chiến đấu” cho “chính sách zero COVID” từ trên xuống để giành được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc. Những khẩu hiệu này bao gồm “Thắng trận trong cuộc chiến bảo vệ Thượng Hải!”, “Lịch sử sẽ nhớ đến tất cả những người đã đứng ra giữ vững và phó xuất cho thành phố này!”, “Phát hiện ca nào là dập tắt ca đó!”, v.v.
Báo cáo cho biết: “ĐCSTQ chủ yếu dựa vào tuyên truyền để biện minh cho các đợt phong tỏa ngày càng kéo dài và các yêu cầu kiểm tra axit nucleic ngày càng liên tục”. Trên Internet, TV, đài phát thanh và các nền tảng xã hội, thông tin tuyên truyền dồn dập đã khiến nhiều người chán nản vì nó làm loãng sự thật của dịch bệnh ở Trung Quốc, đôi khi “gần như hoang đường”.
Ví dụ, vào ngày phong tỏa thứ 8 của Thượng Hải trong năm nay, nhà của anh Kiệt Thâm (Jie Sen – công dân Thượng Hải) đã cạn kiệt lương thực dự trữ. Khi anh nhấp vào tài khoản mạng xã hội của chính phủ thì thấy một quan chức cấp cao của thành phố này đã sớm đã thề thốt rằng cần “nỗ lực hết sức” để giải quyết vấn đề thiếu lương thực.
Ông Tiết (Xue), người làm việc cho Công ty Truyền thông Tài chính Thượng Hải, cho biết: “Tôi vô cùng tức giận, hoảng loạn và tuyệt vọng”. Trong thời gian Thượng Hải phong tỏa, ông từng có thời điểm không có thức ăn. Quan chức thề thốt nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề thiếu lương thực, nhưng tuyên truyền chính trị và tình hình thực tế rất khác nhau. “Chúng tôi thậm chí không biết liệu còn có thể sống để ăn được bữa cơm tiếp theo hay không.” Cuối cùng ông đợi được một tháng thì mới nhận được trợ cấp của chính quyền, trong thời gian đó chỉ có thể cầu sự trợ giúp từ hàng xóm.
Khổng Linh Uyển Ngọc (Kong Lingwanyu – 22 tuổi, ở Thượng Hải), một thực tập sinh tiếp thị, không hài lòng với việc chính quyền sử dụng từ “không thiết yếu” để hạn chế người dân ra khỏi nhà, ra ngoài ăn uống hoặc tụ tập ăn uống với những người khác. Cô nói: “Dựa vào đâu để đưa ra giới hạn ‘không thiết yếu’? Rất tùy tiện, rất vô lý”.
Anh Dương Tiêu (Yang Xiao – 33 tuổi), một nhà nhiếp ảnh người Thượng Hải, người đã bị nhốt ở nhà 2 tháng trong thời gian phong tỏa, cảm thấy mệt mỏi với những tuyên truyền của ĐCSTQ. Anh nói: “Trong suốt thời gian phong tỏa, những ngôn ngữ tuyên truyền này đại diện cho quyền lực công mở rộng, thâm nhập và kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta.” Anh không biết làm thế nào hơn, và cho rằng cuộc sống của người dân hoàn toàn bị chi phối bởi ngôn ngữ tuyên truyền và quyền lực công.
Để bày tỏ sự không hài lòng của mình, anh Dương Tiêu đã chọn 600 cụm từ tuyên truyền của Trung Quốc thường được sử dụng, chẳng hạn như “ý thức cốt lõi”, “phục tùng đại cục”, “dân tộc trên hết”, v.v. Anh ta gán cho mỗi cụm từ một mã số, sau đó đưa các số vào trình tạo ngẫu nhiên của Google. Mục đích của anh là thông qua cách này để châm biếm ĐCSTQ. Việc làm này của anh đã thu hút sự chú ý của 1,3 triệu người, và nhiều cư dân mạng khen ngợi hành động mỉa mai ngược của anh.
Tờ New York Times đưa tin, ước tính kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc đến nay, chính quyền Trung Quốc đã tạo ra ít nhất 120 khẩu hiệu tuyên truyền liên quan đến virus corona mới. Ví dụ: thay thế từ “phong tỏa” bằng “quản lý tĩnh”, “tĩnh lặng” hoặc “làm việc tại nhà”, v.v.
Anh Tiêu Cường (Xiao Qiang), một người sáng lập một trang web ở California chuyên ghi lại chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ, cho rằng chính quyền sử dụng luận điệu chính trị để ngụy tạo chính sách phòng chống dịch bệnh nhằm đánh lừa công chúng và giảm phản ứng đối đầu của họ. Bây giờ, chính quyền Trung Quốc tránh sử dụng những từ ngữ như “phong tỏa”, chính là cố gắng để công chúng tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt mà không chống cự lại.
Vào tháng 6 năm nay, hàng chục cư dân Trung Quốc Đại Lục đã phản đối việc cảnh sát và nhân viên phòng chống dịch bệnh lắp đặt hàng rào thép gai xung quanh cộng đồng. Khi một người biểu tình bị đẩy vào xe cảnh sát và đưa đi, một người đàn ông đã hét lên: “Tự do! Bình đẳng! Công bằng! Pháp trị!”
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…