Mới đây Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập đảng, người đứng đầu ĐCSTQ cũng cảm thấy rất hăng hái. Tuy nhiên rất nhiều người không biết lễ kỷ niệm mừng đảng này không những không có bất cứ nhân vật chính trị quan trọng nào của phương Tây gửi điện chúc mừng, mà ngay cả cựu lãnh đạo Đảng Dân chủ Nhật Bản Kōno Yōhei gửi điện chúc mừng ĐCSTQ, còn nhấn mạnh với bên ngoài rằng họ “nhận được lời thỉnh cầu của phía Trung Quốc” nên mới gửi điện chúc mừng.
Nói thẳng ra, ĐCSTQ ở trong nhà làm sinh nhật 100 tuổi một cách náo nhiệt, nhưng ngoài Putin của Nga lấy danh nghĩa cá nhân chúc mừng ra, các nước chủ yếu có sức ảnh hưởng khác đều giữ im lặng, không có người nào muốn chúc mừng ĐCSTQ. Đây là thông tin cảnh báo vô cùng nghiêm trọng, có ý là ĐCSTQ ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập.
Hiện tượng này cũng khiến một số kênh truyền thông quốc tế không hiểu quá nhiều về ĐCSTQ cảm thấy hiếu kỳ. Có một vị phóng viên châu Âu nói rằng quản lý hỏi anh: ĐCSTQ thành lập 100 năm qua, không thể nào không có được cống hiến tích cực nào đúng không? Vì sao thái độ của cộng đồng thế giới không những lạnh nhạt, mà ngay cả nhiều người Hoa ở trong và ngoài Trung Quốc cũng đều dè bỉu coi thường?
Câu hỏi này rất hay. Thực ra, vị quản lý kênh truyền thông ở châu Âu này nói, vấn đề căn bản quan trọng nằm ở chỗ những gì ĐCSTQ nói và những gì thực tế họ làm là hai chuyện khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Nhưng họ lại nói một cách rất đường hoàng dõng dạc, không biết chút xấu hổ là gì. Cho nên nếu không xem xét thực tế để đối chiếu thì rất dễ bị ĐCSTQ lừa gạt.
Nói một câu đơn giản, lượng lớn mâu thuẫn ‘ngôn hành bất nhất’ và lời nói dối mới là thành tựu lớn nhất của ĐCSTQ trong 100 năm qua. Dưới đây là phân tích những mâu thuẫn và lời dối trá thường thấy gần đây của ĐCSTQ do bình luận viên thời sự Đường Hạo của Epoch Times tổng hợp.
Bắt đầu từ đầu năm nay, người đứng đầu liên tiếp tuyên truyền rằng dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, Trung Quốc đã đạt được thắng lợi trong “cuộc chiến thoát nghèo”, nói rằng Trung Quốc có 98,99 triệu nhân khẩu nghèo khó đã hoàn toàn thoát nghèo, 832 huyện nghèo khó đã gỡ bảng hiệu nghèo. Lãnh đạo ĐCSTQ còn lớn giọng tuyên bố, ĐCSTQ lãnh đạo nhân dân “sáng tạo một kỳ tích nhân gian rực rỡ sử sách”. Đúng vậy, đúng là kỳ tích nhân gian, nhưng nên hiểu thế nào? Điều này cần xem xét lại.
Đầu tiên, ĐCSTQ nói toàn quốc có 98,99 triệu nhân khẩu thoát nghèo, tuy nhiên, từ năm 2016, khi đó phó tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo công tác nông thôn Trung ương ĐCSTQ Trần Tích Văn từng nói, năm 2012, Ngân hàng Thế giới dùng tiêu chuẩn nghèo với thu nhập 1,9 đô la Mỹ/người/ngày của Liên Hiệp Quốc để tính, theo đó năm 2012, Trung Quốc có 87 triệu người là nhân khẩu nghèo khó.
Tuy nhiên ông Trần Tích Văn nói, ĐCSTQ dùng tiêu chuẩn của mình để tính thì năm 2012 có số nhân khẩu nghèo khó là 98,99 triệu người. Xin hãy chú ý, thứ nhất, 98,99 triệu nhân khẩu nghèo khó này là nhiều hơn 87 triệu người theo Ngân hàng Thế giới tính toán. Nói cách khác, khi đó ĐCSTQ muốn biểu thị ra bên ngoài rằng tiêu chuẩn tính toán nghèo khó của họ còn nghiêm ngặt hơn so với tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ hai, 98,99 triệu người này là số liệu được chính quyền Trung Quốc chính thức tính toán vào năm 2012, tuy nhiên hiện tại đã 8 năm trôi qua, ĐCSTQ tuyên bố số nhân khẩu thoát nghèo vẫn là 98,99 người. Cũng chính là nói, nhiều năm qua nhân khẩu nghèo khó của Trung Quốc không hề thay đổi chút nào, không nhiều cũng không ít, đúng là điều lạ lùng, đây chẳng phải là “kỳ tích mâu thuẫn mang đặc sắc ĐCSTQ” sao?
Một mâu thuẫn khác là hồi cuối tháng Hai, ĐCSTQ nói với người dân một cách tự mãn rằng “Toàn bộ chúng ta đã thoát nghèo rồi!”. Tuy nhiên ba tháng sau, ông Lý Khắc Cường lại nói, thực ra toàn Trung Quốc vẫn còn 600 triệu nhân khẩu có thu nhập tháng chưa đến 1000 nhân dân tệ, tương đương với thu nhập mỗi ngày khoảng 33 nhân dân tệ, tính theo đô la Mỹ thì con số này tương đương thu nhập mỗi ngày khoảng 5,1 đô.
Tuy nhiên, năm 2018, cũng tức là cách đây chưa đầy 3 năm, Tổng giám đốc Ngân hàng Thế giới công bố số liệu mới nhất thời điểm đó, ông nói rằng tiêu chuẩn để tính mức nghèo khó khi đó là thu nhập mỗi ngày là 5,5 đô la Mỹ, nếu dùng số liệu này để tính toán, thì nhân khẩu nghèo khó của Trung Quốc sẽ là 373 triệu người.
Xin hãy chú ý, tiêu chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới là thu nhập mỗi ngày 5,5 đô la Mỹ, Trung Quốc sẽ có 373 triệu người nghèo, nhưng ông Lý Khắc Cường nói Trung Quốc có 600 triệu người có thu nhập mỗi ngày chưa đến 5,1 đô la Mỹ. Nói cách khác, số nhân khẩu nghèo của Trung Quốc mà Ngân hàng Thế giới nói tương đối gần so với con số mà ông Lý Khắc Cường nói.
Vậy thì, điều này không khỏi khiến người ta nghi ngờ rằng lần này ĐCSTQ lớn giọng tuyên bố có 98,99 triệu người thoát nghèo, có phải đúng là số người nghèo thực tế của Trung Quốc hay không? Hay là đây chỉ là cố ý thiết kế và con số tương đối để đạt được? Có sự mờ ám đằng sau điều này. Cho nên đây liệu có phải là để chúng ta nhìn thấy rõ, những gì ĐCSTQ nói so với thực tế họ làm hoàn toàn ‘một trời một vực’ và có rất nhiều mâu thuẫn?
Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, có hơn 1 tỷ người, theo thống kê không hoàn chỉnh, trong lãnh thổ Trung Quốc có đến hàng trăm đài truyền hình, vài nghìn tờ báo giấy và tạp chí, và vô số trang truyền thông trực tuyến. Ngành truyền thông phát triển chưa từng có, tự do truyền thông lại thiếu thốn chưa từng có, không có một kênh truyền thông nào dám nói lời thật.
Bời vì truyền thông Trung Quốc dù bề mặt là của đảng, quốc doanh hay tư nhân kinh doanh thương mại, tất cả truyền thông đều cần phải chịu sự giám sát và kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của đảng. Về lập trường ngôn luận cần phải phù hợp với yêu cầu của đảng, nếu không thì chớ nghĩ đến việc tiếp tục kinh doanh. Giống như thời gian dịch bệnh hồi năm ngoái, một số kênh truyền thông dũng cảm dám tiết lộ sự thật về tình hình dịch bệnh, về sau đều bị buộc phải xóa bài, thậm chí có phóng viên cũng bị buộc phải từ chức.
Mỗi năm, truyền thông của ĐCSTQ luôn nói rằng mạng internet Trung Quốc phổ cập nhanh chóng, số người lên mạng tăng mạnh. Số liệu mới nhất hiện nay là Trung Quốc có khoảng 1 tỷ người truy cập mạng, tỷ lệ phổ cập internet gần 70%, đây là số liệu tương đối xuất sắc. Tuy nhiên 1 tỷ cư dân mạng này lại gần như không có tự do phát ngôn trên mạng một cách thực sự, họ lên mạng kết nối trực tuyến đều chịu sự giám sát nghiêm ngặt, phát ngôn trên mạng của họ chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt.
Ví dụ, bác sĩ Lý Văn Lượng, “người thổi còi” thời kỳ đầu bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, do gửi đi thông tin cảnh báo trong nhóm Weibo trên điện thoại, nên đã bị cảnh sát truy tìm được và mời đi uống trà “răn dạy”. Ngay cả thanh niên 19 tuổi Vương Tĩnh Du chỉ vì đăng bài viết bên ngoài Trung Quốc nghi ngờ tuyên bố của ĐCSTQ về số binh lính tử vong trong xung đột biên giới với Ấn Độ nên đã bị ĐCSTQ đe dọa. ĐCSTQ đã vươn bàn tay đen kiểm duyệt tự do ngôn luận ra nước ngoài một cách không kiêng nể gì, huống chi là ở trong nước.
Trước thời điểm ngày 1/7, ĐCSTQ tuyên bố số đảng viên đã vượt quá con số 95,14 triệu người, là tổ chức chính đảng đơn nhất lớn nhất toàn thế giới. Nhưng đồng thời, theo thống kê của tổ chức ngoài Trung Quốc là “Trung tâm Phục vụ thoái đảng toàn cầu”, đã có khoảng 380 triệu người tuyên bố thoái khỏi tổ chức ĐCSTQ.
Đương nhiên, đảng viên ĐCSTQ mới có hơn 90 triệu một chút, còn con số 380 triệu này không chỉ là số người rút khỏi ĐCSTQ, mà còn là rút khỏi nhiều tổ chức của ĐCSTQ như “Đoàn Thanh niên Cộng sản”, “Đội Thiếu niên Tiền phong”, cộng lại thì số người làm “tam thoái” là gần 380 triệu người, cũng tức là nhiều nhất toàn cầu. Hoạt động “thoái xuất khỏi tổ chức ĐCSTQ” ngay cả truyền thông nước ngoài cũng đều đặc biệt chú ý và đưa tin.
Đặc biệt là Chính phủ Mỹ tuyên bố, đảng viên ĐCSTQ hoặc các thành viên tổ chức trực thuộc khác của ĐCSTQ, đều không được di dân đến Mỹ hoặc xin cấp thẻ xanh, phía Mỹ cũng rút ngắn thời hạn visa nhập cảnh của đảng viên ĐCSTQ. Những sự kiện này đều thúc đẩy nhiều người Hoa ở trong và ngoài Trung Quốc rút khỏi tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ.
Do đó, mặc dù ĐCSTQ một mặt lớn tiếng tuyên bố số lượng đảng viên vượt 90 triệu người, nhưng lại có nhiều hơn nữa người dân Trung Quốc rút khỏi đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ. Sự thực mâu thuẫn này đã phản ánh ra sự bất mãn và và phản ứng của nhiều người Trung Quốc đối với ĐCSTQ, do đó liên tiếp tam thoái, vạch rõ giới tuyến với ĐCSTQ.
Mặc dù ĐCSTQ từng có thời điểm cắt giảm lực lượng quân đội, nhưng đến nay vẫn có quy mô 2 triệu binh lực, lực lượng quân sự với số người lớn nhất toàn cầu. Mặc dù lãnh đạo ĐCSTQ tuyên bố lực lượng vũ trang này là “quân đội nhân dân”, nhưng quân đội nhân dân lại thường xuyên bị ĐCSTQ dùng để tấn công nhân dân.
Bao gồm cả sự kiện Thiên An Môn năm 1989, phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ Hồng Kông năm 2019, và các sự kiện đấu tranh duy trì quyền lợi lớn nhỏ xảy ra khắp Trung Quốc hàng năm, đều có thể thấy quân đội ĐCSTQ hoặc bộ đội cảnh sát vũ trang được điều động để đàn áp người dân, duy trì ổn định một cách bạo lực. Số lần và quy mô “quân đội nhân dân” ra mặt đối kháng với nhân dân vượt xa số lần đối kháng với kẻ địch nước ngoài trong quá khứ. Do đó, người dân Trung Quốc mới là kẻ địch lớn nhất của quân đội ĐCSTQ.
Lãnh đạo ĐCSTQ tuyên bố ĐCSTQ yêu mến hòa bình, nói rằng quân đội ĐCSTQ là “lực lượng lớn mạnh duy hộ hòa bình khu vực và thế giới”. Tuy nhiên trên thực tế, phía quân đội ĐCSTQ lại không ngừng tạo căng thẳng và mất an ninh ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
ĐCSTQ không những liên tiếp xảy ra xung đột bạo lực với Ấn Độ ở khu vực biên giới, mà ĐCSTQ còn ở khu vực Biển Đông, Biển Hoa Đông liên tiếp bành trướng quân sự, đe dọa các nước xung quanh như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam; càng chưa cần nói đến ĐCSTQ ngày đêm quấy nhiễu quân sự và dọa nạt Đài Loan.
Những hành động này, không những khiến người ta không nhìn thấy được rằng ĐCSTQ đang “duy hộ hòa bình khu vực và thế giới”, ngược lại là cố ý phá hoại ổn định khu vực và hòa bình quốc tế. ĐCSTQ liên tục có những ngôn hành bất nhất, miệng nói một đằng nhưng lòng nghĩ một kiểu.
ĐCSTQ luôn miệng tuyên bố nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “quốc gia dân chủ”, hơn nữa là “quốc gia dân chủ lớn nhất”; còn Điều 2 trong Hiến pháp của Trung Quốc cũng quy định rõ “mọi quyền lực thuộc về nhân dân”, thậm chí Điều 3 còn quy định “Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và đại hội biểu nhân dân các cấp đều thành lập do bầu cử dân chủ”.
Nhưng điều mâu thuẫn là, Trung Quốc hiện tại tuyệt đại đa số quan chức chính phủ và đại biểu nhân dân về cơ bản không phải là do nhân dân trực tiếp bầu cử ra, người dân cũng không cách nào giám sát, đôn đốc, không cách nào phê bình những quan chức và đại biểu nhân dân này. Vậy thì, người dân không thể làm chủ đất nước, điều này được coi là dân chủ thế nào?
Lời nói dối mà ĐCSTQ dùng để che giấu sự mâu thuẫn này, đó là tự sáng tạo ra danh từ đặc sắc “chế độ tập trung dân chủ”, nhưng thực ra “dân chủ” là hư từ, “tập trung” mới là sự thực. ĐCSTQ vì để đảm bảo lãnh đạo đảng và thiểu số những người đặc quyền đặc lợi có thể nắm quyền lực và lợi ích trường kỳ, nên đã không ngừng nghĩ mọi biện pháp để tập trung quyền lực, từ chối giao quyền lực cho người dân. Cho nên “dân chủ” của ĐCSTQ chỉ là sự dối trá tự lừa mình dối người mà thôi.
Điều 35 – 37 của Hiến pháp Trung Quốc quy định người dân có quyền tự do về ngôn luận, xuất bản, tập trung, lập hội, lập đoàn, tuần hành, biểu tình, v.v, còn có tự do tín ngưỡng tôn giáo, đảm bảo tự do nhân thân, nhưng trên thực tế thì sao?
Bao nhiêu người bị đàn áp bức hại vì những ngôn luận phê bình chính quyền hoặc ‘nói bóng nói gió’ ĐCSTQ; bao nhiêu người vì xuống đường đòi quyền lợi liền bị chính phủ phái lực lượng quân cảnh đàn áp; lại có bao nhiêu người bị ĐCSTQ mạnh tay bức hại, bị tước đoạt tín ngưỡng vì kiên trì tín ngưỡng của bản thân đối với Thần, Phật? Những sự thật đẫm máu này đều khiến ĐCSTQ nhiều lần tự vả vào mặt mình, bộ mặt của ĐCSTQ đã dày lên như gấu Pooh.
Trong ngày 1/7, lãnh đạo ĐCSTQ liên tiếp tuyên bố ĐCSTQ đã dẫn dắt Trung Quốc “mạnh lên”, “giàu lên”, nhấn mạnh ĐCSTQ là “vĩ đại, quang vinh, chính xác”.
Nhưng điều mâu thuẫn là, mặc dù Trung Quốc lớn mạnh, người Trung Quốc đã hạnh phúc rồi, vậy thì vì sao mỗi năm đều có lượng lớn người dân Trung Quốc di dân đến các nơi khác như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc, v.v, hoặc giả chạy ra nước ngoài xin tị nạn? Vì sao họ không muốn ở lại Trung Quốc Đại Lục để làm “công dân hạng nhất” của ĐCSTQ, mà lại cam tâm tình nguyện chạy ra nước ngoài làm nạn dân, thậm chí làm dân nhập cư bất hợp pháp?
Điều này chẳng phải có nghĩa là ĐCSTQ tuyên bố “lớn mạnh” chỉ là lớn mạnh giả? Liệu có phải có nghĩa là bề mặt người dân nói “ủng hộ ĐCSTQ”, nhưng thực tế trong lòng lại là phản đối ĐCSTQ, chống lại ĐCSTQ, cho nên mới nghĩ cách di dân ra nước ngoài, đến quốc gia tự do thực sự? Điểm này luôn là mâu thuẫn mà ĐCSTQ không dám đối mặt.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm đảng, lãnh đạo ĐCSTQ nói rằng “giang sơn chính là nhân dân, nhân dân chính là giang sơn”, còn nói “gốc rễ của ĐCSTQ nằm ở nhân dân, huyết mạch nằm ở nhân dân, sức mạnh nằm ở nhân dân”. Tuy nhiên, điều mâu thuẫn là ĐCSTQ từ khi thành lập chính quyền đến nay, lại không ngừng sát hại người dân Trung Quốc của mình.
Từ “tam phản”, “ngũ phản”, cải cách ruộng đất”, “trấn áp phản cách mạng” thời kỳ đầu, cho đến “Đại nhảy vọt“, “Cách mạng Văn hóa” và sau này là “sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6”, v.v. Theo thống kê, từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền năm 1949 đến nay, đã gây ra cái chết bất thường của hơn 80 triệu người dân, tức là những cái chết oan uổng.
Xin hãy lưu ý, những con số này vẫn chưa cộng thêm số liệu bức hại tại Tân Cương, Tây Tạng, bức hại Pháp Luân Công và đàn áp tại Hồng Kông hiện tại. Nói cách khác, ĐCSTQ nói “huyết mạch của họ nằm ở nhân dân”, thực ra không chuẩn xác, nên là “kho máu nằm ở nhân dân”. ĐCSTQ dựa vào bức hại tàn bạo người dân, hút máu người dân để duy trì sự lớn mạnh và sinh tồn của mình, đây mới là sự thực của ĐCSTQ.
ĐCSTQ nhiều lần tuyên bố bản thân “đại biểu cho lợi ích cơ bản của quảng đại nhân dân”, lãnh đạo ĐCSTQ nhấn mạnh tại lễ kỷ niệm rằng ĐCSTQ “chưa bao giờ đại biểu cho bất cứ tập đoàn lợi ích nào, bất cứ đoàn thể quyền thế nào và bất cứ giai tầng đặc quyền nào.”
Trong thể chế tập trung quyền lực cao độ thế này của ĐCSTQ, quan chức cấp cao trong nội bộ ĐCSTQ vì sao muốn tranh đoạt quyền lực một mất một còn? Chính là vì quyền lực có thể đổi lấy lợi ích kinh tế và ảnh hưởng xã hội, chỉ cần có quyền lực, thì không sợ không có người đem tiền đến tận cửa giúp đỡ kinh doanh, cũng chính là cái gọi là “giao dịch quyền – tiền”. Cho nên các quan chức cấp cao của ĐCSTQ hoặc người nhà của họ thường thường đều giàu có hoặc bản thân là đại cổ đông của doanh nghiệp.
Do đó. mặc dù ĐCSTQ luôn miệng nói rằng họ “đại biểu cho lợi ích của quảng đại nhân dân”, nhưng thực tế mỗi người Trung Quốc đều hiểu rõ, ĐCSTQ đại biểu chính là cho tầng lớp có quyền lực đặc biệt và địa vị đặc biệt, quảng đại nhân dân chỉ là “rau hẹ” dưới chân của họ, có thể bị cắt [thu hoạch] bất cứ lúc nào.
Phát biểu tại kỷ niệm ĐCSTQ lần này, lãnh đạo ĐCSTQ nói vài đoạn rất có tính lừa gạt. Ông nói, “hòa bình, hòa thuận, hài hòa là lý niệm mà dân tộc Trung Hoa hơn 5000 năm vẫn luôn truy cầu và truyền thừa, trong máu của dân tộc Trung Hoa không có gen xâm lược người khác và xưng vương, xưng bá.”
Ông cũng nói, “nhân dân Trung Quốc chưa bao giờ bắt nạt, áp bức, nô dịch nhân dân quốc gia khác, quá khứ không có, hiện tại không có, tương lai cũng không có.”
Sau đó, ông còn nói: “ĐCSTQ sẽ tiếp tục cùng đường với tất cả các quốc gia và nhân dân yêu mến hòa bình, phát huy giá trị hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa, dân chủ, tự do chung của toàn nhân loại”.
Bạn có cảm thụ gì khi đọc xong 3 đoạn phát biểu này? Đầu tiên bạn có cảm thấy đáng khinh bỉ không? Dù sao thì ĐCSTQ trong hơn một năm qua làm “ngoại giao chiến lang”, mắng chửi, dọa nạt nhiều quốc gia và người dân; còn muốn lợi dụng lần dịch bệnh này, lợi dụng vắc-xin và tài nguyên phòng chống dịch để “mưu đồ bá chủ”, muốn làm suy giảm thực lực của quốc gia khác, bức bách các quốc gia khác phải thần phục ĐCSTQ. Có phải thế hay không?
Xin lưu ý, trong vài đoạn phát biểu này, thực ra còn ẩn chứa một ngụy kế nhỏ, chính là cố ý muốn đánh lận “Đảng Cộng sản Trung Quốc” với “Trung Quốc”, làm mờ nhạt ranh giới giữa ĐCSTQ và Trung Quốc, khiến người dân không phân biệt rõ “Trung Quốc không tương đương với ĐCSTQ”. Họ dùng lý niệm “hòa vi quý” được nhấn mạnh từ thời Trung Quốc cổ đại, để che giấu dã tâm xâm lược và chủ nghĩa đế quốc của ĐCSTQ. Điểm này thực ra là rất thâm hiểm, cần đặc biệt lưu ý.
ĐCSTQ luôn miệng tuyên bố cần “thực hiện dân tộc Trung Hoa phục hưng vĩ đại”, nhưng điều rất mâu thuẫn đó là điều mà ĐCSTQ không ngừng tán dương, sùng bái lại không phải là tổ tiên viễn cổ của Trung Hoa như Viêm Đế, Hoàng Đế, mà là không ngừng sùng bái hai người phương Tây cận đại là Karl-Marx và Lê-nin. ĐCSTQ gọi người đã chết là “đi gặp Marx”, chứ không gọi là “băng hạc quy tây” hoặc là “gặp Thượng Đế”, đây không phải là điều rất kỳ quái sao?
ĐCSTQ miệng luôn hô lớn “dân tộc Trung Hoa”, nhưng về hành vi lại coi Mác – Lê làm tổ tiên, vứt bỏ lịch sử và văn hóa của Trung Hoa, đây là đang phục hưng dân tộc Trung Hoa hay là bán đứng dân tộc Trung Hoa? Về điểm này, dù là lý luận, hành vi và luận thuật, ĐCSTQ đều có mâu thuẫn nội bộ và xung đột tư tưởng vô cùng nghiêm trọng. Đây cũng là lời nói dối mà từ đầu đến cuối ĐCSTQ không cách nào có thể ‘vo tròn cho kín được’.
Trên đây chỉ là một phần những lời nói dối và mâu thuẫn mà ĐCSTQ biên tạo, thực ra những lời dối trá của ĐCSTQ còn rất nhiều. Tuy nhiên, từ những lời dối trá và mâu thuẫn này cũng có thể nhìn ra được bản chất của ĐCSTQ là một chính đảng “hắc bang” lấy “lời nói rỗng tuếch” làm phẩm chất riêng, lấy dối trá và bạo lực làm vũ khí. Do đó, không có ĐCSTQ thì mới có Trung Quốc thực sự. Không có ĐCSTQ thì mới có Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan an toàn.
Đường Hạo, Epoch Times
Xem thêm:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…