Ông Tập Cận Bình mới tuyên bố vào tháng Hai rằng gần 100 triệu người nghèo của Trung Quốc đã “thoát nghèo”. Gần đây, huyện Lạc Nam, tỉnh Thiểm Tây đã bị tiết lộ việc làm giả dữ liệu xóa đói giảm nghèo, các hộ nghèo về căn bản không sống trong các khu tái định cư. Điều đáng nói nhất là đến nay dân làng vẫn không có nước dùng, mà buộc phải gánh nước xuyên tỉnh. Các quan chức thì hỏi gì cũng không biết, còn cướp điện thoại di động và xua đuổi phóng viên điều tra.

p2924211a360028521
Gần đây, huyện Lạc Nam, tỉnh Thiểm Tây đã tiết lộ việc làm giả dữ liệu xóa đói giảm nghèo, các hộ nghèo về căn bản đã không sống trong các khu tái định cư. (Ảnh chụp màn hình video)

Công nhân Tu Hà sống trong khu tái định cư, “hộ gia đình 5 đảm bảo” phải “lang thang”

Huyện Lạc Nam, tỉnh Thiểm Tây nằm tại vùng núi phía nam dưới chân núi Tần Lĩnh, từng là một huyện nghèo cấp quốc gia. Tháng 2/2020, tỉnh này tuyên bố đã thoát nghèo. Tuy nhiên, ngày 24/4 Đài truyền hình Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc (CCTV) đưa tin rằng theo yêu cầu “xóa đói giảm nghèo”, các làng cần tập trung tái định cư cho “các hộ gia đình 5 đảm bảo”.

(“Hộ gia đình 5 bảo đảm” chỉ việc đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và mai táng dành cho những người nông dân già yếu, mồ côi, tàn tật ở nông thôn không có khả năng lao động và không có nguồn thu nhập.)

Tuy nhiên, các hộ gia đình thuộc diện 5 đảm bảo ở thôn Hà, thị trấn Linh Khẩu, huyện Lạc Nam, phải tự tìm nơi ở. Trong khi nhân viên công tác của Tu Hà sống tại khu định cư dành cho họ.

Theo chị cả một hộ gia đình 5 đảm bảo tại địa phương, nơi họ sinh sống hiện nay vẫn chưa được cấp nước. Hồ chứa nước sớm đã bị bỏ hoang từ lâu, vòi trên đường ống dẫn nước cũng không thấy tăm tích.

Một số người dân địa phương cũng chỉ ra rằng để đạt yêu cầu nghiệm thu khi cấp trên đến kiểm tra công tác “xóa đói giảm nghèo”, việc sửa chữa các khu tái định cư tập trung các hộ gia đình 5 đảm bảo này được thực hiện rất vội vàng. Nước vẫn chưa được cấp, các cán bộ trong làng đã vội vã để những hộ gia đình 5 bảo đảm dọn đến ở. Khi quận Lạc Nam “từ biệt” việc thoát nghèo, điều kiện sống của những hộ gia đình 5 đảm bảo này từ lâu đã không còn ai đoái hoài đến.

Không có nước sử dụng trong khu vực địa phương, 60 nhân dân tệ (khoảng 213.000 VNĐ) / tấn nước xuyên tỉnh

Theo báo cáo, nhiều hộ gia đình nghèo trong khu vực không có nước dùng. Nhưng một tấm “biển hiểu về an toàn nước uống nông thôn tại quận Lạc Nam, thành phố Thương Lạc” lại được gắn trên cửa nhà họ, tuyên bố rằng nước uống và nước sinh hoạt ở đây đã đạt tiêu chuẩn.

Trình Tuyến Quân, một người dân làng cho biết, cách đây vài năm, ông phải chạy đôn chạy đáo để mua một chiếc mô tô ba bánh về kéo nước, tối đa mỗi lần có thể kéo được một tấn nước. “Vào mùa hè, một thùng nước được sử dụng trong vòng mười mấy, 20 ngày. Nhưng để kéo nước về phải mất ít nhất 2 giờ đồng hồ, 2 giờ đồng hồ sẽ tốn 20 đến 30 nhân dân tệ (khoảng 71.000 – 106.000 VNĐ) tiền dầu.”

Các báo cáo cho thấy người dân trong làng phải đi xe đạp hơn nửa tiếng đồng hồ xuyên tỉnh đến một hồ chứa nước ở Hà Nam để kéo nước về, và rõ ràng có thể nhìn thấy nhiều tạp chất trong nước. Tuy nhiên, không có nhiều người có xe để kéo nước, phần lớn dân làng vẫn phải bỏ tiền ra để thuê người kéo nước về. Nói cách khác, một tấn nước có giá từ 50 đến 60 tệ (khoảng 177.000 – 213.000 VNĐ).

Tin cho hay, nước được dân làng kéo về, dùng băng gạc quấn chặt lấy đường ống thì coi như đã được lọc sạch. Vì lấy nước khó khăn nên dân làng chỉ có thể ngày càng tiết kiệm hơn. Dù là nước thải trong máy giặt họ cũng không nỡ trực tiếp đổ đi, mà hứng vào một cái chậu.

Người dân ở thị trấn Linh Khẩu: Vòi nước ở nhà chỉ là vật trưng bày

Làng Tam Tinh, thị trấn Linh Khẩu cũng nằm trong danh sách những ngôi làng thoát nghèo vào năm 2019. Tuy nhiên, theo cô Kiều Xuân Nga, một người dân ở làng Tam Tinh, thị trấn Linh Khẩu, vòi nước trong nhà họ không bao giờ có nước chảy, chỉ là một vật trang trí mà thôi. Cô chỉ vào một hồ chứa nước phủ đầy rong rêu, đường kính chưa đầy 2m và nói rằng đây là nguồn nước sinh hoạt của hơn chục hộ dân gần đó.

Để giải quyết vấn đề nước ăn, người dân làng Tam Tinh đã thử nhiều biện pháp khác nhau. Ngoài việc lấy nước từ các vũng nước, một số người dân còn đặt các đường ống trên mái hiên, hứng nước mưa chứa trong các hầm khô của họ.

Theo báo cáo, khi các phóng viên CCTV và một số người dân địa phương đã hỏi Văn phòng Phát triển và Hỗ trợ hộ nghèo huyện Lạc Nam về vấn đề này, nhân viên ở đó trả lời rằng: “Nước không phải việc do chúng tôi quản lý, mà là Cục Thủy lợi.”

Hỏi gì cũng không biết, cán bộ thôn phẫn nộ quát: “Anh là họ hàng của ai?”

Phóng viên đã theo chân dân làng đến Cục Thủy lợi huyện Lạc Nam, nhưng một số nhân viên hỏi gì cũng không biết. Trong đó, một người gọi điện cho một cán bộ thôn thuộc thị trấn Linh Khẩu. Trong điện thoại, người cán bộ này hỏi vặn phóng viên: “Anh là họ hàng của ai?” và vội vàng gác máy.

Sau một số thắc mắc, những vấn đề người dân phản ánh vẫn không được giải quyết. Nhưng đến cổng Cục Thủy Lợi huyện Lạc Nam, họ nhìn thấy một tấm bảng ghi rõ: Kiên trì củng cố thành quả “2 không lo, 3 đảm bảo” giải quyết các vấn đề nổi cộm về an toàn nước uống. Khi phóng viên cố gắng chụp lại thông tin liên quan, một nhân viên bất ngờ giật điện thoại di động của phóng viên và yêu cầu phóng viên rời đi ngay lập tức.

Sau khi CCTV phát sóng phóng sự điều tra vào ngày 24/4, nó đã gây ra phản ứng dữ dội trên Internet Đại Lục. Nhiều cư dân mạng tố cáo kiểu “xóa đói giảm nghèo” theo chủ nghĩa hình thức này có mặt khắp mọi nơi.

Chủ đề xóa đói giảm nghèo lại trở thành tâm điểm tìm kiếm nóng

Trên các cuộc thảo luận về tin tức liên quan đến Weibo, cư dân mạng tại Lạc Nam cáo buộc rằng huyện này đã thực hiện rất nhiều dự án mặt tiền không cần thiết và tốn kém. Hai dãy đèn đường sang trọng của cổng chào đại lộ có giá 50.000 NDT (khoảng 177.000.000VNĐ). Các vị lãnh đạo về căn bản không hề coi trọng việc xóa đói giảm nghèo cho người dân, lần nào cũng chỉ để đối phó với việc kiểm tra, xong chuyện là họ không buồn ngó ngàng.

Một cư dân mạng khác ở Lạc Nam tố cáo tới giờ chủ tịch huyện vẫn liên tục sửa chữa đường. Vài năm nay cứ cách một khoảng thời gian lại đào bới và sửa chữa, nhưng “con đường chưa bao giờ tốt hơn, vẫn chi chít ổ gà.”

Một số cư dân mạng cũng viết: “Nếu việc xóa đói giảm nghèo đều là lừa đảo, thì đây không chỉ là việc các quan chức này không có lương tâm. Đặc biệt là huyện của họ còn giành được danh hiệu xóa đói giảm nghèo cấp quốc gia. Điều này thật đáng nực cười! Cần đánh giá, nghiệm thu, báo cáo như thế nào, còn cả những kiến ​​nghị điển hình cần phải cũng cần được làm rõ…”

Nhiều cư dân mạng cũng đặt ra nghi vấn rằng ở nhiều nơi thực chất là “xóa đói giảm nghèo” chạy theo hình thức. Trung ương ấn định thời điểm xóa đói giảm nghèo toàn diện, cấp dưới chỉ cần không thừa nhận sự tồn tại của hộ nghèo là xong. Việc này có khác gì so với cuộc “Đại nhảy vọt” năm xưa.

Tính đến 6h sáng ngày 5/4, lượng đọc thông tin liên quan đến “cuộc điều tra vạch trần việc xóa đói giảm nghèo giả tại Lạc Nam, Thiểm Tây” đã đạt mức 230 triệu người quan tâm và 16.000 lượt thảo luận. Nhưng Weibo chưa bao giờ đưa nó vào danh sách tìm kiếm nóng do có quá nhiều bình luận tiêu cực.

Tuy nhiên, sau khi các quan chức đứng ra “chữa cháy”, tuyên bố sẽ thành lập ngay một tổ điều tra, tiến hành điều tra toàn diện và chuyên sâu về những vấn đề được báo chí nêu ra, thì chủ đề liên quan lại bị nghi là được quản trị mạng xếp vào vị trí thứ nhì về độ tìm kiếm nóng.

p2924221a45835887
Sau khi các quan chức đứng ra “chữa cháy”, tuyên bố sẽ thành lập ngay một tổ điều tra, tiến hành điều tra toàn diện và chuyên sâu về những vấn đề được báo chí nêu, thì chủ đề liên quan lại bị nghi là được xếp vào vị trí thứ nhì về độ tìm kiếm nóng. (Ảnh: Weibo)

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: