Nhân viên Bộ ngoại giao Mỹ bán thông tin cho tình báo Trung Quốc

Theo điều tra của FBI, một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người đã làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, có thể đã tiết lộ thông tin liên quan đến một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc, người đã tìm cách tị nạn ở [sứ quán Mỹ] vào năm 2012. Mặc dù tên của nhà bất đồng chính kiến này đã không được công khai, nhưng thời gian và địa điểm mà các điều tra viên tiết lộ, cho thấy rằng nó gần như chắc chắn liên quan đến trường hợp của ông Trần Quang Thành (Chen Guangchen), một luật sư nhân quyền Trung Quốc, người đã thu hút được sự quan tâm quốc tế vào năm 2012, khi trốn thoát được sự quản thúc tại gia và đến [tạm trú tại] Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.

Ảnh chụp luật sư Trần Quang Thành (Chen Guangcheng), một nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc ngồi giữa cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke và tư vấn pháp luật Koh. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)

Theo một bản tin phát hành bởi Bộ tư pháp (Mỹ), bà Candace Marie Claiborne, người đã làm việc tại Văn phòng phụ trách khu vực Caucasus [Đông nam châu Âu và Tây Nam châu Á] của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, và đã phục vụ nhiều nhiệm kỳ tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, đã bị bắt vào hôm thứ ba [29/3] và bị cáo buộc 2 tội, bao gồm tội cản trở người thi hành công vụ và tội đưa ra các thông tin sai lệnh cho các điều tra viên FBI.

“Bà Candace Marie Claiborne hiện là một nhân viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người nắm trong tay những tài liệu an ninh thuộc hàng tuyệt mật, và được cho là đã không trình báo về những mối liên hệ của mình với các nhân viên tình báo Trung Quốc, những người đã đưa cho bà Claiborne những món quà và lợi ích trị giá hàng ngàn Đô la Mỹ. Bà Claiborne đã lợi dụng vị trí và chức vụ của mình để bán các thông tin bí mật quốc gia, nhằm thu lời bất chính cho cá nhân,” bà Mary B. McCord, quyền Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cho biết.

Đơn kiện hình sự từ Bộ Tư pháp [Mỹ] tiết lộ việc bà Claiborne đã viết trong nhật ký của mình rằng bà có thể “kiếm được 20.000 USD trong 1 năm” bằng việc tiết lộ thông tin mật từ công việc của bà cho các nhân viên tình báo Trung Quốc. Thậm chí bà Claiborne được cho là đã yêu cầu các nhân viên tình báo Trung Quốc trả tiền học phí, tiền thuê nhà và các chi phí đi lại và sinh hoạt khác cho một người đàn ông trẻ mà bà Claiborne ăn ở như vợ chồng.

Nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đã bị tiết lộ

Trong một chừng mực nào đó, đơn kiện [hình sự] là không rõ ràng, rằng làm sao bà Claiborne, một chuyên gia quản lý văn phòng tại Bộ Ngoại giao Mỹ, lại có thể làm tổn hại đến thông tin mật trong suốt những năm làm việc của mình. FBI cho biết bà Claiborne đã thừa nhận tại văn phòng FBI ở Washington DC hôm Thứ Ba [29/3] rằng bà đã tiết lộ thông tin về một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc nào đó, đang ở bí mật tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh vào tháng 4 và tháng 5 năm 2012. Bà Claiborne đã làm việc tại đại sứ quán vào thời điểm đó.

Ông Trần Quang Thành, một luật sư nhân quyền khiếm thị người Trung Quốc và là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng bị chính quyền Trung Quốc bức hại, đã trốn thoát khỏi sự quản thúc tại gia vào tháng 4 năm 2012, và bí mật đi vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh để tìm nơi ẩn náu vào ngày 22 tháng 4. Khi thông tin về cuộc trốn thoát của ông Trần xuất hiện vài ngày sau đó, nó đã thu hút sự chú ý của quốc tế, và là một sự bối rối lớn của chính phủ Trung Quốc.

Sau các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Trần lúc đầu đã được thuyết phục rời khỏi Đại sứ quán Hoa Kỳ để đoàn tụ với gia đình mình, mặc dù những người bạn của ông Trần và các nhóm giám sát nhân quyền ở thời điểm đó, đã mạnh mẽ khuyến cáo chống lại điều đó, và kêu gọi chính quyền Obama cho phép ông Trần được tị nạn chính trị ngay lập tức. Các nhà thương thuyết Hoa Kỳ, đứng đầu là trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell, sau đó nhấn mạnh rằng ông Trần đã rời khỏi đại sứ quán theo ý muốn của mình, và các nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ đã không buộc ông Trần phải rời khỏi [sứ quán] vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, ngay sau khi rời khỏi Đại sứ quán Hoa Kỳ, ông Trần cảm thấy các mối đe dọa đối với mình và gia đình mình, nên ông Trần đã quyết định rời Trung Quốc sang Hoa Kỳ. Do trường hợp của ông Trần đã thu hút được sự quan tâm to lớn của quốc tế vào thời điểm này, nên chính quyền Trung Quốc cuối cùng đã cho phép ông Trần và gia đình, dời đến Mỹ vào ngày 19 tháng 5 năm 2012. Kể từ đó ông Trần đã cư trú tại Mỹ và tiếp tục nhiệm vụ luật sư của mình, để bảo vệ các quyền công dân và chỉ trích thẳng thắn chính phủ Trung Quốc.

Hiện chưa rõ về mức độ mà sự tiết lộ của bà Clairborne vào thời điểm đó đã mách nước hay giúp cho chính quyền Trung Quốc có được một lợi thế trong đàm phán của họ với các nhà ngoại giao Mỹ như thế nào. Tuy nhiên, cuốn hồi ký của ông Trần, được xuất bản vào năm 2016, đã tiết lộ nhiều chi tiết về việc truyền tải thông tin sai lệch và sự hiểu nhầm đã xảy ra giữa ông Trần và các nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ, những người được chính quyền Obama cử đến để đàm phán với Trung Quốc.

Sau này, ông Kurt Campbell, người thay mặt cho Hoa Kỳ để đàm phán, và bà Hillary Clinton, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ vào thời điểm đó, đã bị nhiều người chỉ trích trong việc xử lý trường hợp của ông Trần, họ đã không đứng vững và chống lại các yêu cầu của Trung Quốc. Ngược lại, một số nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ được cho là đã gây ra áp lực đáng kể lên chính quyền Obama cuối cùng đã giúp cho ông Trần rời khỏi Trung Quốc. Hồi ký của ông Trần ca ngợi một số thành viên của Quốc hội, bao gồm các nghị sĩ Nancy Pelosi và Chris Smith, là “những người bạn đáng kính và dũng cảm của nhân dân Trung Quốc” – trái ngược với bà Clinton và Nhà Trắng của ông Obama.

Tin tức có liên quan

“Những cáo buộc [chống lại bà Candace Claiborne] này, nếu đúng, là rất nghiêm trọng. Các nhà ngoại giao của chúng ta không được bán thông tin tình báo nhạy cảm của Mỹ để lấy quà cáp và tiền bạc. Tuyệt đối không có lý do gì để giúp chính phủ Trung Quốc đánh cắp [thông tin] nhận diện của các nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, truy cập vào hệ thống máy tính để ăn cắp những bí mật kinh doanh của Mỹ. Chính quyền Trung Quốc có hồ sơ tồi tệ nhất về nhân quyền trên thế giới – việc tra tấn và ngược đãi mà những người tập Pháp Luân Công và các nhà bảo vệ nhân quyền như ông Trần đã đối mặt, là quá mức kinh khủng. Tôi tin rằng công lý sẽ được thực hiện trong trường hợp này,” Nghị sĩ Chris Smith của đảng Cộng hòa cho biết.

Tác giả: Paul Huang – sinh viên Thạc sĩ tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, Đại học Tufts, và là hội viên của chi nhánh The Epoch Times ở Đài Loan.

Dịch giả: Duy Minh

Xem thêm:

Duy Minh

Published by
Duy Minh

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

53 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago