Thời kỳ ông Giang Trạch Dân nắm quyền, ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng được bầu làm Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước, nhưng họ lại có số phiếu chống đạt kỷ lục. Gần đây, các vụ bê bối tham nhũng lại tiếp tục được truyền thông đưa tin, ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng được cho là bị công khai bêu rếu.
Ngày 17/3, ông Tập Cận Bình đã tái đắc cử Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung Quốc với 2970 lá phiếu ủng hộ (chiếm 100%); ông Vương Kỳ Sơn trúng cử chức Phó chủ tịch nước với 2969 phiếu ủng hộ, 1 phiếu chống.
Tờ báo Süddeutsche Zeitung của Đức đưa tin, ông Tập Cận Bình trúng cử với 100% phiếu ủng hộ là vô cùng khác thường; còn tri kỷ thân mật của ông Tập Cận Bình là ông Vương Kỳ Sơn, lại cũng giống như vậy, tỉ lệ phiếu ủng hộ cũng đạt mức rất cao, chỉ có 1 phiếu chống.
Trang tin Duowei News (một kênh truyền thông thân Trung Quốc ở nước ngoài, có trụ sở tại Bắc Kinh) đưa tin ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn “đắc cử” chức Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước, tiêu đề bản tin thể hiện rõ việc hai vị này trúng cử với “tỉ lệ ủng hộ cao khiến người ta phải kinh ngạc”.
Còn trước đó 4 ngày, tức ngày 13/3, trong cùng một ngày, trang tin này lần lượt đăng 2 bài viết “Khi ông Tăng Khánh Hồng trúng cử Phó chủ tịch nước, có 177 phiếu chống” và “Khi ông Giang Trạch Dân tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung Quốc, có 98 phiếu chống”.
Bài viết nói chi tiết về Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 10, năm 2003, khi ông Giang Trạch Dân lưu nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự quốc gia, từng “đạt kỷ lục với 98 phiếu chống, 122 phiếu trắng”.
Ông Tăng Khánh Hồng – cựu “đại nội tổng quản” của ông Giang Trạch Dân, khi trúng cử chức Phó chủ tịch nước, “số phiếu chống lên đến 177 phiếu, 190 phiếu trắng. Tỉ lệ ủng hộ chỉ đạt 87,5%”. Tháng 3/2008, ông Tăng Khánh Hồng giải nhiệm chức Phó chủ tịch nước Trung Quốc.
Còn ông Hồ Cẩm Đào lần đầu tiên trúng cử chức Chủ tịch nước, có 4 phiếu chống, 3 phiếu trắng; ông Ôn Gia Bảo trúng cử chức Thủ tướng Quốc vụ viện, có 3 phiếu chống, 16 phiếu trắng.
Ngày 17/3, trang tin The News Lens (Đài Loan) đưa tin, kênh truyền thông Duowei News thân với ông Tập Cận Bình và tổng bộ đã thiết lập tại Bắc Kinh, nên đương nhiên đã được “bản địa hóa”, đã thay thế kênh truyền thông Caixin Media thân với ông Vương Kỳ Sơn, trở thành kênh quan trọng để “truyền tin” của Trung Nam Hải ra bên ngoài Trung Quốc.
Bài viết trên Duowie News nói, “thời gian ông Tăng Khánh Hồng chấp chính, danh tiếng không được tốt cho lắm, có liên quan đến các tin đồn về tham nhũng hủ bại”.
Truyền thông Đài Loan nói, Duowei News công khai bêu rếu cựu Thường ủy Bộ Chính trị, “anh cả” Thái tử Đảng chưa “ngã ngựa” Tăng Khánh Hồng, là điều vô cùng khác thường.
Duowei News còn trực tiếp chỉ trích: “Thời kỳ ông Giang Trạch Dân chấp chính, vấn để hủ bại lây lan trên phạm vi toàn Trung Quốc, tham nhũng trong quân đội cũng ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng mua quan bán chức trong quân đội có sự gia tăng, kéo dài đến án tham nhũng Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng. Cai trị đất nước một cách hủ bại của Giang Trạch Dân bị nhiều người phản đối.”
Truyền thông Đài Loan nói, đây là chính quyền ông Tập Cận Bình thông qua trang tin Duowei News để cố ý bêu rếu ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Mục đích là, ông Tập Cận Bình đưa ra cảnh cáo đối với 2 lãnh đạo đã nghỉ hưu có quyền thế và sức ảnh hưởng nhất, không được không được “trước mặt không nói, sau lưng lại nói lung tung”, đồng thời cũng đưa ra tín hiệu cảnh cáo đối với người thuộc phe phái ông Giang Trạch Dân.
Trí Đạt
Xem thêm:
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.