Trước đây, ông Triệu Yên Tinh (Zhao Yanjing), Giáo sư tại Đại học Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cho rằng nhằm kích thích khả năng sinh sản, nên trừng phạt những người không sinh con và khen thưởng những người có con. Gần đây, ông lại giải thích thêm rằng ông lo lắng về sự sụp đổ của hệ thống lương hưu. Điều này một lần nữa gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi giữa cư dân mạng Trung Quốc.
Vị giáo sư Trung Quốc này từng đề xuất rằng việc sinh sản phải gắn liền với an sinh xã hội. Những người không có con sẽ bị trừng phạt và những người có con nên được khen thưởng, nhằm kích thích việc sinh sản.
Gần đây, ông nói với Guancha.cn rằng hệ thống lương hưu ngày nay rất đa dạng, bao gồm tài khoản cá nhân và tài khoản tập thể, dù sử dụng phương pháp nào thì cũng phải có người duy trì.
Ông nói rằng không có sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống lương hưu hiện tại và hệ thống gia đình, “chúng ta hỗ trợ thế hệ người già, và thế hệ tiếp theo hỗ trợ chúng ta”. Nếu không sinh con, đủ thứ vấn đề sẽ nảy sinh, thậm chí “hệ thống hưu trí xã hội sẽ sụp đổ”.
Dưới phần bình luận của video trên, cư dân mạng Đại Lục để lại khá nhiều bình luận.
Một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “Tiền lương hưu tôi trả không phải dùng để nuôi bản thân sao?”
“Tôi mất việc ở tuổi 35, lực lượng lao động thiếu hụt ở đâu?”
“Vậy ai muốn sinh con và rồi phải làm bảo mẫu?”
“Có ai trong số những người trẻ ngày nay có con với hy vọng con cái sẽ chu cấp cho họ khi về già?”
“Chúng ta nên làm gì với thế hệ một con? Xin hỏi nhà kinh tế học, trong số mấy đứa con của mình, ai sẽ nuôi ông?”
Một số cư dân mạng phàn nàn: “Tôi vừa thấy một người mất việc vì sinh con!”
“Tôi khó mang thai, phí xét nghiệm quá đắt, phí thụ tinh ống nghiệm (IVF) quá đắt. An sinh xã hội sẽ không hoàn trả IVF cho tôi. Chúng tôi phải làm thế nào?”
“Đến 60 tuổi tôi sẽ về hưu, phải đóng 400.000 nhân dân tệ (1,37 tỷ VNĐ) tiền bảo hiểm hưu trí.”
“Khi môi trường không phù hợp để sinh tồn, động vật sẽ ngừng sinh sản!”
“Ông nói đều đúng, nhưng nghĩ đến việc mình phải chịu khổ lại thôi, đưa thêm một đứa trẻ tới chịu khổ, thà không sinh còn hơn”.
Một số cư dân mạng trực tiếp chỉ trích: “Tôi thà trực tiếp đưa số tiền mình phải nộp cho ông bà còn hơn.”
“Đó không phải là vấn đề. Chỉ là tôi không có tiền để kết hôn và nuôi con.”
“Những người được gọi là chuyên gia đã tách mình ra khỏi quần chúng, nói một lô những thứ hời hợt, nhưng lại né tránh vấn đề quan trọng nhất, không phải là không hiểu, thì là những kẻ xấu xa.”
“Nếu sinh con là trách nhiệm xã hội, thì xin xã hội hãy thực hiện nghĩa vụ nuôi dạy con cái. Nếu sinh con là trách nhiệm cá nhân, xin xã hội tôn trọng lựa chọn cá nhân.”
Một cư dân mạng Thượng Hải bình luận: “Thứ nhất, vốn không được phân bổ đồng đều trong xã hội, việc có nhiều con hơn không đảm bảo rằng bạn sẽ có được nhiều vốn hơn.
Thứ 2, đối với những gia đình có đủ điều kiện sinh thêm con, khả năng con cái của họ trở thành bảo mẫu là bao nhiêu? Thứ 3, có ích gì khi tránh nói về nguyên nhân tỷ lệ sinh giảm, mà cứ một mực bảo người trẻ phải sinh thêm con?”
Dân số Trung Quốc tăng trưởng âm vào năm 2023. Theo báo cáo của truyền thông chính phủ, cuối năm 2023, dân số Trung Quốc Đại Lục là 1.409.670.000 người, giảm 2,08 triệu người so với cuối năm trước.
Số trẻ sinh ra trong năm là 9,02 triệu trẻ, tỷ lệ sinh là 6,39‰. Số người chết là 11,1 triệu người và tỷ lệ tử vong là 7,87‰. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là – 1,48‰.
Trang web tiếng Trung của New York Times chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp quốc gia. Để giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh giảm, chính phủ hy vọng rằng sẽ có nhiều phụ nữ sinh nhiều con hơn.
Chính phủ Trung Quốc cung cấp cho họ một số ưu đãi, như nhà ở rẻ hơn, ưu đãi thuế và tiền mặt, đồng thời sử dụng lòng yêu nước, kêu gọi họ trở thành “những người vợ, người mẹ tốt”. Nhưng những nỗ lực này không mấy hiệu quả. Phụ nữ Trung Quốc tránh kết hôn và sinh con với tốc độ nhanh chóng.
Cô Trần, một chuyên gia truyền thông xã hội 33 tuổi ở Quảng Đông, cho biết: “Đất nước chúng tôi (Trung Quốc) không có điều kiện để nhiều phụ nữ yên tâm sinh con.”
Cô cho biết cô đã kết hôn được 5 năm nhưng chưa có kế hoạch sinh con: “Chính sách sinh con dường như chỉ nhằm mục đích nối dõi tông đường, không hề bảo vệ người sinh con, không bảo vệ quyền và lợi ích riêng của phụ nữ”.
Tháng 8/2023, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp được giới chức công bố đạt mức cao kỷ lục 21,3%.
Năm 2023 đã xuất hiện “Thanh niên 4 không” (không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con). Gần đây, “Thanh niên 10 không” của Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố “nằm ườn” phó mặc.
“Thanh niên 10 không” chỉ những người trẻ có 10 đặc điểm sau: (1) không hiến máu, (2) không quyên tiền, (3) không kết hôn, (4) không sinh con, (5) không mua nhà, (6) không mua vé số, (7) không đầu cơ cổ phiếu, (8) không mua quỹ, (9) không giúp đỡ người già bị ngã, (10) không xúc động.
Ở các nước văn minh, quyên tiền từ thiện, hiến máu, giúp đỡ người già đều là những việc làm tốt được coi là đương nhiên và được người dân đón nhận.
Tuy nhiên ở Trung Quốc, đây lại là những hành động bị người khác lợi dụng, khiến người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo đi. Vì vậy, giới trẻ Trung Quốc cảnh báo nhau, hãy tránh những cạm bẫy này để tránh bị vạ lây.
(Nội dung bài đăng: “Tuyên ngôn hậu 2000: Những người sinh sau năm 2000 chúng tôi: Không nợ tiền mua xe, mua nhà, không con cái.
Ngày 20/1, nhà văn người Mỹ gốc Hoa Dư Kiệt viết bài trên Đài Á Châu Tự do chỉ ra rằng tên gọi “Thanh niên 10 không” rất phổ biến trên mạng Internet Trung Quốc và nhận được hàng trăm nghìn lượt thích, vì thể hiện được nỗi lòng của nhiều người.
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…