Năm nay đánh dấu kỷ niệm 34 năm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/2023, đồng thời cũng là năm thứ 4 (kể từ năm 2000) người dân Hồng Kông bị tước quyền tự do kỷ niệm ngày 4/6. Hơn 100 người nổi tiếng ở Hồng Kông ủng hộ ‘phong trào dân chủ năm 1989’ đã nói gì khi xưa?
Khi ngày này đến gần, các chủ đề liên quan lại một lần nữa trở thành tìm kiếm nóng trên Internet. Nhìn qua phát biểu của các ngôi sao và người nổi tiếng năm xưa mà chạnh lòng.
Trong những năm đầu, Trung Quốc và Hồng Kông thực sự giống như “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Kể từ khi phong trào ủng hộ dân chủ năm 1989 nổ ra ở Đại Lục, tất cả người dân Hồng Kông đều rất cảm động.
“Apple Daily” đã mô tả như thế này: “Mùa hè năm 1989, hầu hết các nghệ sĩ ở Hồng Kông đều ủng hộ phong trào dân chủ Bắc Kinh. Mọi người đều mặc một chiếc áo phông giống nhau. Vào tháng Năm mưa gió, họ đã tổ chức các cuộc mít tinh và tuần hành, có thể nhìn thấy các nghệ sĩ ở khắp mọi nơi. Những nghệ sĩ đều chung một niềm tin, dũng cảm tiến lên phía trước, hy vọng có thể mang lại một chút thay đổi cho thế giới.”
Ngày 27/5/1989, hơn 100 nghệ sĩ đã tập trung tại Trường đua ngựa Happy Valley ở Hồng Kông, cùng tham gia buổi biểu diễn từ thiện “Hát vì dân chủ cho Trung Quốc” để gây quỹ cho phong trào dân chủ.
Các ngôi sao tham dự bao gồm Thành Long (Jackie Chan), Đặng Lệ Quân (Teresa Teng), Thẩm Điện Hà (Lydia Shum), Châu Hoa Kiện (Wakin Chau), Lư Quán Đình (Lowell Lo), Chung Trấn Đào (Kenny Bee), Trương Học Hữu (Jacky Cheung), Beyond, Châu Huệ Mẫn (Vivian Chow), Vương Kiệt (Dave Wong), Hoàng Diệu Minh (Anthony Wong), Trần Bách Cường (Danny Chan) …
Sự kiện này do Hoàng Thiêm (James Wong), Trần Hân Kiện (Philip Chan), Tăng Chí Vĩ (Eric Tsang) và Sầm Kiến Huân (John Shum) tổ chức, kéo dài trong 12 giờ và quyên góp được tổng cộng 13 triệu đô la Hồng Kông.
Số tiền này đã được chuyển đến các sinh viên biểu tình ở Bắc Kinh thông qua chi hội. Số liệu thống kê của Sing Pao Daily News cho thấy, số lượng khán giả tham dự sự kiện đã lên tới gần 1.000.000 người.
Nhiều nghệ sĩ khi đó đã lên tiếng ủng hộ phong trào dân chủ. 30 năm sau nhìn lại, nhiều người Hồng Kông cũng phải chạnh lòng.
Maria Cordero khi đó đã hào hứng nói: “Có thể tôi không đủ điều kiện để tận hưởng tự do và dân chủ của Trung Quốc trong cuộc đời mình, nhưng con trai tôi thì có thể. (Nếu) con trai tôi không thể, nhưng cháu tôi thì có thể. Một ngày nào đó nó sẽ thành công!”
Lưu Gia Linh (Carina Lau), người sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc Đại Lục, nói: “Thật đáng xấu hổ khi Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc) giết người. Tôi nghĩ Cách mạng Văn hóa đã kết thúc. Tôi nghĩ phong trào sinh viên đã mang lại hy vọng mới cho Trung Quốc, nhưng phải đổ máu và hy sinh.”
Năm đó, Thành Long đã nói rằng không một người Trung Quốc nào chịu khuất phục trước quyền lực độc tài. Ông cũng đã quyên góp hơn 100.000 đô la Hồng Kông từ buổi ra mắt bộ phim “Nice View” (Phép màu) cho Liên đoàn các trường đại học Bắc Kinh, và nói rằng: “Tôi hoàn toàn ủng hộ Phong trào sinh viên Bắc Kinh.”
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tắm máu Quảng trường Thiên An Môn, Thành Long thậm chí còn lên án: “Thật xấu xa và đáng xấu hổ, người Trung Quốc lại đánh người Trung Quốc!”
Ông Đàm Vịnh Lân (Alan Tam), người không thể tham gia biểu diễn, đã gửi gắm những cảm xúc của mình đến khán giả thông qua sự kiện. Ông nói: “Tất cả những người bạn yêu nước ở đây hôm nay, mặc dù tôi không ở Hồng Kông, nhưng trái tim tôi luôn cùng mọi người ủng hộ phong trào sinh viên. Bởi vì chúng ta đều là những người Trung Quốc nhiệt huyết, và chúng ta sẽ cùng nhau ‘nhổ răng của Lý Bằng’!”
Sau đó, ông Đàm Vịnh Lân đã đến thăm chi nhánh Hồng Kông của Tân Hoa Xã vào lúc nửa đêm, thăm các sinh viên đại học Hồng Kông đang tuyệt thực, để ủng hộ phong trào dân chủ ở Đại Lục.
Ông thở dài, nhìn thấy cảnh này mà ứa nước mắt. Sau đó, ông cùng các sinh viên hát bài “Ngạo Cốt” (Ao Gu) và nói: “Tôi thực sự hy vọng có thể thấy tổ quốc đi trên con đường dân chủ tươi sáng. Các nhà lãnh đạo cũ nên từ chức, để các nhà lãnh đạo mới có tư tưởng rộng mở điều hành đất nước.”
Năm đó, ông Cao Chí Sâm (Clifton Ko) đã kêu gọi người dân Hồng Kông rút tất cả tiền gửi tại ngân hàng Trung Quốc sau “Sự kiện ngày 4/6”, hoặc chuyển tất cả các doanh nghiệp đã đầu tư vào Đại Lục trở về Hồng Kông.
Ông cũng chỉ ra rằng “Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng súng để đàn áp sinh viên và người dân Bắc Kinh, thì họ có thể sử dụng phương pháp tương tự để tàn sát người dân Hồng Kông trong tương lai.”
Sau vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6, ông Chung Trấn Đào (Kenny Bee) bày tỏ sự thất vọng trước giới lãnh đạo trong nước, và quyết định nộp đơn xin di cư một lần nữa.
Kinh điển nhất là ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying), người đã đăng một tuyên ngôn trên báo vào ngày hôm sau vụ thảm sát. Ông vô cùng thương tiếc tất cả những đồng bào yêu nước ở Bắc Kinh, cực lực lên án vụ thảm sát đẫm máu người dân Trung Quốc của chính quyền ĐCSTQ, và tri ân toàn thể nhân viên của tờ Wen Wei Po.
30 năm sau, trong số hơn 100 nghệ sĩ năm đó, chỉ còn ông Hoàng Diệu Minh và một số rất ít nghệ sĩ còn lại trên con đường dân chủ.
Năm 2019, ông Hoàng Diệu Minh đã hát “Hồi ức Có tội” (Memory Is A Crime) tại Gala ngày 4/6 cuối cùng ở công viên Victoria, ngờ đâu bài hát này đã trở thành một lời tiên tri.
Kể từ đó, dạ tiệc ngày 4/6 tại công viên Victoria đã trở thành một sự kiện bị tuyệt chủng. Thậm chí, ĐCSTQ đã bắt đầu xóa sạch ký ức chung của người dân Hồng Kông về kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…