Khoảng thời gian cuối Xuân và đầu Hạ năm 1989, bắt đầu từ Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã bùng phát “phong trào tự do dân chủ” của sinh viên yêu nước đã gây chấn động thế giới, một sinh viên tại Bắc Kinh đã tham gia toàn bộ quá trình này và dùng máy ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử, đồng thời cũng chứng kiến lòng yêu nước nhiệt tình của sinh viên và người dân Bắc Kinh, và sau đó là đại hảm sát “Lục Tứ” tàn nhẫn của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đến nay, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn che giấu sự thật, gán tội cho cuộc kháng nghị hòa bình của sinh viên thành “bạo loạn phản cách mạng”, đồng thời cũng phủ nhận việc quân đội nổ súng giết người.
Sống ở nước ngoài nhiều năm, Lưu Kiến đã hiểu được mình bị ĐCSTQ tẩy não, nên quyết tâm vạch trần sự dối trá và bức hại của ĐCSTQ. “Là người Trung Quốc, là người đích thân trải qua thời khắc đó, chúng ta có nghĩa vụ nói sự thật cho mọi người, để cho thế hệ sau biết được chân tướng.”; “Không thể xóa sạch lịch sử! Không có chính phủ nào có thể xóa sạch lịch sử được.”, Lưu Kiến (Liu Jian, một sinh viên tham gia vào phong trào năm 1989 khi mới 19 tuổi) chia sẻ.
Lưu Kiến hiện lưu giữ 2000 bức ảnh về sự kiện “Lục Tứ”, gần đây ông đã trao quyền công bố những bức ảnh này cho tờ Epoch Times và Đài Truyền hình NTD (New Tang Dynasty Television).
Toàn bộ quá trình sự kiện “Lục Tứ”, có tự thuật của Lưu Kiến, cũng có trích dẫn nội dung trong cuốn sách “Đại sự ký Sự kiện Thiên An Môn” của Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua, một người đích thân trải qua sự kiện thảm sát đẫm máu này).
(Xem thêm: Hơn 1000 bức ảnh sự kiện Lục Tứ cách đây 30 năm được công bố Phần 1, Phần 2, Phần 3)
Cuộc diễu hành lớn ngày 27/4/1989 đã thu hút được đông đảo người các trong ngành nghề khác nhau tại Bắc Kinh ủng hộ, có khoảng một triệu sinh viên và người dân tham gia, các trường cao đẳng đại học bên ngoài Bắc Kinh cũng bắt đầu diễu hành để lên tiếng ủng hộ sinh viên tại Bắc Kinh, và các hoạt động ủng hộ cũng được lan ra cả du học sinh ở nước ngoài.
Dưới áp lực của cuộc diễu hành, người phát ngôn của Quốc vụ viện đảng Cộng sản Trung Quốc Viên Mộc đã “đối thoại” cùng sinh viên, tuy nhiên các sinh viên thuộc Hội Liên hiệp sinh viên tự trị các trường cao đẳng đại học Bắc Kinh đã bị gạt bỏ không được tham gia. Hội Liên hiệp Sinh viên tự trị Bắc Kinh đã triệu tập cuộc họp báo, không thừa nhận cuộc đối thoại của chính quyền, thành lập Đoàn đối thoại sinh viên các trường học tại Bắc Kinh để đệ trình thư thỉnh nguyện lên chính phủ.
Sau đó, ngày 4/5/1989, hàng chục nghìn sinh viên Bắc Kinh tiếp tục cuộc diễu hành lớn, quân đội và cảnh sát ngăn chặn mang tính tượng trưng, hàng trăm nghìn người dân đứng bên đường ủng hộ. Khi đó, còn có khoảng 90.000 giảng viên và sinh viên các trường tại 30 tỉnh thành ở khắp Trung Quốc cũng tổ chức diễu hành.
Ông Triệu Tử Dương phát biểu và đã khẳng định ủng hộ sinh viên yêu nước, đồng thời nhấn mạnh muốn giải quyết vấn đề trong khuôn khổ dân chủ pháp trị. Ông Triệu Tử Dương cũng muốn khuyên ông Đặng Tiểu Bình thu hồi lại bài xã luận hôm 26/4 định tính phong trào sinh viên là “gây rối loạn”; tuy nhiên ông Lý Bằng cho biết sẽ không nhượng bộ. Chính quyền cũng từ chối đối thoại với Đoàn đối thoại sinh viên các trường học tại Bắc Kinh.
Ngày 12/5, Hội Liên hiệp sinh viên các trường tại Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiến hành tuyệt thực. Họ cho biết: (1) Yêu cầu tự do báo chí, hủy bỏ việc cấm xuất bản báo chí; (2) Thúc đẩy đối thoại giữa chính phủ và sinh viên; (3) Thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa. Khi đó đã có gần 100 người như Vương Đan, Ngô Nhĩ Khai Hy, Hùng Diệm, .v.v ký tên lên tờ Báo tường tuyệt thực (đại tự báo).
Các sinh viên cũng tuyên bố nguyên nhân tuyệt thực là. Thứ nhất: Kháng nghị thái độ im lặng, thờ ơ của chính phủ đối với việc sinh viên bãi khóa. Thứ hai: Kháng nghị chính phủ trì hoãn việc đối thoại với đoàn đại diện sinh viên Bắc Kinh. Thứ ba: Kháng nghị việc chính phủ chụp mũ phong trào sinh viên yêu nước đòi dân chủ là “gây rối loạn”, và việc chính quyền đưa tin bóp méo sự thật.
Khoảng 10h30 sáng ngày 13/5/1989, đoàn sinh viên Bắc Kinh hơn 100 người đeo khăn vải trắng trên đầu tuyên bố tuyên ngôn tuyệt thực: “Để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa tổ quốc, vì sự phồn vinh của tổ quốc, tôi tự nguyện tuyệt thực.”
Khoảng 1 giờ chiều ngày 13/5/1989, hơn 300 sinh viên tham gia tuyệt thực thỉnh nguyện của 13 trường như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Đại học Chính trị và Pháp luật Bắc Kinh, Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh, Đại học Công nghệ Bắc Kinh, Đại học Hàng không Bắc Kinh, Đại học Y khoa Bắc Kinh, Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh, Học viện Dân tộc Trung ương, Học viện Kinh tế Bắc Kinh, Học viện Quản lý cơ giới công nghiệp Bắc Kinh, Học viện Chính trị Thanh niên Trung Quốc, đã cùng tập hợp tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh tuyên thệ trước khi đến Quảng trường Thiên An Môn.
Khoảng 2 giờ chiều ngày 13/5/1989, các sinh viên bắt đầu xuất phát từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh.
Khoảng 3h25 chiều ngày 13/5/1989, hơn 300 sinh viên tuyệt thực cùng 3 sinh viên của đoàn thỉnh nguyện 7 người của Thượng Hải đã đến Quảng trường Thiên An Môn dưới sự hộ tống của hơn 2000 sinh viên. Trong khi diễu hành có khoảng 30.000 đến 40.000 người dân đứng xem và ủng hộ.
Khoảng 5h40 chiều, các sinh viên tuyên thệ một lần nữa, sau đó tuyên bố: Bắt đầu tuyệt thực.
Theo Epoch Times
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…