Hơn 1000 bức ảnh sự kiện Lục Tứ cách đây 30 năm được công bố (P2)
- Trí Đạt
- •
Khoảng thời gian cuối Xuân và đầu Hạ năm 1989, bắt đầu từ Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã bùng phát “phong trào tự do dân chủ” của sinh viên yêu nước đã gây chấn động thế giới, một sinh viên tại Bắc Kinh đã tham gia toàn bộ quá trình này và dùng máy ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử, đồng thời cũng chứng kiến lòng yêu nước nhiệt tình của sinh viên và người dân Bắc Kinh, và sau đó là cuộc thảm sát Lục Tứ” tàn nhẫn của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đến nay, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn che giấu sự thật, gán tội cho cuộc kháng nghị hòa bình của sinh viên thành “bạo loạn phản cách mạng”, đồng thời cũng phủ nhận việc quân đội nổ súng giết người.
Sống ở nước ngoài nhiều năm, Lưu Kiến đã hiểu được mình bị ĐCSTQ tẩy não, nên quyết tâm vạch trần sự dối trá và bức hại của ĐCSTQ. “Là người Trung Quốc, là người đích thân trải qua thời khắc đó, chúng ta có nghĩa vụ nói sự thật cho mọi người, để cho thế hệ sau biết được chân tướng.”; “Không thể xóa sạch lịch sử! Không có chính phủ nào có thể xóa sạch lịch sử được.”, Lưu Kiến (Liu Jian, một sinh viên tham gia vào phong trào năm 1989 khi mới 19 tuổi) chia sẻ.
Lưu Kiến hiện lưu giữ 2000 bức ảnh về sự kiện “Lục Tứ”, gần đây ông đã trao quyền công bố những bức ảnh này cho tờ Epoch Times và Đài Truyền hình NTD (New Tang Dynasty Television).
Dưới đây là một số bức ảnh về phong trào sinh viên năm 1989.
>>Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989
Sinh viên các trường cao đẳng đại học tại Bắc Kinh diễu hành đề xuất yêu cầu
Ngày 15/4/1989, đương nhiệm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang qua đời, một số sinh viên các trường cao đẳng đại học tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm, sau đó đề xuất 7 thỉnh cầu như yêu cầu tự do dân chủ, yêu cầu quan chức công bố tài sản, tự do báo chí, v.v.
Ngày 22/4, chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức lễ truy điệu ông Hồ Diệu Bang tại Đại lễ đường Nhân dân, đồng thời tiến hành hạn chế giao thông, cấm tất cả người và xe cộ đi vào xung quanh khu vực Thiên An Môn.
Hàng chục ngàn sinh viên của hơn 20 trường cao đẳng đại học ở Bắc Kinh xuống đường diễu hành vào chiều tối ngày 21/4, lần lượt từng trường tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, chờ đợi thâu đêm.
Theo lời kể của ông Lưu Kiến, “Khi các sinh viên diễu hành, số lượng người đông đến nỗi không bước đi được, trong khi đó cũng có ngày càng nhiều người dân thành phố cũng xuống đường ủng và tham gia vào phong trào yêu nước của sinh viên. Có đoạn đường còn khó có thể tìm được chỗ đứng, có người còn trèo lên cây, tường hoặc biển chỉ dẫn.”
“Hoàn toàn không có cảnh sát nữa, đều là sinh viên duy trì trật tự, họ cầm tay nhau để tạo khoảng trống trên đường, không có trộm cắp, không có tội phạm, mà đều là những người ủng hộ sinh viên; ai có thể ủng hộ gì cho sinh viên thì đều ủng hộ, ví dụ như cung cấp nước uống, đồ ăn, còn cung cấp cả áo ấm cho buổi tối.”
Tưởng niệm Hồ Diệu Bang, sinh viên thỉnh nguyện
Trong ngày 22/4, chính quyền ĐCSTQ tổ chức lễ truy điệu tại Đại lễ đường Nhân dân, hàng chục ngàn sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn yêu cầu cử đại diện tham gia truy điệu, nhìn mặt ông Hồ Diệu Bang lần cuối, và để linh xa quanh quảng trường 1 tuần.
Có sinh viên quỳ trên bậc thềm của Đại lễ đường, muốn đệ trình thư thỉnh nguyện. Lúc 12 giờ trưa, 3 đại diện sinh viên: Trương Trí Dũng, Quách Hải Phong, Chu Dũng Quân quỳ 45 phút trên bậc thềm cổng phía Đông của Đại lễ đường đề trình thư thỉnh nguyện.
Tuy nhiên, tất cả các yêu cầu đều bị từ chối, gây nên sự phẫn nộ trong lòng các sinh viên.
Ngày 23/4, Hội Liên hiệp sinh viên tự trị các trường cao đẳng đại học tại Bắc Kinh được thành lập. Chủ tịch đầu tiên của hội là Sinh viên Đại học Chính trị và Pháp luật Bắc Kinh Chu Dũng Quân, thường ủy do Vương Đan, Ngô Nhĩ Khai Hy đảm nhận.
Ngày 24/4, khoảng 60 nghìn sinh viên của 38 trường cao đẳng đại học ở Bắc Kinh bãi khóa, kháng nghị việc chính quyền phớt lờ thỉnh nguyện của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn, và việc quân đội và cảnh sát đánh bị thương sinh viên ở Tân Hoa Môn hôm 20/4.
Theo Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Thiên An Môn Thảm sát Thiên An Môn Lục Tứ