Hơn 1000 bức ảnh sự kiện Lục Tứ cách đây 30 năm được công bố

Khoảng thời gian cuối xuân và đầu hạ năm 1989, bắt đầu từ Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã bùng phát “phong trào tự do dân chủ” của sinh viên yêu nước đã gây chấn động thế giới, một sinh viên tại Bắc Kinh đã tham gia toàn bộ quá trình này và dùng máy ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử, làm bằng chứng cho lòng yêu nước nhiệt tình của sinh viên và người dân Bắc Kinh, và sau đó là cuộc “thảm sát Lục Tứ” tàn nhẫn của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Khoảng thời gian cuối xuân và đầu hạ năm 1989, bắt đầu từ Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã bùng phát “phong trào tự do dân chủ” của sinh viên yêu nước đã gây chấn động thế giới. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)

Đến nay, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn che giấu sự thật, gán tội cho cuộc kháng nghị hòa bình của sinh viên thành “bạo loạn phản cách mạng”, đồng thời cũng phủ nhận việc quân đội nổ súng giết người.

Sống ở nước ngoài nhiều năm, Lưu Kiến đã hiểu được mình bị ĐCSTQ tẩy não, nên quyết tâm vạch trần sự dối trá và bức hại của ĐCSTQ. “Là người Trung Quốc, là người đích thân trải qua thời khắc đó, chúng ta có nghĩa vụ nói sự thật cho mọi người, để cho thế hệ sau biết được chân tướng.”; “Không thể xóa sạch lịch sử! Không có chính phủ nào có thể xóa sạch lịch sử được.”, Lưu Kiến (Liu Jian, một sinh viên tham gia vào phong trào năm 1989 khi mới 19 tuổi) chia sẻ. 

Lưu Kiến hiện lưu giữ 2000 bức ảnh về sự kiện “Lục Tứ”, gần đây ông đã trao quyền công bố những bức ảnh này cho tờ Epoch Times và Đài Truyền hình NTD (New Tang Dynasty Television).

Dưới đây là một số bức ảnh về phong trào sinh viên năm 1989.

>>Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Tưởng niệm Hồ Diệu Bang

Ngày 15/4/1989, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Hồ Diệu Bang qua đời sau một cơn đau tim, nhiều sinh viên và người dân Bắc Kinh đã đến Quảng trường Thiên An Môn, đặt bức ảnh chân dung lớn của ông để cử hành hoạt động tưởng niệm; đồng thời đề xuất yêu cầu “tự do, dân chủ”.

Ngày 22/4, tang lễ ông Hồ Diệu Bang được cử hành, 3 sinh viên quỳ trên bậc thềm của Đại lễ đường Nhân dân để đệ trình thư thỉnh nguyện, đồng thời yêu cầu được gặp mặt đương nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng, nhưng cuối cùng không có ai ra mặt, sự việc này khiến cho giới sinh viên Bắc Kinh thất vọng và bất mãn.

Ngày 15/4/1989, ông Hồ Diệu Bang đột nhiên qua đời, bức ảnh chân dung lớn của ông được các sinh viên đặt tại Thiên An Môn để tưởng niệm. (Ảnh Jian Liu cung cấp)
Vòng hoa và câu đối phúng viếng ông Hồ Diệu Bang được đặt trên Đài tưởng niệm tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)

Sinh viên yêu nước đòi dân chủ, người dân Bắc Kinh lên tiếng ủng hộ

Giáo viên tại Bắc Kinh lên tiếng ủng hộ sinh viên. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Người dân thành phố Bắc Kinh ủng hộ sinh viên. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)

Bài xã luận định tính phong trào sinh viên thành “gây rối loạn” làm bùng nổ kháng nghị lớn hơn

Ngày 26/4, tờ Nhân dân Nhật báo xuất bản bài xã luận được chỉnh sửa từ bài phát biểu có tựa đề “Cần phải giương lá cờ đầu phản đối gây rối một cách rõ ràng” của ông Đặng Tiểu Bình, bài viết này đã chính thức định tính phong trào vận động của sinh viên thành “gây rối loạn”. Hội liên hợp sinh viên tự trị các trường cao đẳng đại học Bắc Kinh (là tổ chức mang tính tự trị được ra đời từ trong phong trào sinh viên các trường giáo dục bậc cao tại Bắc Kinh năm 1989) lần đầu tiên tổ chức cuộc họp báo với phóng viên nước ngoài, nhiều nơi ở Trung Quốc cũng xuất hiện các cuộc diễu hành kháng nghị quy mô lớn.

Chính quyền ĐCSTQ khi đó nói rằng sinh viên bị “nhóm nhỏ người” kích động, các sinh viên của Học viện Mỹ thuật Trung ương đã giương cao biểu ngữ “Tự biết suy nghĩ, cần gì kích động” để phản bác. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên Đại học Bưu chính Bắc Kinh giương cao biểu ngữ “Chống đặc quyền, cần dân chủ”.(Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Giới tri thức tại Thủ đô Bắc Kinh xuống đường diễu hành ủng hộ sinh viên. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Các cảnh sát vũ trang ngồi ven đường phố ở Bắc Kinh vẫy tay chào sinh viên và người dân đang diễu hành. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Một góc của Đài tưởng niệm Anh hùng nhân dân trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)

Sinh viên tuyệt thực kháng nghị bài xã luận ngày 26/4/1989

Từ ngày 13/5/1989, sinh viên bắt đầu tuyệt thực kháng nghị với hy vọng thay đổi tính chất sai trái của bài xã luận ngày 26/4 trên Nhân dân Nhật báo. Ông Lý Bằng lần đầu tiên đối thoại với đại diện sinh viên; ngày 19/5/1989, dưới sự tháp tùng của Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ Ôn Gia Bảo, ông Triệu Tử Dương đã đến Quảng trường Thiên An Môn thăm sinh viên, đây cũng là lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng.

Những sinh viên tuyệt thực thỉnh nguyện trên Quảng trường Thiên An Môn giơ biểu ngữ yêu cầu đối thoại với chính phủ. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên yêu nước yêu cầu chính phủ cải cách dân chủ, đồng thời công bố tuyên ngôn tuyệt thực thỉnh nguyện. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên thỉnh nguyện giơ biển đếm thời gian các bạn tuyệt thực. Tấm bảng ghi “Các bạn đã tuyệt thực 28 giờ đồng hồ”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên Đại học Chính trị Pháp Luật Trung Quốc tuyệt thực tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên Đại học Thanh Hoa tham gia tuyệt thực thỉnh nguyện tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên tuyệt thực thỉnh nguyện tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)

Nhiều người dân ủng hộ, kháng nghị lan khắp Trung Quốc

Sinh viên thỉnh nguyện tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung ương ủng hộ các bạn học tuyệt thực. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Hình ảnh các sinh viên thỉnh nguyện tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn. Nhiều lá cờ của các trường đại học tại Bắc Kinh đang tung bay trên không trung. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên các trường đại học ở nơi khác cũng đến Bắc Kinh ủng hộ sinh viên thủ đô. Hình ảnh sinh viên Học viên Công nghệ Hóa học Thẩm Dương giơ biểu ngữ “Đông Bắc đang kêu gào”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)

Các nhà báo ủng hộ sinh viên

Nhân viên của Tân Hoa Xã tại Bắc Kinh cũng xuống đường lên tiếng ủng hộ sinh viên. Tấm biểu ngữ lớn “Tân Hoa Xã – Tuần báo ‘Liêu Vọng’”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Nhân viên của Tân Hoa Xã tại Bắc Kinh cũng xuống đường lên tiếng ủng hộ sinh viên. Tấm biểu ngữ “Không thể không cải cách báo chí”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Người dân thành phố Bắc Kinh tham gia ủng hộ sinh viên. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Nhân viên của Tân Hoa Xã xuống đường lên tiếng ủng hộ sinh viên. Họ cầm tờ báo có tựa đề “Không có tự do báo chí thì không có sự an định thực sự”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)
Sinh viên kiên trì ngồi yên lặng trong đêm trên Quảng trường Thiên An Môn. Họ giơ tâm biểu ngữ “Nhân dân là Mẹ, đảng là con”. (Ảnh: Jian Liu cung cấp)

Ngày 20/5, ĐCSTQ tuyên bố thực thi giới nghiêm, đồng thời điều động binh lực của ít nhất 30 sư đoàn thuộc 5 Quân khu lớn tới Bắc Kinh để bố trí hành động giới nghiêm. Và “bão táp” cũng chuẩn bị ập đến Quảng Trường Thiên An Môn.

(Còn nữa)

Theo Epoch Times

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago