Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc mới đây công bố bảng thành tích “đả hổ” sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, trong đó hơn 5 triệu người đã bị điều tra và xử lý.
Cách đây không lâu, khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức một cuộc nghiên cứu tập thể, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng chiến dịch chống tham nhũng là “một cuộc đấu tranh chính trị lớn không thể thua và không được thua”. Một số nhà bình luận chỉ ra rằng sau khi ông Tập lên nắm quyền, ông đã dùng cách chống tham nhũng để mở đường nhằm nắm trọn quyền lực và nắm chính quyền. Sở dĩ thủ đoạn chống tham nhũng phát huy tác dụng và dễ sử dụng là do chế độ độc đảng đã làm cho tình trạng tham nhũng của các quan chức cấp cao trở nên quá nghiêm trọng, không có tham nhũng nhất, chỉ có tham nhũng nhiều hơn.
Sáng ngày 30/6, Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ đã tổ chức họp báo với một loạt chủ đề “Thập kỷ này của Trung Quốc“, cuộc họp báo đã tiết lộ số liệu cho thấy đến cuối tháng Tư năm nay, 4,388 triệu vụ án được điều tra và 4,709 triệu người bị điều tra. Ngoài ra, 723.000 trường hợp có vấn đề vi phạm tinh thần của 8 quy định của trung ương, xử lý 644.000 người. Cả hai cộng lại lên đến hơn 5 triệu người.
Mỗi khi ĐCSTQ đến các thời điểm chính trị như ngày 1/7 hoặc phiên họp toàn thể của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cái gọi là “báo cáo chống tham nhũng” sẽ được công bố, nhưng cư dân mạng chế giễu nó là “vây quanh hố phân để đánh ruồi”.
Ông Cao Văn Khiêm (Gao Wenqian), một học giả lịch sử đảng của ĐCSTQ, từng nói trên chương trình Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng chiến dịch chống tham nhũng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương phục vụ cho việc tranh giành quyền lực. Ý tưởng chống tham nhũng trong chế độ ĐCSTQ chỉ có thể trị phần ngọn, chứ không trị từ gốc rễ. Quyền lực độc đảng là gốc rễ thể chế của tham nhũng trong quan trường của ĐCSTQ. Không chống tham nhũng từ chế độ thì giống như “đánh ruồi quanh hố phân”, sẽ không bao giờ đánh hết được, hơn nữa ruồi sẽ ngày càng nhiều, kết quả là “ruồi to như hổ, hổ nhiều như ruồi”.
Số mới nhất (xuất bản vào ngày 1/7) của Tạp chí Cầu thị của ĐCSTQ đã đăng nội dung bài phát biểu dài của ông Tập Cận Bình tại hội thảo dành cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và cấp bộ vào ngày 11/1, một số nội dung lần đầu tiên được tiết lộ.
Tại Hội nghị sinh hoạt dân chủ của Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ tổ chức vào cuối tháng 12 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã tiết lộ mối quan tâm của ông trong bài phát biểu, và chỉ ra rằng các cán bộ cấp cao có quyền lãnh đạo, quyền ra quyết sách, quyền chỉ huy “một khi không biết không cảm giác được hoặc thậm chí là cam tâm tình nguyện trở thành người phát ngôn của các tập đoàn lợi ích, các đoàn thể quyền thế, tầng lớp đặc quyền khác nhau”, thì “hậu quả rất nghiêm trọng ”.
Ông Tập Cận Bình nói: “Tôi một lần nữa dùng dùi nặng để đánh lên tiếng trống lớn”. “Bất kể ai có vấn đề với kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước sẽ quyết không tha thứ!” Ông nói tiếp, đối với “những người kết bè kéo cánh về chính trị, tạo bè phái, tập đoàn lợi ích”, sẽ “không chút nương tay, kiên quyết điều tra và trừng trị”.
Ông Tập Cận Bình đã đưa ra một tín hiệu mới về chống tham nhũng tại cuộc họp học tập tập thể của Bộ Chính trị Trung ương vào ngày 17/6 năm nay, và chỉ ra tính chất đấu đá nội bộ của chống tham nhũng, gọi cuộc chiến chống tham nhũng là “một cuộc đấu tranh chính trị quan trọng không thua được và cũng quyết không thể thua”.
Đài Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle) đã đăng một bài bình luận vào ngày 30/6, nói rằng với các quy định nghiêm ngặt về chống tham nhũng của ông Tập và các quy định rườm rà của chế độ, cho dù so sánh với các quốc gia khác, bao gồm các nền dân chủ và các quốc gia chuyên quyền, hay với quá khứ của ĐCSTQ và các triều đại trước đây của Trung Quốc, đều là hiếm thấy. Tuy nhiên, xét từ số lượng quan chức “ngã ngựa” và số lượng tiền tham nhũng, có thể gọi tham nhũng là vô tận. Vì vậy, gốc rễ của tham nhũng nằm ở chỗ, một chế độ không có đảng đối lập và không được xã hội, đặc biệt là dư luận giám sát, chính bản thân nó là nơi sinh sôi nảy nở tệ nạn tham nhũng, mong chờ vào “sự tự giám sát đốc thúc” của đảng chấp chính để kiềm chế tham nhũng chưa bao giờ là hiện thực.
Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố tại các hội nghị của ĐCSTQ rằng chống tham nhũng đã giành được một thắng lợi áp đảo, nhưng thực tế thì khác xa. Nếu chiến dịch chống tham nhũng giành được thắng lợi áp đảo, sẽ có ít quan chức “ngã ngựa” hơn, chứ không phải là nhiều hơn so với quá khứ. Trong những vụ án quan chức tham nhũng được chính quyền thông báo đều dùng những từ ngữ mô tả như sau Đại hội 18, ai không biết kiềm chế, không biết thu tay lại, Đại hội 19 vẫn không biết dừng (tham nhũng) và càng táo bạo hơn.
Bài báo nói rằng ông Tập cũng ý thức được điều này, ông đã nhiều lần tuyên bố rằng chống tham nhũng sẽ luôn được tiến hành, điều đó có nghĩa là tham nhũng trong hệ thống hiện tại sẽ không thể ngăn chặn được. Nhưng ông giống như một con đà điểu, giả vờ không thấy, cho rằng “có sự lãnh đạo anh minh” của mình, dựa vào “cách mạng của đảng”, thì có thể tìm ra con đường khắc phục nạn tham nhũng. Phát biểu trong đợt học tập tập thể này, ông chỉ ra rằng sau khi bước vào kỷ nguyên mới, Đảng đã đưa ra một loạt quan niệm mới, ý tưởng mới và chiến lược mới để đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đồng thời tìm ra một phương thức hiệu quả để dựa vào cách mạng tự thân mà nhảy ra khỏi tỷ lệ chu kỳ lịch sử. Nhưng đây chỉ có thể là sự tự lừa mình dối người.
Bài viết nói rằng ông Tập đưa ra tín hiệu chống tham nhũng mới vào một thời điểm tế nhị trước thềm Đại hội 20. Từ tình hình các quan chức cấp cao “ngã ngựa” trong năm nay, ông có thể đã quá lạc quan về cái gọi là thành tích chống tham nhũng từ trước đây, nên ông Tập thắt chặt túi chống tham nhũng trước Đại hội 20, tiến hành dọa các đối thủ chính trị muốn làm nhiễu loạn Đại hội 20 để phản đối ông, chứ không phải là có mục tiêu cụ thể, muốn lôi một ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm hoặc nghỉ hưu ra trảm thủ.
Đại hội 20 của ĐCSTQ đang đến gần, và ông Tập Cận Bình tìm cách chấp chính trường kỳ, điều này đã khiến mâu thuẫn nội bộ ở cao tầng của ĐCSTQ ngày càng gia tăng.
Tiến sĩ Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang), một nhà sử học và chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cho rằng trước đây các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thường sử dụng phương pháp bắt giữ các quan chức cấp phó nhà nước để lập uy. Ví dụ ông Giang Trạch Dân trước khi tái nhiệm đã bắt giữ ủy viên Bộ Chính trị Trần Hy Đồng; ông Hồ Cẩm Đào bắt giữ Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ. Để mở đường cho ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã bắt ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai trước Đại hội 18; sau đó, ông Tập Cận Bình còn bắt giữ nhiều hơn trước Đại hội 19. Tuy nhiên, trước Đại hội 20 sắp diễn ra, ông Tập Cận Bình đã không có bất kỳ hành động nào liên quan, tức là phá vỡ thông lệ trước đó.
Ông Chương Thiên Lượng nói: “Nếu ông Tập Cận Bình chỉ là đến lúc thì nghỉ hưu, như vậy việc hạ một quan chức cấp phó nhà nước hay không cũng không quan trọng. Nhưng ý định tái nhiệm của ông ấy lúc này là rất rõ ràng, và ông ấy cần lập uy để răn đe phe phản đối trong đảng. Nếu ông ấy chỉ hô hào mà không có hành động thực tế, ngược lại sẽ khiến mọi người nhìn thấy sự suy yếu của ông, cho nên ông ấy cần hành động thực chất. Vậy nên tôi dự đoán, trước Đại hội 20, ông Tập Cận Bình ít nhất sẽ bắt một cán bộ cấp phó nhà nước.”
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…