“Cách mạng vì tình yêu” (Love in the Time of Revolution) ra mắt vào tháng Sáu năm nay là một bộ phim tài liệu do “đạo diễn nghiệp dư” Nhan Chí Thăng chỉ đạo. Bộ phim chủ yếu ghi lại sự phát triển của Phong trào chống dẫn độ từ tháng 6 – 11/2019, cũng như những câu chuyện và cảm xúc của người trong cuộc.
Nhà văn hải ngoại Lâm Nhất Sơn đã đăng một bài phê bình về bộ phim này trên Thời báo Epoch Times, đánh giá về Phong trào chống dẫn độ năm 2019. Ông ca ngợi đây là một sự kiện lịch sử hết sức kỳ diệu, nằm ngoài sức tưởng tượng.
Ông cho biết trong bài báo rằng sau thất bại của Phong trào Dù vàng năm 2014 và việc 6 thành viên Hội đồng Lập pháp ủng hộ dân chủ bị loại từ năm 2016 -2017, người dân Hồng Kông không thấy hy vọng về sự thay đổi, và số lượng người tham gia các phong trào xã hội ngày càng giảm.
Vào thời điểm các phong trào xã hội đang ở mức thấp, vì sao cuộc diễu hành của 1 triệu người vào ngày 9/6/2019 lại đột ngột nổ ra, và trở thành phong trào dân chủ hoành tráng nhất trong lịch sử Hồng Kông?
Ông tin rằng bộ phim “Cách mạng vì tình yêu” có thể trả lời câu hỏi này của thế giới.
Nhà văn Lâm Nhất Sơn giới thiệu: Bộ phim chủ yếu xoay quanh 4 hoặc 5 “người nghiệp dư” (người dân bình thường) khác nhau, gồm nhóm “Hòa Lý Phi” trung niên (những người theo trường phái hòa bình, lý trí, phi bạo lực), các cặp đôi đang hẹn hò và những người biểu tình gốc Nam Á ở tuyến đầu. Họ không biết nhau, nhưng đóng góp cho phong trào này cùng một lúc.
Khoảng thời gian được ghi lại trong phim tập trung từ những ngày đầu của Phong trào chống dẫn độ vào tháng 6/2019 cho đến cuộc vây hãm Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) vào tháng 11/2019.
Bộ phim không ghi lại sự phát triển của toàn bộ Phong trào một cách đầy đủ, vĩ mô và đa góc độ, mà dường như muốn tập trung vào lý do vì sao rất nhiều người Hồng Kông ra trận, đặc biệt là vì sao những người trẻ tuổi sẵn sàng hy sinh bản thân.
Cuộc diễu hành của 1 triệu người vào ngày 9/6 không ngăn được đạo luật dẫn độ tà ác. 12/6/2019 là ngày bắt đầu bạo lực của cảnh sát Hồng Kông, bộ phim “Cách mạng vì tình yêu” cũng kỷ niệm tròn 3 năm sự kiện này.
Vào ngày này 3 năm trước, lần đầu tiên cảnh sát Hồng Kông bắn bom túi và đạn cao su vào những người biểu tình bên ngoài Hội đồng Lập pháp Đặc khu Hành chính Hồng Kông tại quận Admiralty, khiến một lượng lớn người dân bị chảy máu và bị thương.
Nhà văn Lâm Nhất Sơn nhận xét: Trước nguy hiểm như vậy, “nhiều người vẫn tiến lên chiến đấu không sợ hãi, chống lại bộ máy nhà nước bằng máu thịt của họ. Một số ra tiền tuyến, một số vận chuyển tiếp tế, và họ rất dũng cảm, không phân biệt phe ôn hòa hay phe kháng nghị, thể hiện sự huy hoàng của nhân loại.”
“Khung cảnh thật đau lòng và cảm động. Từng ra chiến trường và cùng nhau chiến đấu, người Hồng Kông sẽ có cảm giác như một cộng đồng cùng vận mệnh. Bắt đầu từ ngày 12/6, họ đã viết nên trang sử kháng chiến chỉ có ở mảnh đất này bằng máu và nước mắt.”
Ông Lâm Nhất Sơn nói rằng hai câu trong bài hát “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng” (Glory to Hong Kong) ở giữa bộ phim “Không bao giờ lùi bước vì niềm tin” và “Máu đang chảy nhưng âm thanh tiến bước vẫn vang vọng” được thêm vào để tổng kết ngắn gọn về ngày 12/6 và các tình huống tiếp theo.
Một số người ra tiền tuyến chiến đấu dũng cảm với tâm thái sẵn sàng hy sinh thân mình, thậm chí cả tính mạng, và được mọi người công nhận. Đây là lần đầu tiên diễn ra phong trào dân chủ ở Hồng Kông, chính sự phẫn nộ và hy vọng đã tiếp tục thúc đẩy phong trào tiến lên.
Sự bất tuân dân sự của Phong trào Dù vàng năm 2014 đã tạo ra một lời hiệu triệu đạo đức, bằng cách chống lại luật ác và dám chịu trách nhiệm hình sự. Sự phản kháng anh dũng trong Phong trào chống dẫn độ cũng tạo ra một lời hiệu triệu đạo đức như vậy.
Ông nói, dù bạn thuộc chủng tộc nào, có sinh ra ở Hồng Kông hay không, làm nghề gì, bao nhiêu tuổi… miễn là bạn đồng ý rằng dân chủ, tự do và nhân quyền là những giá trị cốt lõi của Hồng Kông, và bạn đã trải qua Phong trào chống dẫn độ, bạn có ý chí chiến đấu, ký ức và cảm xúc, thì bạn đã là “người Hồng Kông” thực thụ.
Bắt đầu từ vụ bạo lực của cảnh sát vào ngày 12/6, sau đó là các sự kiện như “21/7”, “31/8”, “Cuộc đột kích Đại học Trung Văn Hồng Kông” và “Cuộc vây hãm PolyU“, lực lượng cảnh sát đã được Quân đội Giải phóng Nhân dân “quân sự hóa”.
Vũ lực và quyền lực của Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông không ngừng leo thang. Thậm chí cảnh sát vũ trang và an ninh công cộng bị nghi ngờ là người của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được trà trộn vào Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông để đạt được “Giải phóng quân hóa”.
Ông Lâm Nhất Sơn viết: Trong Phong trào chống dẫn độ, chúng tôi thấy rõ lực lượng cảnh sát vô pháp vô thiên, đứng trên luật pháp, thậm chí đứng trên cả trưởng đặc khu về mặt chính trị.
Cuối cùng, ông nói rằng một người được phỏng vấn trong bộ phim “Cách mạng vì tình yêu” đã nói “Một xã hội mà chân lý thuộc về kẻ mạnh mới là kết quả tồi tệ nhất.” Hóa ra khi Hồng Kông bắt đầu sụp đổ, bị các quan chức, “cảnh sát đen” của ĐCSTQ tiêu diệt, chúng ta mới nhận ra bản thân yêu Hồng Kông biết bao.
Điều này cũng đúng với những người trẻ tuổi trong bộ phim, những người được truyền cảm hứng để yêu Hồng Kông “vì tình yêu nên mới làm cách mạng”. Dù “Cuộc cách mạng thời đại” chưa thành công, nhưng lịch sử nhất định sẽ ghi nhận năm 2019 là năm huy hoàng nhất của người Hồng Kông.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…