Trung Quốc

Khảo sát: Người Trung Quốc hiện tại quy trách nhiệm nghèo đói cho thể chế ĐCSTQ

Cách đây 10 hoặc 20 năm, hầu hết người dân Trung Quốc đều tin rằng nghèo đói là do yếu tố cá nhân, như thiếu năng lực hoặc thiếu sự nỗ lực. Nhưng giờ đây họ quy vấn đề cho cơ hội hoặc cơ cấu kinh tế không công bằng.

Ngày 24/10/2022, công nhân xây dựng làm việc gần một nhà hàng đang được xây dựng trên một con phố thương mại ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. (Ảnh: Jade Gao/AFP qua Getty Images)

Mới đây, Sáng kiến ​​Dữ liệu lớn về Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn ở Washington, đã công bố một báo cáo cho biết, thái độ của người dân Trung Quốc đối với nghèo đói đã thay đổi đáng kể.

Báo cáo được công bố vào ngày 9/7, do ông Scott Kennedy – cố vấn cấp cao của Chương trình Kinh tế và Doanh nghiệp Trung Quốc của CSIS, và bà Ilaria Mazzocco – nhà nghiên cứu cấp cao đồng soạn thảo.

Họ đã phân tích những phát hiện từ nghiên cứu của các học giả tại trường đại học Harvard và Stanford.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm dưới sự dẫn đầu của Giáo sư danh dự về Nghiên cứu Quốc tế và Xã hội học Martin K. Whyte tại Đại học Harvard, và Giáo sư Scott Rozelle tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Quốc tế FSI của Đại học Stanford.

Trích dẫn dữ liệu liên quan, báo cáo cho biết từ năm 2004 – 2014, phần lớn người dân Trung Quốc được khảo sát tin rằng thiếu năng lực, thiếu nỗ lực và trình độ học vấn thấp là 3 yếu tố hàng đầu dẫn đến nghèo đói ở Trung Quốc. Các yếu tố thể chế như cơ hội hay cơ cấu kinh tế không công bằng lần lượt được xếp ở vị trí thứ 5 và thứ 9.

Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất được công bố vào năm 2023 cho thấy, tình trạng nghèo đói do trình độ học vấn thấp (37%) được người trả lời xếp thứ 2. Cơ hội (38%) và cơ cấu kinh tế không công bằng (36%) đã trở thành nguyên nhân chính thứ nhất và thứ 3.

Hoài Bắc, tỉnh An Huy, Trung Quốc, ngày 17/5/2023. Công nhân trên về nhà sau khi tan giờ làm. (Ảnh: zhaoliang70 / Shutterstock)

Đồng thời, quan niệm của người Trung Quốc về nguyên nhân của sự sung túc cũng có sự thay đổi đáng kể.

Báo cáo chỉ ra rằng từ năm 2004 – 2014, hầu hết mọi người đều tin rằng sự giàu có liên quan đến các yếu tố cá nhân, như năng lực và tài năng, sự nỗ lực và được giáo dục tốt.

Tuy nhiên, dữ liệu năm 2023 cho thấy, tầm quan trọng của các yếu tố cá nhân nêu trên đã giảm xuống lần lượt ở vị trí thứ 4, 5 và 7. Trong khi các yếu tố mang tính cấu trúc, như mối quan hệ rộng (55%), nhiều cơ hội trong giai đoạn trưởng thành (52%), v.v. lại được coi là 2 yếu tố chính.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ người Trung Quốc được hỏi không đồng ý rằng “sự giàu có hay nghèo đói của một người là trách nhiệm cá nhân” đã tăng từ 25% trong năm 2004 lên 48% vào năm 2023. Tỷ lệ người dân đồng tình rằng “ở Trung Quốc, làm việc chăm chỉ sẽ được khen thưởng” cũng giảm mạnh, từ 62% xuống còn 28%.

Báo cáo cho biết, những xu hướng này cho thấy, niềm tin ngày càng suy giảm, rằng các tinh anh trong xã hội và nền kinh tế quốc gia có thể mang lại sự công bằng cho tất cả mọi người.

Một cư dân mạng Trung Quốc nói: “Thời thế đã thay đổi và họ không còn đứng về phía chúng tôi nữa”.

Cảnh nhân viên giao hàng của Meituan trên đường phố Bắc Kinh ngày 15/4/2019  (Ảnh: 4H4 PH / Shutterstock).

Nhiều nhà quan sát tập trung vào chủ đề bất bình đẳng và ổn định chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa. Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, sự bất an của người dân Trung Quốc thực sự ngày càng sâu sắc và cảm giác bất công ngày càng phổ biến hơn.

Khi các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Nga, Bulgaria, Hungary và Ba Lan trải qua sự thay đổi về thể chế chính trị, người dân của họ cũng bày tỏ quan điểm tương tự về bất bình đẳng xã hội.

Điều này cũng xảy ra ở các chế độ độc tài đang trải qua sự thay đổi chính trị trong “Mùa xuân Ả Rập”. Một ví dụ là Maroc, nơi nhận thức tiêu cực về bất bình đẳng đã gia tăng từ năm 2000 – 2008.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy, dân số di cư ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ tăng mạnh vào năm 2023. Số lượng người nhập cư Trung Quốc bị chặn ở biên giới phía nam Hoa Kỳ đã tăng gấp 9 lần so với năm trước.

Ngày 21/9/2023, những người di cư vượt sông Tuquesa gần làng Bajo Chiquito, cảng biên giới đầu tiên ở tỉnh Darien của quốc gia trung Mỹ Panama. (Ảnh: Luis Acosta/AFP qua Getty Images)

Dữ liệu trong nửa đầu năm 2024 chỉ ra rằng số lượng người nhập cư Trung Quốc cố gắng vào Hoa Kỳ bất hợp pháp có thể còn tăng thêm.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Tòa án Hoa Kỳ chặn lệnh của Tổng thống Trump về cấm thị thực du học

Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã chặn động thái của chính quyền Trump…

1 giờ ago

4 thay đổi kỳ diệu của cơ thể bạn khi uống 1 cốc nước ấm vào sáng sớm

Nước là nguồn gốc của sự sống. Tuy bình thường nhưng lại không thể thiếu.…

2 giờ ago

Doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu thuốc Trung Quốc mua lại gần 65% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm (IMP)

Livzon kỳ vọng tận dụng các lợi thế và mạng lưới địa phương của IMP…

2 giờ ago

Tổng thống Putin nói Nga quyết tâm tạo ra ‘vùng đệm an ninh’ dọc biên giới với Ukraine

Quân đội Nga đã được giao nhiệm vụ tạo ra một "vùng đệm an ninh"…

2 giờ ago

Màn trình diễn 10.500 drone tại TP.HCM xác lập kỷ lục thế giới dù gặp sự cố

Màn trình diễn 10.500 drone tại TP.HCM tối 28/4/2025 được Tổ chức Kỷ lục Guinness…

3 giờ ago

Tàu Trung Quốc neo lại gần cáp ngầm Thái Bình Dương

Báo cáo nhận định hoạt động của tàu Trung Quốc này có thể liên quan…

3 giờ ago