Trên một cây cầu vượt tại khu vực nội thành Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, xuất hiện biểu ngữ phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc, thu hút sự chú ý. (Ảnh: Mạng xã hội)
Ngày 15/4, hình ảnh 3 biểu ngữ được treo trên một cây cầu vượt tại Tp. Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã lan truyền mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội ở bên ngoài Trung Quốc, thu hút sự bàn luận sôi nổi của cư dân mạng, và khiến người ta nhớ đến “chiến sĩ dũng cảm” Bành Lập Phát – người từng treo biểu ngữ chống ông Tập trên Cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh.
Theo nhiều nguồn tin lan truyền, vào rạng sáng ngày 15/4, tại cầu vượt bên ngoài bến xe khách Trà Điếm Tử (茶店子) ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có người đã treo 3 biểu ngữ nổi bật với chữ đỏ trên nền trắng. Nội dung biểu ngữ lần lượt viết:
“Không có cải cách thể chế chính trị thì không có phục hưng dân tộc.”
“Nhân dân không cần một đảng cầm quyền mà quyền lực không bị kiềm chế.”
“Trung Quốc không cần ai chỉ rõ phương hướng, dân chủ mới là phương hướng.”
Trước sự kiện này, nhiều người dùng mạng xã hội X đã ca ngợi người treo biểu ngữ là “chiến sĩ dũng cảm”, là “một Bành Lập Phát mới”. Họ để lại nhiều bình luận như:
“Lại một sự kiện cầu Tứ Thông nữa, đây là cây cầu sau Bành Lập Phát ở cầu Tứ Thông, đây là sự kiện sau sự kiện Bành Lập Phát ở Cầu Tứ Thông và sự kiện ở Lâu Để, Hồ Nam. Hành động này tạo nên cú sốc vô cùng lớn đối với ĐCSTQ.”
“Ngọn lửa từ cầu Tứ Thông chưa bao giờ tắt, vẫn còn người Trung Quốc dám nói sự thật. Kính phục chiến sĩ ở Thành Đô!”
“Người dũng cảm, người tỉnh táo, người phản kháng, ở Trung Quốc mà có thể cất tiếng nói như vậy chính là anh hùng hy sinh vì chính nghĩa.”
“Ở một quốc gia không cho phép lên tiếng, vẫn có người treo biểu ngữ để nói lên tiếng lòng của nhân dân – họ (chính quyền) có thể bóp nghẹt cổ họng, nhưng không thể ngăn chặn chân lý.”
“Tôn vinh người dũng cảm! Đồng thời nhìn thấy rõ rằng ‘công việc bảo vệ cầu’ lại sẽ tạo thêm hàng chục ngàn việc làm mới!”
“Lại thêm một chiến sĩ, sau một năm lên kế hoạch kỹ lưỡng, hy vọng anh ấy không bị chính quyền ĐCSTQ bắt giữ.”
“Nguồn gốc mọi vấn đề của Trung Quốc hôm nay chính là thể chế chính trị, ĐCSTQ hiểu rõ hơn ai hết họ đang gặp vấn đề ở đâu.”
“Tiếng gào thét của nhân dân Trung Quốc!”
Bành Lập Phát (tên trên mạng: Bành Tái Chu) là người đã giăng biểu ngữ trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh vào ngày 13/1/2022. Ông đã treo các biểu ngữ trên cầu và dùng loa phát thanh để hô vang khẩu hiệu:
“Không muốn xét nghiệm axit nucleic, muốn ăn cơm”
“Không muốn Cách mạng Văn hóa, muốn cải cách”
“Không muốn phong tỏa, muốn tự do”
“Không cần lãnh tụ, cần lá phiếu”
“Không cần dối trá, cần nhân phẩm”
“Không làm nô lệ, làm công dân”
Ông cũng kêu gọi: “Bãi khóa, bãi công, bãi nhiệm quốc tặc độc tài Tập Cận Bình.”
Sau hành động này, Bành Lập Phát đã bị bắt giữ ngay lập tức.
Vào dịp kỷ niệm một năm sự kiện Cầu Tứ Thông ngày 12/10/2023, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã có một báo cáo độc quyền, thông qua các nguồn tin trong nước Trung Quốc xác nhận rằng ông Bành Lập Phát hiện đang bị chính quyền ĐCSTQ giam giữ tại một địa điểm bí mật. Gia đình và thân thích của ông cũng bị giám sát ở nhiều mức độ khác nhau. Tính đến ngày 7/1/2024, dịp sinh nhật lần thứ 50 của Bành Lập Phát, ông vẫn đang bị ĐCSTQ giam giữ một cách bí mật. Ngày 13/10/2023, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt của Quốc hội Mỹ về ĐCSTQ, ông Mike Gallagher, đã chính thức đề cử ông Bành Lập Phát làm ứng cử viên Giải Nobel Hòa bình.
Đến tháng 8/2024, lại xuất hiện một thanh niên dũng cảm kiểu “Bành Lập Phát” tại Trung Quốc Đại Lục. Người này đã công khai phản kháng chế độ độc tài của ĐCSTQ bằng cách dùng loa phát thanh kêu gọi “Tập Cận Bình hạ đài”. Trong đoạn video lan truyền, anh chia sẻ rằng 3 năm trước, chính quyền ĐCSTQ đã truy nã anh với danh nghĩa “tội phạm chính trị”, khiến anh không thể trở về nhà. Anh kêu gọi người dân Trung Quốc hãy nhìn thấu bộ mặt thật của ĐCSTQ. Một nguồn tin tiết lộ, thanh niên này tên là Diêm Trung Kiện (Yan Zhong Jian, 闫中健), đến từ huyện Xương Lễ, Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc.
Cũng từng có một nhân vật tương tự tại tỉnh Hồ Nam. Ngày 30/7/2024, một sinh viên đại học vừa tốt nghiệp, 22 tuổi, tên là Phương Nghệ Dung (Fang Yirong), đã treo biểu ngữ sự kiện Cầu Tứ Thông và đặt loa phát thanh trên cầu vượt ở huyện Tân Hóa, thành phố Lâu Để, tỉnh Hồ Nam, liên tục phát các khẩu hiệu như:
“Muốn tự do, muốn dân chủ, muốn lá phiếu!”
“Bãi khóa, bãi công, bãi nhiệm quốc tặc độc tài Tập Cận Bình!”
So với khẩu hiệu gốc của Bành Lập Phát, khẩu hiệu “Không muốn xét nghiệm axit nucleic, muốn ăn cơm” đã được Phương Nghệ Dung đổi thành “Không muốn đặc quyền, muốn bình đẳng”, còn lại giữ nguyên.
Anh tuyên bố: “Từ tháng 7 năm ngoái, tôi đã liên tục bị chính quyền này đàn áp và bức hại.” “ĐCSTQ hãy hạ đài! Tập Cận Bình hãy hạ đài!”
Hai ngân hàng này đang đảm nhận vai trò bảo lãnh phát hành cổ phiếu…
Trong chế độ quan lại thời cổ đại, ba khâu từ nhập quan, quản quan…
Ông John Ratcliffe đã tuyên bố trong một bản ghi nhớ nội bộ rằng Đảng…
Bởi vì việc khoa cử thời xưa bắt nguồn từ Nho học, nên Văn miếu…
Nếu một người biết e sợ thì làm việc mới thận trọng giống như đi trên…
Cảnh sát cho biết một vụ nổ súng tại Đại học Tiểu bang Florida (FSU)…