Gần đây, trên mạng rộ lên thông tin sinh viên đại học Phương Nghệ Dung tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã tung ra một đoạn video kể lại trải nghiệm của mình. Anh nhiều lần tham gia các hoạt động chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ông Tập, đồng thời cũng là nạn nhân của cuộc đàn áp kiểm soát não bộ vô nhân đạo của ĐCSTQ.

Phuong Nghe Dung
Mới đây, một người treo biểu ngữ phản đối trên cầu vượt ở thành phố Lâu Để, Hồ Nam, đã tung ra một video mô tả trải nghiệm của mình. Anh đã tham gia nhiều hành động chống ĐCSTQ và chống ông Tập, đồng thời cũng bị ĐCSTQ kiểm soát não bộ vô nhân đạo. (Ảnh chụp màn hình video)

Sau Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, một biểu ngữ phản đối ĐCSTQ, tương tự như của ông Bành Lập Phát, đã xuất hiện trên một cây cầu vượt ở thành phố Lâu Để, tỉnh Hồ Nam. Sau vụ việc, nhiều người đã bày tỏ lo ngại về sự an toàn của người giăng biểu ngữ này.

Ngày 2/8, Đài Á Châu Tự do và Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền đều đưa tin về một vụ rò rỉ trên mạng, tiết lộ rằng người treo biểu ngữ phản đối ở Lâu Để là một sinh viên đại học tên là Phương Nghệ Dung.

Theo báo cáo, sinh viên đại học này đã đăng một video mô tả trải nghiệm của mình. Anh giới thiệu rằng mình đến từ Lâu Để, tỉnh Hồ Nam, 22 tuổi, mới tốt nghiệp đại học năm ngoái.

Trước khi tốt nghiệp, anh đã tham gia “Phong trào Giấy trắng”. Ngoại giới cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến chính quyền ĐCSTQ chấm dứt lệnh phong tỏa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) kéo dài 3 năm.

Theo thanh niên này, anh từng đưa ra những nhận xét ủng hộ dân chủ trên Telegram, phần mềm nhắn tin tức thời ở nước ngoài, và bị Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc nhắm tới. Kể từ đó, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc bắt đầu đàn áp kiểm soát não vô nhân đạo chống lại anh.

“Hiện giờ, tôi đăng video này để chứng minh rằng tôi không còn sợ họ nữa.”

Anh nói: “Chế độ chuyên chế chắc chắn rất đáng sợ, nhưng chính quyền không thể bóp nát lòng người. Dù ông Tập Cận Bình có đàn áp chúng ta đến đâu, thì ông ấy cũng không thể ngăn cản tư tưởng dân chủ ăn sâu vào lòng người dân Trung Quốc hết lần này đến lần khác. Nước sông Trường Giang sẽ không chảy ngược lại. Tôi hy vọng người dân Trung Quốc có thể thoát khỏi chế độ chuyên chế càng sớm càng tốt và có một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Cuối cùng, chàng trai tên Phương Nghệ Dung nói: “Sau khi làm việc này, tôi có thể sẽ bị bệnh tâm thần (bị bức hại giam giữ trong bệnh viện tâm thần), hoặc có thể chết trong tù. Nhưng tôi sẽ không hối hận”.

Nội dung bài đăng trên X: “Tin nóng: Ngày 30/7, tại huyện Tân Hoa, thành phố Lâu Để, Hồ Nam, có người treo khẩu hiệu cầu Tứ Thông lên cầu vượt, và lớn tiếng nói: ‘Chúng tôi muốn tự do, chúng tôi muốn dân chủ, chúng tôi muốn bầu cử! Bãi khóa, bãi công, miễn nhiệm nhà độc tài Tập Cận Bình.’ Tia lửa cầu Tứ Thông bắt đầu đốt cháy thảo nguyên khắp cả nước.”

Theo tin tức được Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền trích dẫn, Phương Nghệ Dung, người treo khẩu hiệu trên một cây cầu vượt ở huyện Tân Hoa, đã bị bắt.

Trong một tuyên bố khác, Phương Nghệ Dung cũng mô tả trải nghiệm của mình khi bị ĐCSTQ bức hại.

Vào cuối “Phong trào Giấy trắng”, vì bất mãn với chế độ độc tài và chuyên chế của ĐCSTQ, anh đã tham gia các hoạt động đăng áp phích, và nhiều lần phát biểu trên mạng chống lại chế độ độc tài của ông Tập Cận Bình. Sau đó, anh bị vạch trần vì lập kế hoạch biểu tình trên mạng Internet.

Phương Nghệ Dung nói rằng anh vẫn luôn là một người cánh tả ôn hòa. Kể từ vụ hỏa hoạn ở Urumqi, Tân Cương vào ngày 24/11/2022, những ảo tưởng cuối cùng của anh về sự chuyên chế của chế độ độc đảng của ĐCSTQ đã bị vỡ mộng.

Vì mong muốn mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn và những lý do khác, anh đã đăng 3 tấm áp phích chống lại ĐCSTQ và ông Tập.

Kể từ đó, anh đã cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi dân chủ của Trung Quốc, và xuất bản trực tuyến các bài phát biểu của phe đối lập, nhằm thúc đẩy dân chủ và tiến bộ trong xã hội Trung Quốc.

Giữa tháng 7/2023, Phương Nghệ Dung bị cảnh sát Internet phát hiện khi đang lên kế hoạch chống lại chế độ độc tài của ông Tập Cận Bình, và tiếp tục bị theo dõi. Cuối cùng anh bị chính quyền ĐCSTQ quản thúc tại gia và tra tấn. Đồng thời, chính quyền cũng gây áp lực lên gia đình anh.

Trong thời gian bị quản thúc tại gia, anh đã cố gắng thỏa hiệp với ĐCSTQ, nhưng cuối cùng nhận ra: “Không có chỗ cho sự thỏa hiệp với ma quỷ”.

Cuối cùng, Phương Nghệ Dung hy vọng thế giới bên ngoài sẽ công khai vụ án của anh, và vạch trần sự tàn bạo của ĐCSTQ. Đồng thời, anh tin tưởng chắc chắn rằng sau khi ĐCSTQ bị lật đổ, người dân Trung Quốc sẽ được sống một cuộc sống bình đẳng, tự do dưới sự lãnh đạo của một chính phủ dân chủ thực sự.

Ông Bành Lập Phát treo biểu ngữ chống ĐCSTQ trên cầu Tứ Thông, Bắc Kinh đã gây ra hiệu ứng domino.

Bành Lập Phát
Ông Bành Lập Phát –  “Dũng sĩ cầu Tứ Thông” tại Bắc Kinh (Ảnh qua NTDTV).
p3231451a322923191 ss
Sự kiện cầu Tứ Thông ở quận Hải Điện, Bắc Kinh đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mới ở Đại Lục. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 13/10/2022, một người đàn ông đã treo 2 biểu ngữ lớn trên cầu Tứ Thông, đường vành đai 3, quận Hải Điện, Bắc Kinh.

Bên trái viết: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” Bên phải ghi: “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.”

Người đàn ông này còn dùng loa liên tục hô hào những câu khẩu hiệu như “Cần lương thực! Cần tự do! Cần bầu cử!”, đồng thời đốt khói đen tỏa dày đặc, nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người đi bộ và các phương tiện qua lại.

Đây là lần đầu tiên kể từ vụ thảm sát phong trào học sinh, sinh viên “ngày 4/6” năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, một biểu ngữ trực tiếp thách thức chế độ ĐCSTQ đã xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh.

Sài Tùng cũng lấy cảm hứng từ sự kiện cầu Tứ Thông khi bày tỏ những yêu cầu chính trị của mình. Anh đã lên kế hoạch thành công cho một sự kiện phản đối vào đêm trước khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa Zero-COVID năm 2022.

Trên bức tường phía bắc của tòa nhà Wanda Plaza (Vạn Đạt) ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, một biểu ngữ điện tử có ký tự trắng trên nền đỏ và dòng chữ “Đả đảo ĐCSTQ, Đả đảo Tập Cận Bình” được trưng bày. Đây là một kế hoạch hoàn chỉnh, gồm hình ảnh, nối dây và điều khiển từ xa.

Sau khi vượt biên đến Hoa Kỳ, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Epoch Times, Sài Tùng nói: “Vụ việc Bành Lập Phát chủ yếu thể hiện một tinh thần, tức là anh ấy biết mình đang làm gì, và anh ấy cũng biết hậu quả mà mình phải đối mặt. Anh ấy sẵn sàng hy sinh bản thân mình, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì sự cải cách của Trung Quốc.

Tinh thần này là điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến tôi. Có lẽ không phải những lời này, mà là tinh thần không sợ chết và không sợ cường quyền!”

Bình Minh (t/h)