Categories: Trung Quốc

Lý Bằng và cuộc đàn áp phong trào sinh viên trong sự kiện Lục Tứ

Cựu Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng qua đời lúc 23:11 ngày 22/7/2019, hưởng thọ 91 tuổi. Khi còn sống ông Lý Bằng là một nhân vật gây nhiều tranh cãi vì sự kiện đàn áp Lục Tứ trên Quảng trường Thiên An Môn, công trình Đập Tam Hiệp và sự tham ô của gia tộc mình. 

Khi còn sống Lý Bằng trở thành nhân vật gây nhiều tranh cãi vì sự kiện đàn áp Lục Tứ trên Quảng trường Thiên An Môn, công trình Đập Tam Hiệp và sự tham ô của gia tộc mình. (Ảnh từ Twitter)

Sinh năm 1928, Lý Bằng là “con nuôi” của vợ chồng Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu; trước khi lâm chung, Đặng Dĩnh Siêu vẫn còn gọi tên “Lý Bằng”.

Trong phong trào sinh viên năm 1989, Lý Bằng là kẻ “thò đầu xông trận”, kiên quyết ủng hộ quyết định đàn áp sinh viên bằng vũ lực của Đặng Tiểu Bình – lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản Trung Quốc  (ĐCSTQ) đang nắm thực quyền thời điểm đó. Sự kiện đàn áp Thiên An Môn đã khiến cho hàng chục nghìn người tử vong. Thời điểm đó, Lý Bằng thậm chí còn bị quốc tế gọi là “đồ tể Lục Tứ”. 

Do thời điểm đàn áp “Lục Tứ”, Lý Bằng là người tích cực nhất, xông pha lên trước, nên sau sự kiện này, Lý Bằng đã có được công trình Tam Hiệp. Khi Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư ĐCSTQ, ông ta biết rằng trước đó Đặng Tiểu Bình đã lấy công trình Tam Hiệp giao cho Lý Bằng để trả công. Là một giao dịch chính trị, dưới sự thúc đẩy của Giang Trạch Dân, công trình Tam Hiệp được cưỡng chế thi công. Tuy nhiên, công trình này từ trước đó cho đến tận bây giờ vẫn còn nhiều tranh cãi, từ việc cưỡng chế di dời, di chuyển dân cư, đến phá hoại địa chất, ô nhiễm môi trường, công trình này đã mang đến nhiều tai nạn nghiêm trọng cho vùng đất Trung Hoa. 

Lý Bằng xuất thân trong ngành điện lực, năm 1989 đảm nhậm chức Bộ trưởng Bộ Điện lực và Công nghiệp. Năm 1983 bắt đầu giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, năm 1988 giữ chức Thủ tướng, mặc dù thành tích chính trị không có gì nổi trội, nhưng lại được như ngồi lên tên lửa để thăng quan phát tài. Trong thời gian Lý Bằng đương quyền, người nhà của ông ta lũng đoạn thị trường điện lực Trung Quốc, gia tộc nhà Lý Bằng cũng được cho là gia tộc quyền quý điển hình trong chế độ ĐCSTQ; con gái Lý Bằng là Lý Tiểu Lâm được gọi là chị cả ngành điện lực Trung Quốc.

Nghe nói, Lý Bằng từng dự định biên soạn nhật ký trong thời gian sự kiện Lục Tứ của mình thành một cuốn sách, và đặt tên là “Thời khắc quan trọng: Nhật ký Lục Tứ Lý Bằng” (The Critical Moment – Li Peng Diaries). Năm 2010, Nhà xuất bản Tân thế kỷ (New Century Press) tại Hồng Kông có kế hoạch phát hành cuốn sách này, người phụ trách nhà xuất bản này là Bào Phác, con trai của ông Bào Đồng (từng là Thư ký của ông Triệu Tử Dương). Dù không có bằng chứng trực tiếp chứng minh cuốn sách này là tác phẩm của bản thân ông Lý Bằng, nhưng nhiều người quả quyết rằng đó là của Lý Bằng, lý do chủ yếu là: chính quyền Trung Quốc không chính thức lên tiếng công khai “bác tin đồn”, bản thân ông Lý Bằng cũng không có bất cứ tuyên bố nào về việc này. 

Ông Nghiêm Gia Kỳ, người từng công tác trong Văn phòng Cải cách chính trị dưới thời ông Triệu Tử Dương còn đương chức Tổng Bí thư ĐCSTQ, cho rằng, trong cuộc đàn áp trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Lý Bằng đã che đậy rất kín sự kiện này, nhưng nhật ký của Lý Bằng cũng phơi bày dụng tâm của ông ta, ngay từ đầu đã muốn lợi dụng phong trào sinh viên để lật đổ Triệu Tử Dương. 

Nghiêm Gia Kỳ nói về cuốn nhật ký của Lý Bằng

Cuốn nhật ký đã vạch trần dụng tâm Lý Bằng muốn lợi dụng “phong trào sinh viên” để lật đổ Triệu Tử Dương. Trong nhật ký của Lý Bằng có ghi chép lại ngày 20/4/1989 rằng, từ tháng 3/1989, Lý Bằng đã biết Đặng Tiểu Bình bất mãn với Triệu Tử Dương. Nhật ký ghi về ngày 18-19/4/1989, 3 ngày sau khi Hồ Diệu Bang qua đời, Lý Bằng và Triệu Tử Dương đã có sự chia rẽ trong khi xử lý “phong trào sinh viên”; trước khi Triệu Tử Dương thăm Bắc Triều Tiên đã nói với Lý Bằng về “3 nguyên tắc” xử lý “phong trào sinh viên” trong đó có “triển khai đối thoại; dùng phương châm khai thông tư tưởng đối với sinh viên để tránh sự kiện đổ máu; đối với hành vi đập phá, đốt, cướp giật cần xử phạt theo pháp luật”; nhưng ngày hôm sau, khi Triệu Tử Dương lên đường thăm Bắc Triều Tiên, Lý Bằng cố ý làm trái ngược với những gì Triệu Tử Dương dặn dò, ủng hộ Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị đưa ra quyết định định tính “phong trào sinh viên” là “bạo loạn”. 

Do Triệu Tử Dương không đồng ý nói “phong trào sinh viên” là “bạo loạn”, trong nhật ký Lý Bằng ghi chép lại ngày 4/5/1989 rằng: “Trong phát biểu, Triệu Tử Dương đã khẳng định đại đa số sinh viên tham gia diễu hành là xuất phát từ nhiệt tình yêu nước, và nói rằng Trung Quốc sẽ không xuất hiện bạo loạn”, “tôi dự đoán được sự kích động của Triệu Tử Dương, những sinh viên tuyên bố quay trở lại trường học, có lẽ sẽ tiếp tục gây rối loạn trở lại.” Nhật ký Lý Bằng ghi lại ngày 5/5/1989: “Có lẽ nên nói rằng, trong thời điểm này Triệu Tử Dương đã đứng sang phía đối lập với Trung ương đảng, đứng ở phía đối lập với đường lối của Đặng Tiểu Bình.” Do đó, ngày 5/5/1989, Lý Bằng đã nhận định Tổng Bí thư Triệu Tử Dương “đã công khai đứng về phía đối lập với Trung ương đảng”.

Trong vấn đề “phong trào sinh viên” liệu có phải là “bạo loạn” hay không, Lý Bằng đã đổi trắng thay đen, Lý Bằng đã mượn bài xã luận ngày 26/4/1989 và quyền lực độc tài của Đặng Tiểu Bình để ủng hộ cho cách nói “phong trào sinh viên là bạo loạn” mà Lý đã đề xuất từ sớm.

Cuộc đại diễu hành ngày 27/4 và phong trào tuyệt thực sau đó, là vô cùng quan trọng, đó là hành động thực tế mà sinh viên dùng để chứng minh “phong trào sinh viên không phải là gây rối loạn”. Cuộc diễu hành ngày 27/4/1989 này rất có trật tự, có khẩu hiệu tán thành ĐCSTQ, tuyệt thực là hình thức “kháng nghị phi bạo lực”, không thể nói là “gây rối loạn”; nhưng Lý Bằng kiên quyết nói “tuyệt thực” sẽ làm cho “bạo loạn leo thang”. Nhật ký của Lý Bằng đã ghi chép lại cách làm của ông ta thời điểm đó chính là muốn đổi trắng thay đen. Nếu không có Lý Bằng, thì Triệu Tử Dương có thể hoàn toàn kết thúc “phong trào sinh viên” trong hoà bình.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

15 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

23 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

40 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago