Người nổi tiếng nói về cuộc kháng nghị hơn 10.000 người ngày 25.4.1999 tại Trung Quốc

Ngày 25/4 của 18 năm trước, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải kháng nghị ôn hòa, đây được coi là cuộc vận động nhân quyền công chính vô tư, lý trí và ôn hòa. Nhưng về sau, sự kiện này lại bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bóp méo là “bao vây Trung Nam Hải”. Ba tháng sau, dưới sự chỉ đạo của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, ĐCSTQ tiếp tục tiến hành cuộc đàn áp vô nhân đạo chưa từng có từ trước đến nay. Tuy nhiên, cùng với việc sự thật về Pháp Luân Công được phổ biến ngày càng rộng rãi thì càng có nhiều người dân ở Trung Quốc biểu thị sự kính trọng và khâm phục đối với sự kiên định của những người theo tập pháp môn này.

Bào Đồng, cựu thư ký của ông Triệu Tử Dương.

Trong lễ kỷ niệm 18 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4 tại Hồng Kông vừa qua, cựu Thư ký của ông Triệu Tử Dương là ông Bào Đồng đã phát biểu: “Những người tập Pháp Luân Công” trong sự kiện ngày 25/4 đã làm rất tốt. “Đây là kháng nghị hòa bình, kêu gọi hòa bình, bảo vệ quyền lợi hòa bình, điều này thực sự rất cần phát huy trong đời sống xã hội Trung Quốc về sau này, không nên trấn áp.”

Ông nhấn mạnh rằng, cuộc bức hại mà những người tập Pháp Luân Công phải gánh chịu là cuộc bức hại phi pháp, điều đó nói lên rằng Trung Quốc không phải là một quốc gia điều hành bằng luật pháp. Pháp Luân Công chịu nhận bức hại, trên thực tế cũng chính là toàn bộ người dân phải chịu nhận bức hại, mong rằng tất cả những ai bị xâm phạm quyền công dân, có thể hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau đứng lên bảo vệ quyền công dân, bao gồm cả quyền lợi của những người tập Pháp Luân Công.

Mã Hiểu Minh: Khâm phục dũng khí đạo đức và sự kiên nhẫn của những người tập Pháp Luân Công

Cựu phóng viên Mã Hiểu Minh của Đài phát thanh Thiểm Tây

Cựu phóng viên Đài phát thanh Thiểm Tây Mã Hiểu Minh ca ngợi: “10.000 người tập Pháp Luân Công tham gia cuộc kháng nghị ngày 25/4 đã khai sáng cho phong trào thỉnh nguyện nhân quyền hòa bình. Đây quả là một sự kiện phi thường hiếm thấy, thực sự khiến người ta phải kinh ngạc. Có tới hai ba vạn người tới Trung Nam Hải kháng nghị, mà lại hết sức trật tự, tôi còn nghe nói khi họ rời đi rồi thì không để lại một mẩu giấy nào trên mặt đất, quả thực là một cuộc kháng nghị quá đỗi hòa bình, quá đỗi lý trí!”

Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc tinh thần bảo vệ quyền lợi hòa bình trước bạo lực trấn áp của những người tập Pháp Luân Công: “Cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của những người tập Pháp Luân Công, cho dù là đối với cuộc phản kháng bạo chính hay phản kháng chế độ thống trị chuyên chế của người nhân Trung Quốc, thì đều có tác dụng thúc đẩy và khuyến khích.”

Đặc biệt, ông đánh giá cao hai điểm: Thứ nhất là Pháp Luân Công không yêu cầu sự minh oan từ nội bộ thể chế ĐCSTQ, mà là từ góc độ pháp luật yêu cầu giải quyết vấn đề ĐCSTQ trấn áp Pháp  Luân Công, bao quát lại việc xét xử công khai ông Giang Trạch Dân trên phạm vi toàn cầu, điều này trong lịch sử Trung Quốc là vô cùng hiếm có. Thứ hai, những người tập Pháp Luân Công cho dù phải chịu bức hại tàn khốc đến vậy, nhưng vẫn luôn kiên trì tín ngưỡng ‘Chân – Thiện – Nhẫn’, không lấy bạo lực đáp trả bạo lực, trước sau vẫn giải quyết dựa trên pháp luật cũng như các phương thức phi bạo lực, lý tính và ôn hòa. Sự kiện này đã khai sáng ra một phương thức dùng pháp chế và lý tính để giải quyết các vụ xâm hại nhân quyền nghiêm trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc kháng nghị ngày 25/4 đã diễn ra được 18 năm, các gương mặt trong giới lãnh đạo của Trung Quốc cũng đã thay đổi đến ⅓, nhưng cuộc bức hại vẫn diễn ra. Mã Hiểu Minh nói rằng, điều này cho thấy những tập đoàn chuyên chế như ĐCSTQ, vẫn là không tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân, họ vừa tuyên tuyền pháp chế, vừa ban hành chế định pháp luật, chẳng qua là để tạo ra công cụ cho họ thống trị người dân.

Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25.4.1999 của hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công. (Ảnh: Clearwisdom.net)

Tưởng Tuy Dân: Người dân Bắc Kinh hầu hết đều biết sự kiện kháng nghị ngày 25/4

Ông Tưởng Tuy Dân, một cư dân cao niên 83 tuổi ở Bắc Kinh, từng được liệt vào “phe cánh hữu” nói rằng, công viên Ngọc Uyên Đàm gần nơi ông sống có không ít người tập Pháp Luân Công, người dân quanh đó đều biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Năm đó, khi cuộc kháng nghị ngày 25/4 diễn ra, thông qua bạn bè của mình, ông Tưởng đã sớm biết được nguyên nhân khởi phát sự kiện này, chính là vụ bắt người ở Thiên Tân. Sau sự kiện này đã có khoảng 20-30 ngàn người tập Pháp Luân Công tập trung về Trung Nam Hải, yêu cầu trả tự do cho những người vô tội. Thủ tướng Chu Dung Cơ lúc đó đã đồng ý thả người về, thế nhưng ông Giang Trạch Dân lại không muốn thả người, ngược lại còn phóng đại hóa vấn đề. Nói một cách tương đối, thì ông Chu Dung Cơ đã làm rất tốt, còn ông Giang Trạch Dân thì lại quá xấu ác.

Mặc dù giới chức ĐCSTQ lúc bấy giờ bóp méo sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa đó thành “cuộc bao vây Trung Nam Hải”, nhưng ông Tưởng Tuy Dân khẳng định, người dân ở Bắc Kinh hầu hết đều hiểu sự thật. Năm đó khi diễn ra sự kiện kháng nghị ôn hòa ngày 25/4, những người hàng xóm lân cận nói với ông Tưởng rằng, họ chính mắt nhìn thấy, những người tập Pháp Luân Công vô cùng trật tự, “sau khi họ rời đi rồi, xung quanh khu vực đó không có bất kỳ chút rác bẩn nào, tất cả đều hết sức sạch sẽ, thật sự rất bội phục Pháp Luân Công, rất có kỷ luật. Họ thỉnh cầu lên chính phủ trả tự do cho các học viên bị bắt giữ một cách ôn hòa, bình tĩnh, điều này họ làm quả thực vô cùng tốt, chính là thỉnh nguyện hòa bình”.

Cũng từng phải chịu đàn áp của ĐCSTQ với “phe cánh hữu”, ông Tưởng thẳng thắn nói rằng, khi ĐCSTQ mới bắt đầu trấn áp Pháp Luân Công, ông cảm thấy vô cùng phản cảm và phẫn nộ, cũng hết sức đồng cảm, cho rằng nên đưa ông Giang Trạch Dân lên đài xét xử. Ông còn dự định sẽ công khai báo cáo về trường hợp của ông Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao và các phòng ban khác. “Tội ác của Giang Trạch Dân vạn lần đáng chết. Ông ta đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công quá sức tàn ác. Truy tìm bắt giữ người tập Pháp Luân Công, đưa đến trại lao động cưỡng bức, nhà tù, dùng khốc hình tra tấn, bức hại thực sự quá kinh khủng. Không chỉ đàn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân còn bán cả lãnh thổ quốc gia, điều này ai ai cũng đều thấy rõ”.

An Nhiên

Xem thêm:

An Nhiên

Published by
An Nhiên

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

35 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

42 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

59 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago