Nhìn lại 18 năm cuộc đàn áp quy mô lớn mới nhất của ĐCSTQ
- Minh Tâm
- •
Ngày 25/4 cách đây 18 năm, hơn 10.000 người đã tập trung tại Trung Nam Hải để thỉnh nguyện chính quyền Trung Quốc cho phép họ tự do tập luyện Pháp Luân Công và không cấm đoán môn tu luyện này. Những con người này không biết rằng, họ đang từng bước tiến vào một cái bẫy lớn được giương ra chờ sẵn, và những điều khủng khiếp sắp ập lên đầu họ, thay đổi toàn bộ số phận và cuộc đời của họ. Nhưng chính những người đóng vai phản diện trong sự kiện bức hại người tập Pháp Luân Công này, rất nhiều trong số họ cũng có những kết cục bi thảm không kém người bị hại…
Gài bẫy người tập Pháp Luân Công
Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tập luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc được ông Lý Hồng Chí truyền ra rộng rãi trong công chúng từ năm 1992. Đặc điểm của môn tập luyện này bao gồm phần luyện thân thể với 5 bài tập nhẹ nhàng và phần tu tâm tính theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vì trong một thời gian ngắn mà số lượng người theo tập quá đông (theo thống kê của chính quyền Trung Quốc là hơn 70 triệu người vào thời điểm năm 1999), nhiều hơn số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân lo sợ và quyết định “tiêu diệt” Pháp Luân Công. Tuy nhiên, vì không tìm được lý do gì để tiến hành cuộc đàn áp, một cái bẫy được giương ra sẵn và tấm thảm kịch bắt đầu từ ngày 25/4/1999, cách đây 18 năm…
Cựu Ủy viên Bộ Chính trị La Cán vì muốn lập công với ông Giang Trạch Dân, nên trở thành người tiên phong trong việc tiến hành gài bẫy người tập Pháp Luân Công, từ đó lấy lý do để triển khai cuộc đàn áp. Ông này và thân thuộc Hà Tộ Hưu tiến hành một vài hành động để kích động người tập Pháp Luân Công như: viết bài bôi nhọ đăng trên tạp chí của Học viện Giáo dục Thiên Tân, bắt 45 người đi phản ánh sự việc và đánh trọng thương nhiều người khác. Khi người dân yêu cầu thả người thì công an Thiên Tân đã gợi ý cho họ đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và nhấn mạnh chỉ có Bắc Kinh mới giải quyết được việc này.
Sáng ngày 25/4, hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công từ khắp nơi đổ về trung tâm thành phố Bắc Kinh. Lúc đầu lực lượng cảnh sát kéo về Thiên An Môn dự tính ngăn cản, nhưng sau đó cảnh sát lại dẫn đường cho họ tiến vào Trung Nam Hải, cuối cùng hình thành nên điều mà chính quyền mô tả là “cuộc tổng tấn công Trung Nam Hải”.
Tuy nhiên, theo các tư liệu và nhân chứng có mặt tại hiện trường vào ngày hôm đó, thì những người tham gia kháng nghị là tự phát đến Bắc Kinh, hoàn toàn không có tổ chức, khẩu hiệu hay biểu ngữ. Họ theo hướng dẫn của cảnh sát đứng yên, trật tự vòng quanh hai bên cổng chính của Trung Nam Hải.
Khoảng 8h sáng, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã dẫn 3 người đi kháng nghị vào trong nói chuyện, từ đó phát hiện ra rằng vấn đề ở Thiên Tân đã có chỉ thị xử lý nhưng ông La Cán đã ém đi. Thủ tướng Chu Dung Cơ sau khi hiểu rõ tình hình đã để cho Cục Xử lý Khiếu nại nói chuyện với họ. Hơn 8h tối, hội đàm kết thúc, sau khi biết những người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã được thả, đám đông cũng nhanh chóng giải tán và hiện trường rất sạch sẽ.
Tuy nhiên, sự kiện ngày 25/4/1999 đã trở thành cái cớ cho ông Giang Trạch Dân và phe cánh tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Giang đã đề ra chiến lược “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” nhằm “tiêu diệt” môn tu luyện này trong vòng 3 tháng. Rất nhiều sách của Pháp Luân Công đã bị tiêu hủy, thông tin về Pháp Luân Công cũng bị phong tỏa, các kênh truyền thông của nhà nước liên tục phát các chương trình bôi nhọ và vu khống Pháp Luân Công, những người theo tập luyện môn tu luyện này bị tịch thu tài sản, đuổi việc và sách nhiễu. Nếu không chịu từ bỏ đức tin của mình, họ thậm chí bị bắt, tra tấn và giết hại…
Sau sự kiện ngày 25/4, dưới sự ủng hộ của ông Giang Trạch Dân, ông La Cán đã trở thành Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc.
Pháp Luân Công vẫn kiên định sau 18 năm
Một bản báo cáo dài 22 trang của tổ chức Freedom House nhận định: Trong khi ĐCSTQ đổ ra hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi năm để tiêu diệt Pháp Luân Công, những người tập Pháp Luân Công chỉ sử dụng các biện pháp ôn hòa và bất bạo động để đối đãi với cuộc đàn áp này. Họ chủ yếu tập trung vào việc nỗ lực nói rõ sự thật về cuộc bức hại nhân quyền với cảnh sát, công chúng và các quan chức ĐCSTQ.
Tổ chức nhân quyền này nhận định Pháp Luân Công vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc Đại Lục, và nhiều người Trung Quốc vẫn tin vào sự tuyên truyền phỉ báng người tập luyện Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Tuy nhiên, môn tập luyện này đã được phổ biến rộng rãi đến hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Một luật sư người Trung Quốc của tổ chức Freedom House cho biết “Lệnh bắt người vẫn còn tiếp tục được đưa xuống từ những quan chức cấp cao, nhưng trong một số trường hợp, Văn phòng Công an sẽ nói ‘Không, họ chỉ là những người tập luyện để có sức khỏe thôi’”.
Freedom House kết luận: Vào năm 1999, cả trong ngoài nước Trung Quốc, rất ít người dám tin rằng vẫn còn hàng triệu người đang tập luyện Pháp Luân Công bất chấp bị đàn áp trên quy mô lớn.
Ngoài ra, tổ chức này còn cho biết: “Các bằng chứng hiện hữu cho thấy việc mổ cướp nội tạng từ tù nhân Pháp Luân Công để kinh doanh cấy ghép đã diễn ra trên một diện rộng và có thể vẫn đang tiếp diễn.”
Trong khi vẫn chưa rõ chính xác có bao nhiêu người tập Pháp Luân Công bị giết để lấy nội tạng, nhưng báo cáo ước lượng rằng có từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép được thực hiện mỗi năm. Vì sự kém hiệu quả của hệ thống cấy ghép tạng tại Trung Quốc, các nhà điều tra tin rằng trong hầu hết trường hợp, một nội tạng được cấy ghép đồng nghĩa với một nạn nhân đã bị giết.
>> Freedom House: Pháp Luân Công vẫn kiên định sau 17 năm bị đàn áp
Kết cục bi thảm của những người tham gia bức hại Pháp Luân Công
Theo trang Minh Huệ (minghui.org) của Pháp Luân Công thu thập và thống kê 18 năm qua một danh sách bao gồm nhiều người bức hại Pháp Luân Công với thân phận và chức vụ không giống nhau, từ Thường uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự, Chủ nhiệm Phòng 610 (cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công), Phó viện trưởng toà án tối cao, cựu Trưởng đặc khu Hồng Kông, cho đến bình luận viên truyền hình, phóng viên báo chí, nhân viên đồn cảnh sát và cả những chính khách Tây phương gốc Hoa di dân ra nước ngoài, v.v… Trong số họ có những người do tham ô hủ bại mà bị kết án, có người vì đau khổ thành bệnh mà tử vong, có người bị tai nạn xe, có người đột tử, lại cũng có trường hợp cả người thân cũng qua đời, vợ con ly tán, còn có một số gia đình tham nhũng cũng bị bắt giữ…
1. Hệ thống công an kiểm sát và tư pháp
Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hệ thống công an, viện kiểm sát và tòa án góp phần tiến hành các thủ đoạn bắt và giam giữ trái phép, xét xử, kết án, tra tấn và ngược đãi khiến nhiều người bị thương tật, thậm chí tử vong.
Thẩm phán xét xử trái phép người tập Pháp Luân Công bị chết vì ung thư phổi
Ngày 12/11/1999, phiên tòa xét xử “Pháp Luân Công” lần đầu tiên mở tại Hải Khẩu, Thẩm phán trưởng Trần Viên Triêu phán quyết bốn người tập Pháp Luân Công bị giam giữ từ 2 đến 12 năm tù giam. Do nhận được sự ủng hộ từ phía Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và Tòa án tối cao mà Tòa án trung cấp Hải Khẩu được xếp hạng khen thưởng tập thể hạng hai, Trần Viên Triêu được xếp hạng khen thưởng cá nhân hạng hai.
Hai năm sau, Trần Viên Triêu đi xét nghiệm và ngày 18/3/2002 được xác nhận bị mắc bệnh ung thư phổi.
Trong lúc Trần Viên Triêu bị bệnh nằm liệt giường, La Cán chỉ thị cần đẩy mạnh tuyên dương thẩm phán Trần về “thành tích” xét xử “Pháp Luân Công” lần đầu, tại Hải Khẩu còn cử hành báo cáo về Trần Viên Triêu. Trần Viên Triêu được trao giải “Thẩm phán gương mẫu toàn quốc”, danh hiệu “Đảng viên Đảng Cộng sản gương mẫu”, còn được khen thưởng xếp hạng cá nhân “thứ hạng nhất”. Ngày 2/9/2003, Trần Viên Triêu qua đời khi mới 52 tuổi.
Ba thẩm phán ở Thẩm Dương bị mắc bệnh não mà chết
Trương Văn, Phó Viện trưởng kiêm Ủy viên Ủy ban Tư pháp Tòa án khu Thẩm Bắc, Thẩm Dương, Liêu Ninh, giữa tháng 2/2009 đột nhiên mắc bệnh lạ về não, tử vong trên đường tới Bắc Kinh chữa trị. Trước đó, Trương Văn vừa mới tham gia phán xét phi pháp 4 người tập Pháp Luân Công (bao gồm: Vương Tố Mai bị kết án 10 năm tù, Hề Thường Hải 11 năm tù, Tôn Ngọc Thư 8 năm tù, Hoắc Đức Phúc 6 năm tù).
Ngạc An Phúc, Thẩm phán tòa án tân khu Thẩm Bắc, thành phố Thẩm Dương, năm 2001 đã bí mật kết án oan 5 người tập Pháp Luân Công từ 3 đến 8 năm tù giam. Ngày 18/2/2011, Ngạc An Phúc đột nhiên bị xuất huyết não, 2 ngày sau thì tử vong khi mới được 45 tuổi. Theo Minh Huệ, trước lúc lâm chung, Ngạc An Phúc không ngừng nói với các thành viên trong gia đình muốn sám hối: “Hãy mau tìm cho tôi người nào luyện Pháp Luân Công! Mau đi tìm người luyện Pháp Luân Công đi!”
Liễu Diệp, nguyên là Phó viện trưởng Tòa án tân khu Thẩm Bắc, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 10/7/2014, khi Liễu Diệp ra ngoài xử lý công việc với các đồng nghiệp thì bỗng nhiên cảm thấy không ổn, xuất huyết não và tử vong khi mới 56 tuổi.
Vị thẩm phán “gắn bó đến cùng với đảng” đi câu cá bị chết đuối
Uông Cánh Nghiệp là Thẩm phán trưởng Tòa án Hạc Thành, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam. Ngày 21/7/2013, ông này đi câu cá ở một làng ven sông ở Hoài Hóa, khi cá cắn câu, ông ta ra sức kéo mạnh cần câu, nhưng ngược lại đã bị con “cá cắn câu” lôi ngã xuống dòng sông chỉ sâu 2 mét rồi chết đuối, khi đó Uông Cánh Nghiệp mới 48 tuổi. Trước đây, Uông Cánh Nghiệp từng kết án oan ít nhất là 17 người tập Pháp Luân Công, trong đó có ông Phan Kiến Quân bị kết án oan 7 năm tù giam, đến ngày 23/1/2004 thì ông Phan đã bị tra tấn nhục hình đến chết trong tù. Uông Cánh Nghiệp từng phát biểu: “Tôi muốn cùng đảng cộng sản đấu tranh đến cùng.”
“Vệ sỹ nhân dân” gặp tai nạn xe tử vong ly kỳ
Ngày 14/4/2004, bà Nhâm Trường Hà, Cục trưởng Cục công an thị xã Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, trên đường cao tốc từ Trịnh Châu về Đăng Phong đã bị tai nạn chết. Nguyên nhân là chiếc xe hơi chở bà Nhâm Trường Hà đã bị một chiếc xe ô tô tải đi cùng chiều đâm vào đuôi xe. Nhưng, điều kỳ lạ là toàn bộ những người ngồi trong xe đều “bình an vô sự”, duy chỉ có bà Nhâm Trường Hà, ngồi ở vị trí an toàn nhất thì bị chết tại chỗ. Năm đó, bà Hà 40 tuổi.
Theo thông tin đăng tải trên trang Minh Huệ, từ sau khi bà Nhâm Trường Hà nhậm chức Cục trưởng Cục Công an thị xã Đăng Phong vào tháng 4/2001 đã tích cực tham gia bắt giữ, chèn ép dân chúng có khiếu nại kêu oan và bắt giữ rất nhiều người tập Pháp Luân Công. Từng có 4 người tập Pháp Luân Công bởi vì đứng trước trụ sở thị xã Đăng Phong phân phát tài liệu nói rõ sự thật về cuộc bức hại mà bị bắt giữ. Bà Nhâm Trường Hà sau khi biết sự việc đã nói: “Pháp Luân Công thật quá to gan, dám đến cả trụ sở chính quyền phát truyền đơn. Không trị không được.” Kết quả là 4 người tập Pháp Luân Công này đã bị bắt giữ và bị tống giam phi pháp vào nhà tù nữ Tân Hương.
Sau khi bà Nhâm Trường Hà chết, có không ít cảnh sát thị trấn Đăng Phong bàn luận rằng, bà Nhâm Trường Hà là bởi vì ra sức bức hại Pháp Luân Công mà gặp phải báo ứng. Em gái của bà Nhâm Trường Hà cũng nói với mọi người: “Trước đây tôi không tin câu ‘Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ mà Pháp Luân Công nói. Nhưng bây giờ tôi tin đó là thật!”
Ngày 29/10/2008, sau khi bà Nhâm Trường Hà chết bốn năm thì chồng của bà là ông Vệ Xuân Hiểu cũng đột nhiên chết vì chảy máu não. Lúc đó, ông Vệ Xuân Hiểu 45 tuổi, để lại một người con.
2. Hệ thống văn hoá tuyên truyền
Các kênh truyền thông tâm điểm của ĐCSTQ đã phát đi một lượng lớn nội dung dối trá, vu khống người sáng lập Pháp Luân Công, bôi nhọ Pháp Luân Công, kích động thù hận gây ảnh hưởng rất xấu tại Đại Lục và hải ngoại, khiến đông đảo quần chúng nhân dân hiểu lầm Pháp Luân Công, thù hận người tu Pháp Luân Công, tăng thêm sự tàn khốc của cuộc bức hại.
La Kinh, phát thanh viên đài truyền hình
La Kinh là người dẫn chương trình Phát sóng tin tức của Đài truyền hình Trung ương, đã phát sóng rất nhiều nội dung vu khống, công kích Pháp Luân Công. Năm 2008, La Kinh bị phát hiện ung thư tuyến bạch huyết, lưỡi thối rữa, không thể nói được, ngay cả uống nước cũng đau đớn khó chịu đựng. Cuối cùng mỗi lần trước khi ăn cơm, uống thuốc đều phải dùng thuốc tê súc miệng trước. Ngày 5/6/2009, La Kinh chết tại bệnh viện Ung bướu Bắc Kinh, thọ 48 tuổi.
Trần Manh, đạo diễn chuyên mục “Phỏng vấn tiêu điểm”
Chuyên mục “Phỏng vấn tiêu điểm” của Đài truyền hình Trung ương đã chế tác một lượng lớn những tiết mục chuyên đề nhằm hãm hại và vu khống Pháp Luân Công, trong đó có “Vụ tự thiêu tại Thiên An Môn”. Bộ phim này đã bôi nhọ hãm hại Pháp Luân Công, lừa gạt và khiến đông đảo dân chúng trong và ngoài nước hiểu lầm. Trần Manh, đạo diễn chính của bộ phim này đã phát hiện bị ung thư phổi vào tháng 3/008, bị bệnh tật dày vò tới mức đau đớn sống không bằng chết và đã yêu cầu từ bỏ trị liệu. Ngày 23/12 năm đó Trần Manh tử vong, thọ 47 tuổi.
Bốn đời Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình huyện Từ Lợi Hồ Nam liên tiếp tử vong
Bắt đầu từ ngày 20/7/1999, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình huyện Từ Lợi thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ nam theo chân ĐCSTQ dẫn đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong chương trình phát thanh của họ đã bôi nhọ, vu khống và dựng những tấm áp phích bôi nhọ, treo biểu ngữ tại nhiều nơi, vu khống Pháp Luân Công, lừa gạt quần chúng trên truyền hình. Bốn vị cục trưởng của cục này lần lượt mắc bệnh ung thư tử vong, trong đó người trẻ nhất mới hơn 40 tuổi, chết vào tháng 9/2010.
Giám đốc kiêm chủ biên tờ “Nhật báo Hà Nam” bị neo sắt đoạt mệnh
Dương Vĩnh Đức, cựu Giám đốc kiêm Chủ biên tờ “Nhật báo Hà Nam” đã cho đăng tải một lượng lớn những nội dung nhục mạ Pháp Luân Công trên rất nhiều tờ báo mà ông nắm giữ. Dương Vĩnh Tường còn chỉ thị cấp dưới của mình phối hợp với “Phòng 610” của thành phố Trịnh Châu bức hại người tập Pháp Luân Công tại đơn vị của mình. Ngày 9/2/2007, Dương Vĩnh Đức đang nghe điện thoại khi đi du thuyền du lịch tại Việt Nam thì đột nhiên đâm vào một tàu chở than, Dương Vĩnh Đức rơi xuống biển. Chiếc du thuyền vội vã quăng neo dừng thuyền, không ngờ chiếc neo sắt đó lại rơi đúng vào đầu Dương Vĩnh Đức, vì vậy đã khiến ông này mất mạng.
Tổng biên tập “Nhật báo Lai Tây”
Trương Thụ Kiến trong thời gian đảm nhiệm tổng biên tập của tòa báo “Nhật báo Lai Tây” của Thanh Đảo năm 2002 đã viết và đăng tải những bài viết phỉ báng Pháp Luân Công, đồng thời tham gia chuyển hoá, bức hại người tập Pháp Luân Công. Năm 2003, khi Trương Thụ Kiến cùng vợ trên đường đi xe tới Uy Hải thăm con gái thì gặp tai nạn, vợ của Trương bị ngã hôn mê bất tỉnh, bản thân Trương bị gãy xương, còn lái xe thì không hề gì. Sau này khi con gái tốt nghiệp đại học, Trương phát hiện bị ung thư gan, chưa đầy một năm sau thì qua đời.
Biên tập tờ “Vãn báo Đại Khánh” bị đột tử
Triệu Xuân Thu biên tập thời báo hoàn cầu “Vãn báo Đại Khánh”, trên trang do cô chủ biên đã đăng tải bài viết vu khống Pháp Luân Công, vì vậy rất nhiều người tập Pháp Luân Công đã nhiều lần tìm cô để nói sự thật, gửi tài liệu sự thật vào hòm thư của cô, nhưng càng khiến cô này thù hận Pháp Luân Công. Từ chiều tối đến đêm ngày 22/2/2006, trên đường về nhà sau khi hết ca đêm, Triệu Xuân Thu bị hai nhân viên làm thuê bên ngoài uy hiếp, sau khi bị đâm liên tiếp 17 nhát thì tử vong, năm đó Triệu Xuân Thu mới 27 tuổi.
Hạ Vũ Điền, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà hát kịch Trung Quốc ốm chết
Hạ Vũ Điền là Phó chủ tịch Hiệp Hội Nhà hát kịch Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội nhà hát kịch tỉnh Hồ Bắc. Hạ Vũ Điền là thành viên Hiệp hội Phản tà giáo tỉnh Hồ Bắc, được liệt kê vào danh sách đối tượng điều tra của “Tổ chức quốc tế điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công”. Sau này Hạ Vũ Điền đã viết một vở kịch tên là “Khanh Nhân Ký” (Nhật ký lừa người) và hai tiết mục khác phỉ báng Pháp Luân Công. Vào đêm giao thừa năm 2002 của Trung Quốc, Hạ Vũ Điền đột nhiên bị xơ gan cổ chướng cấp tính. Sau đó ông này mắc rất nhiều chứng bệnh như hội chứng tổng hợp sơ cứng gan, bệnh thận, viêm màng bụng tự phát. Ngày 30/7/2004, Hạ Vũ Điền ốm chết năm 66 tuổi.
3. Phòng 610, chức vụ tử thần
“Phòng 610” là tổ chức phi pháp do ông Giang Trạch Dân lập ra chuyên để bức hại Pháp Luân Công, được thành lập vào ngày 10/6/1999. Theo ghi chép của Minh Huệ, quan chức hệ thống “Phòng 610” tại các nơi bị báo ứng vì bức hại Pháp Luân Công đã vượt quá 10.000 vụ.
Lưu Kinh là chủ nhiệm thứ hai của “Phòng 610” của ĐCSTQ, năm đó ông này liên tiếp đích thân tới các nơi, chỉ huy cuộc bức hại Pháp Luân Công. Mỗi nơi Lưu Kinh tới, thì cuộc bức hại tại nơi đó lại tăng cấp, những vụ án tử vong của người tập Pháp Luân Công cũng theo đó mà tăng lên. Lưu Kinh hiện nay mắc bệnh ung thư vòm họng. Lý Đông Sinh là người kế nhiệm của Lưu Kinh thì mất chức ngày 12/12/2013, bị kết án 5 năm tù. Ngoài hai trùm sỏ này, rất nhiều Chủ nhiệm “Phòng 610” tại các địa phương và những người thân thuộc đều liên tục gặp vận hạn. Một vài trường hợp có thể liệt kê như sau:
Kim Đạo Minh, Phó bí thư Ủy ban Nhân dân, Bí thư Ủy ban Hành chính Pháp Luật tỉnh Sơn Tây, Tổ trưởng “Tổ lãnh đạo Duy trì Trật tự Trị an” của tỉnh, trùm sỏ hệ thống “610” đã mất chức vào ngày 27/2/2014, ngày 14/10/2016 bị xử án tù chung thân.
Đỗ Thiện Học, Ủy viên thường vụ Ủy ban Nhân dân, Phó chủ tịch tỉnh Sơn Tây, Tổ phó “Tổ lãnh đạo Duy trì Trật tự Trị an”, Phó lãnh đạo hệ thống “Phòng 610”, ngày 19/6/2014 mất chức, ngày 20/12/2016 bị xử án tù chung thân.
Dương Xuân Duyệt, Chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, chết vào tháng 3/2014 vì bệnh ung thư. Vào năm 2005, Dương Trí Huệ, con trai của Dương Xuân Duyệt lái xe đâm vào gầm xe tải, hộp sọ bị tách mở, chết thảm ngay tại chỗ, lúc đó mới chỉ 28 tuổi.
Ngô Kiến Tinh, cựu Chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Kim Hóa tỉnh Chiết Giang, đột nhiên nhiễm bệnh chết vào ngày 18/3/2014. Trong thời gian Ngô Kiến Tinh phụ trách “Phòng 610” đã phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp, bức hại người tập Pháp Luân Công tại địa phương. Trước khi lâm bạo bệnh, Ngô đã rút về tuyến 2, Ngô vốn định sống những ngày tháng thanh nhàn cuối đời.
Lô Hạc Minh, Phó Bí thư Văn phòng Ủy ban thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Hán Trung, ngày 23/3/2013 khi cùng gia đình đi xe ra ngoài, chiếc xe của Lô đã bị hai chiếc xe tải lớn kẹp vào giữa đâm biến dạng, bản thân Lô, con gái, thư ký và lái xe chết ngay tại hiện trường.
Lý Gia Minh, Chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ tỉnh Hắc Long Giang, ngày 07/7/2012 trên đường đi siêu thị cùng với vợ thì đột nhiên bị tắc nghẽn mạch máu cơ tim và tử vong, thọ 49 tuổi.
Vương Quảng Bình, Đội phó Chi đội Bảo an Cục Công an thành phố Quảng Châu, từ năm 2001 đến năm 2006, đảm nhận chức vụ Phó chủ nhiệm “Phòng 610” thành phố Quảng Châu. Số người tập Pháp Luân Công do đích thân Vương Quảng Bình bức hại phi pháp gồm 395 người, 16 người bị xét xử phi pháp, đưa 3.310 lượt người vào lớp tẩy não. Ngày 10/6/2010, Vương Quảng Bình đột tử chết ngay tại văn phòng, thọ 54 tuổi.
>> Con đường quan lộ kỳ quặc của các Chủ nhiệm ‘Phòng 610’ (Phần 1)
>> Con đường quan lộ kỳ quặc của các Chủ nhiệm ‘Phòng 610’ (Phần 2)
4. Ba trường hợp có kết cục ly kỳ
Hà Tuyết Kiện, cảnh sát đồn công an phường Đông Thành, thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, tháng 11/2005 đã cưỡng hiếp 2 nữ học viên Pháp Luân Công. Hà Tuyết Kiện bị xét xử 8 năm, sau đó ông ta mắc bệnh ung thư dương vật, dương vật và tinh hoàn đều bị cắt bỏ toàn bộ. Hà Tuyết Kiện 3 lần tự sát không thành, sống không bằng chết.
Quách Tòng Quý là người đường Bắc Quan, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, cựu nhân viên văn phòng đường Bắc Quan. Quách Tòng Mẫn từng cố ý nhục mạ người sáng lập Pháp Luân Công, cười nhạo người tập Pháp Luân Công. Ngay trong tháng đó, Quách đột nhiên bị tràn máu não phải đưa tới bệnh viện Bắc Kinh điều trị. Năm 2005, khi Quách đang trả lại nông cụ thì bị một con chó Tây Tạng lớn của nhà hàng xóm xô ngã, miệng ông ta bị cắt nát. Năm 2011 Quách Tòng Quý tử vong vì bị mắc ung thư, thọ 63 tuổi.
Trương Đồng Hưng, giáo sư mỹ thuật Trường Trung học 68 tại thôn Quan Lập, khu Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã từng tổ chức cho học sinh ký tên vào tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công, đồng thời đích thân ông đã vẽ tranh châm biếm, đả kích người sáng lập Pháp Luân Công. Ngày 11/8/2003, khi Trương Đồng Hưng đang câu cá tại đầm cá thôn Quan Lập thì trời đổ mưa như trút nước, ông ta đang tránh mưa dưới gốc cây, thì đột nhiên một tiếng sấm sét rền vang, cùng lúc đó Trương ngã sụp xuống đất chết ngay tại chỗ. Trên đầu ông ta thủng một lỗ lớn, trước ngực, tóc cháy xém, chết rất thê thảm.
(Còn tiếp)
Minh Tâm
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân Nhân quyền Phòng 610 đàn áp Pháp Luân Công